[Bài Thơ] Nguyệt Dạ Ức Xá Đệ (Đêm Trăng Nhớ Em) - Đỗ Phủ

Thảo luận trong 'Thơ Ca' bắt đầu bởi Mộng Nguyệt Cầm, 12 Tháng một 2022.

  1. Mộng Nguyệt Cầm Mộng Nguyệt Vân Khanh

    Bài viết:
    54
    NGUYỆT DẠ ỨC XÁ ĐỆ

    Tên dịch nghĩa: Đêm trăng nhớ em

    Tác giả: Đỗ Phủ

    Ngôn ngữ: Chữ Hán

    Thể thơ: Ngũ ngôn bát cú

    Thời kỳ: Thịnh Đường

    月夜憶舍弟

    戍鼓斷人行,

    秋邊一雁聲.

    露從今夜白,

    月是故鄉明.

    有弟皆分散,

    無家問死生.

    寄書長不達,

    況乃未休兵.

    Phiên âm:



    Nguyệt dạ ức xá đệ

    Thú cổ đoạn nhân hành,

    Thu biên nhất nhạn thanh.

    Lộ tòng kim dạ bạch,

    Nguyệt thị cố hương minh.

    Hữu đệ giai phân tán,

    Vô gia vấn tử sinh.

    Ký thư trường bất đạt,

    Huống nãi vị hưu binh.

    Dịch nghĩa:

    Tiếng trống nơi đồn thú vang lên, không còn ai dám qua lại,

    Một tiếng nhạn kêu ở chốn biên thuỳ mùa thu.

    Từ đêm nay trở đi, sương móc rơi trắng xóa,

    Trăng vẫn sáng tại quê nhà.

    Có các em trai, nhưng đều ly tán,

    Không còn nhà để mà hỏi thăm chúng còn sống hay đã chết.

    Gửi thư về, nhưng thư thường không tới nơi,

    Huống chi chiến tranh vẫn còn chưa thôi.

    Dịch thơ (Bản dịch của Hải Đà) :

    Trống trận dồn mau cản bước người

    Vào thu biên ải nhạn than trời

    Tha phương đêm phủ màn sương trắng

    Cố quận trăng soi ánh tỏ ngời

    Em đấy, thân thương mà cách biệt

    Nhà đâu, sống chết biết nơi nào?

    Gửi thư thăm hỏi hoài không đến

    Binh lửa lan tràn rực khắp nơi.

    Chú thích:

    Bài thơ Nguyệt dạ ức xá đệ ra đời trong khoảng thời gian 15 năm cuối đời của Đỗ Phủ, là khoảng thời gian vô cùng biến động trong cuộc đời nhà thơ. Năm 755, cuộc nổi loạn của An Lộc Sơn - Sử Tư Minh nổ ra, đất nước chìm vào khói lửa binh đao suốt 8 năm ròng rã, vua Đường Huyền Tông phải chạy vào Thục lánh nạn, gia đình Đỗ Phủ cũng tan tác mỗi người một nơi.

    Cảm nhận:

    Đỗ Phủ viết bài thơ này năm 759, lúc đó loạn An Sử đang bước vào giai đoạn khốc liệt, cuộc sống của nhân dân Trung Quốc vô cùng lầm than, cảnh người ly tán xảy ra khắp nơi. Bài thơ thể hiện đậm chất hiện thực khốc liệt lúc bấy giờ: Thể hiện sự căng thẳng, nỗi sợ hãi bao trùm trong chiến tranh hỗn loạn, sự ly tán, mất liên lạc giữa những người thân trong gia đình. Bài thơ ra đời là sự cảm thán của Đỗ Phủ về quê nhà đã mất và nỗi đau xót với hoàn cảnh nước nhà.
     
  2. Đăng ký Binance
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...