Nguyên tắc kế toán là gì? 7 nguyên tắc kế toán cơ bản

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Swaka Nguyệt Lam, 1 Tháng năm 2022.

  1. Swaka Nguyệt Lam Giai Nguyệt Lam

    Bài viết:
    631
    Nguyên tắc kế toán là gì?

    Nguyên tắc kế toán đóng vai trò như các những chuẩn mực, quy ước, chỉ dẫn, hướng dẫn cơ bản nhất mà tất cả các tổ chức, doanh nghiệp phải thực xuyên suốt trong quá trình thực hiện các công việc kế toán và lập các báo cáo tài chính nhằm đảm bảo độ tin cậy thông tin tài chính kế toán cung cấp cho nhiều đối tượng khác nhau, cũng như tạo ra sự nhất quán trong quá trình thực hiện để dễ dàng so sánh đối chiếu.

    [​IMG]

    Trong nguyên lý kế toán thì nguyên tắc kế toán là điều mà người kế toán buộc phải tuân thủ theo.

    7 nguyên tắc kế toán cơ bản trong nguyên lý kế toán

    [​IMG]

    1. Nguyên tắc cơ sở dồn tích

    Mọi nghiệp vụ kinh tế tài chính liên quan đến tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu, chi phi phải được Kế toán ghi Sổ Kế toán vào thời điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điềm thực tế thu hay chi tiền. Các báo cáo tài chính được lập trên cơ sở dồn tích giúp phàn ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp trong quá khứ, hiện tài và tương lai.

    Ví dụ: Doanh nghiệp A ghi nhận một khoản thu 30 triệu đồng vào tháng 6 nhưng đến tháng 9 mới nhận được tiền, tuy nhiên Kế toán vẫn ghi vào Sổ kế toán nghiệp vụ phát sinh vào thời điểm tháng 6.

    2. Nguyên tắc nhất quán

    Các chính sách và phương pháp Kế toán mà doanh nghiệp đã chọn phải được áp dụng thống nhất trong ít nhất 1 kỳ kế toán năm. Trường hợp xảy ra sự thay đổi phải tiến hành giải trình lý do (thông báo với cơ quan thuế) và nêu đầy đủ những ảnh hưởng của sự thay đổi đó đến kết quả kết toán trong phần thuyết minh báo cáo tài chính.

    Ví dụ: Doanh nghiệp B lựa chọn phương pháp khấu hao tài sản cố định theo số lượng, khối lượng sản phẩm trong suốt quá trình hạch toán kế toán năm, nhân viên kế toán chỉ được áp dụng theo phương pháp này.

    3. Nguyên tắc hoạt động liên tục

    Báo cáo tài chính phải lập trên cơ sở giả định doanh nghiệp vẫn đang hoạt động liên tục và sẽ tiếp tục hoạt động bình thường trong thời gian vài năm tới. Trường hợp thực tế khác với giả định, tức doanh nghiệp có ý định hoặc bị buộc ngừng hoạt động có xác định thời gian cụ thể thì báo cáo tài chính phải được lập trên một cơ sở khác và phải giải thích chi tiết cơ sở đã sử dụng để lập báo cáo tài chính đó. Thực hiện theo nguyên tắc này, nhân viên kế toán phải phản ánh toàn bộ tài sản của doanh nghiệp theo giá phí (giá gốc) chứ không phải theo giá thị trường.

    4. Nguyên tắc thận trọng

    Nguyên tắc này yêu cầu kế toán phải lập các khoản dự phòng đúng nguyên tắc và không được lập quá lớn, các khoản dự phòng không đánh giá cao hơn giá trị của tài sản và các khoản thu nhập, không đánh giá thấp hơn giá trị của các khoản nợ phải trả và chi phí, doanh thu và thu nhập chỉ được ghi nhận khi có bằng chứng chắc chắn về khả năng thu được lợi ích kinh tế, chi phí chỉ được ghi nhận khi có bằng chứng chắc chắn về khả năng phát sinh chi phí. Việc tuân thủ nguyên tắc thận trọng giúp doanh nghiệp bảo tồn nguồn vốn, hạn chế rủi ro và tăng khả năng hoạt động liên tục.

    Ví dụ: Công Ty X nhập kho 50 sản phẩm A với giá trị là 170 triệu đồng, do bảo quán không đúng cách nên lô hàng này bị giảm phẩm chất, giá bán ước tính của lô hàng là 80 triệu động. Dựa vào nguyên tắc thận trọng, công ty XX sẽ không ghi nhận giá trị của lô hàng A cao hơn so với giá trị thực tế è Giá trị mà kế toán sẽ ghi sổ cho lô hàng A sẽ là 80 triệu và đồng thời lập dự phòng giảm giá lô hàng là 90 triệu.

    5. Nguyên tác giá gốc

    Mọi tài sản phải được ghi nhận theo giá gốc (giá mà doanh nghiệp bỏ ra để có được tài sản đó). Giá này được tính theo số tiền hoặc khoản tương đương tiền đã trả, phải trả hoặc tính theo giá trị hợp lý của tài sản đó vào thời điểm tài sản được ghi nhận. Nguyên tắc này đòi hỏi kế toán không được tư ý điều chỉnh giá gốc, trừ trường hợp có quy định khác từ trong pháp luật hay chuẩn mực kế toán cụ thễ.


    Nguyên giá = Giá mua tính trên hóa đơn + Chi phí lắp đặt – Chiết khấu giảm giá (nếu có)

    Ví dụ: Ngày 15/02/20xx, doanh nghiệp YY mua một thiết bị trị giá hai tỷ đồng, tuy nhiên doanh nghiệp chỉ mới thanh toán cho người bán 10%, số còn lại sẽ được thanh toán vào tháng sau. Chi phí vận chuyển và lắp đặt chạy thử là hai triệu đồng. Vậy giá gốc/nguyên giá của thiết bị này sẽ là hai tỷ hai triệu đồng.

    6. Nguyên tắc đầy đủ

    Nguyên tắc này yêu cầu doanh nghiệp ghi chép, phản ảnh và bái cái đầy đủ tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến kỳ kế toán, không được bỏ sót.

    7. Nguyên tắc phù hợp

    Yêu cầu việc ghi nhận doanh thu và chi phí phải phù hợp với nhau, tức là kế toán khi thực hiện ghi nhận một khoản doanh thu thì phải đồng thời ghi nhận một khoản chi phí tương ứng có liên quan đến việc tạo ra khoản doanh thu đó, thường bao gồm: Chi phí của kỳ tạo ra doanh thu, chi phí của các kỳ trước hoặc chi phí phải trả liên quan đến chi phí của kỳ đó.

    Ví dụ: Ngày 01/07/20x1, công ty Z có thuê một cửa hàng để kinh doanh. Công ty đã chuyển tiền để trả tiền thuê cửa hàng cho tháng 12 với số tiền là 120 triệu đồng và bắt đầy thuê từ ngày 01/07/20x1. Dựa theo nguyên tắc phù hợp, chi phí sẽ phân bổ đều cho cả 12 tháng => Mỗi tháng sẽ là 10 triệu đồng.
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...