Nguyên tắc Bảo vệ và giữ gìn môi trường biển theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982

Thảo luận trong 'Tổng Hợp' bắt đầu bởi con mèo tháng 11, 18 Tháng năm 2022.

  1. con mèo tháng 11

    Bài viết:
    12
    * Lưu ý: Trong bài viết có tham khảo từ một số nguồn mình có để sẵn nguồn trong bài viết cho các bạn. Nếu só sai sót mong nhận được sự phản hồi từ các bạn.

    Xin cảm ơn rất nhiều!

    BÀI LÀM


    BÀI LÀM

    Theo Điều 1, khoản 4 Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 (Công ước Luật biển 1982) thì môi trường biển được hiểu bao gồm các tài nguyên sinh vật, hệ sinh thái biển (rừng ngập mặn) và chất lượng nước biển, cảnh quan biển. Như vậy, môi trường biển bao gồm không chỉ các vùng biển với các đặc trưng lý hóa của chúng mà còn cả các nguồn tài nguyên sinh vật, vật lý và hóa học của vùng cửa sông, các vùng ngập mặn bao gồm cả trầm tích, các vùng thuỷ triều lên xuống, các vùng đầm lầy, và bầu khí quyển phía trên mặt biển.

    - Vai trò của môi trường biển đối với nhân loại.

    Nhờ có 71% diện tích biển và đại dương bao phủ bề mặt mà môi trường Trái đất có những điểm khác cơ bản so với các hành tinh khác trong hệ Mặt trời. Biển và đại dương được các nhà khoa học công nhận là cội nguồn của sự sống trên Trái đất. Không có biển và đại dương, cuộc sống như được biết hôm nay có thể không tồn tại (Seibol và Berger, 1989)

    (Nguồn: Vai trò quan trọng của môi trường biển đối với đời sống con người - Cổng thông tin điện tử Sở Thông tin và Truyền thông Bắc Giang. https: //stttt. Bacgiang. Gov.vn/chi-tiet-tin-tuc/-/asset_publisher/RcQOwn9w7wOJ/content/vai-tro-quan-trong-cua-moi-truong-bien-oi-voi-oi-song-con-nguoi )

    Biển cả cung cấp cho cuộc sống của con người nguồn tài nguyên vô cùng phong phú và đa dạng như:

    - Biển là môi trường cung cấp nguồn thực phẩm thiết yếu dồi dào cho cuộc sống của con người. Đa dang các loại thủy hải sản như cá, tôm, mực.. không chỉ là thực phẩm các loại hải sản này còn là tiềm lực thúc đẩy kinh tế của các quốc gia điển hình là Việt Nam. Vùng biển Việt Nam có hơn 2.458 loài cá, gồm nhiều bộ, họ khác nhau, trong đó có khoảng 110 loài có giá trị kinh tế cao. Trữ lượng cá ở vùng biển nước ta khoảng 5 triệu tấn/năm, trữ lượng cá có thể đánh bắt hàng năm khoảng 2, 3 triệu tấn.. (Nguồn: Cổng thông tin điện tử Sở Thông tin và Truyền thông Bắc Giang- Vai trò quan trọng của môi trường biển đối với đời sống con người)

    - Biển cung cấp nguồn tài nguyên dầu khí phong phú phục vụ cho nhu cầu con người. Dầu khí là một công cụ hữu hiệu điều tiết vĩ mô của Chính phủ, ngành Dầu khí chính là ngành kinh tế mũi nhọn, bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, bảo đảm tăng trưởng kinh tế của đất nước nhanh và bền vững, cũng như bảo vệ an ninh, chủ quyền quốc gia trên biển, đồng thời có những đóng góp quan trọng trong hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển khoa học công nghệ. Việc khai thác tấn dầu đầu tiên ngày 26/6/1986 cho đến nay ngành Dầu khí đã khai thác được trên 500 triệu tấn dầu quy đổi, trong đó có trên 380 triệu tấn dầu và gần 150 tỉ m3 khí. Doanh thu từ bán dầu đạt trên 150 tỉ USD và nộp ngân sách từ dầu thô trên 80 tỉ USD. (nguồn: Ngành dầu khí đóng vai trò quan trọng trong chiến lược kinh tế biển - Công ty cổ phần lilama 18.1)

    Ngoài hai lợi ích tiêu biểu nêu trên biển cả còn vô vàng những lợi ích khác như: Du lịch, điều hòa khí hậu, giao thương hàng hải, quân sự..

    - Thực trạng môi trường biển hiện nay.

    Khoản 4 Điều 1 Công ước Luật biển 1982 đã đưa ra một khái niệm về ô nhiễm môi trường biển. Ô nhiễm môi trường biển là "việc con người trực tiếp hoặc gián tiếp đưa các chất liệu hoặc năng lượng vào môi trường biển, bao gồm cả các cửa sông, khi việc đó gây ra hoặc có thể gây ra những tác hại như gây nguy hiểm cho sức khoẻ con người, gây trở ngại cho các hoạt động ở biển, kể cả biệc đánh bắt hải sản và các việc sử dụng biển một cách hợp pháp khác, làm biến đổi chất lượng nước biển về phương tiện sử dụng nó và làm giảm sút các giá trị mỹ cảm của biển.

    1. Vấn đề ô nhiễm môi trường biển hiện đang là một trong những mối quan tâm hàng đầu của toàn thể cộng đồng thế giới. Môi trường vùng nước ven bờ đã bị ô nhiễm dầu, kẽm, và chất thải sinh hoạt. Các chất rắn lơ lửng như Si, NO3, NH4 và PO4 cũng ở mức đáng lo ngại. Chất lượng trầm tích đáy biển ven bờ. Nơi cư trú của nhiều loài thuỷ hải sản- cũng bị ô nhiễm. Hiện tượng thủy triều đỏ xuất hiện khá nhiều độ đục, các chỉ số kim loại nặng thường xuyên ở mức khá cao.. từ đó gây nên hiện tượng suy thoái đa dạng sinh học biển không chỉ ảnh hưởng đến sinh vật mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống con người. Hiện Việt Nam đứng thứ tư trên thế giới về ô nhiễm rác thải biển (marine debris), đặc biệt là rác thải nhựa. Một số khu biển ven bờ và cửa sông bị ô nhiễm dầu, chất hữu cơ liên quan tới chất thải sinh hoạt. Đặc biệt là tình trạng ô nhiễm rác thải nhựa. Hay còn có những khu vực rừng ngập mặn tràn ngập túi rác thải nilon. Ngoài ra, hiện lượng chất thải rắn chất thải rắn sinh hoạt phát sinh của 28 tỉnh ven biển nước Việt Nam vào khoảng 14, 03 triệu tấn/năm (khoảng 38.500 tấn/ngày). (nguồn: Trang thông tin điện tử xã Ninh Ích - Ô nhiễm môi trường biển.

    http: //ninhich. Gov.vn/o-nhiem-moi-truong-bien-thuc-trang-nguyen-nhan-va-cac-bienphap_n58631_g838. Aspx )

    Trong thời gian qua nhiều điều ước quốc tế về bảo vệ môi trường biển đã được ký kết như Công ước 1954 về ngăn ngừa ô nhiễm dầu trên biển, Công ước viên 1969 về các biện pháp chống ô nhiễm do các vụ tai nạn trên biển.. Và nguyên tắc bảo vệ và giữ gìn môi trường biển của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển 1982 là một trong những khung pháp lý giúp bảo vệ tối ưu môi trường biển.

    - Nguyên tắc Bảo vệ giữ gìn môi trường biển.

    Trước những vai trò to lớn và thực trạng đáng báo động nêu trên vấn đề bảo vệ môi trường biển đã được các quốc gia vô cùng chú trọng.

    Theo Công ước Luật biển 1982, từ Điều 207 đến Điều 212, ô nhiễm môi trường biển bắt nguồn từ những nguyên nhân sau:

    - Ô nhiễm bắt nguồn từ đất, kể cả các ô nhiễm xuất phát từ các dòng sông, ngòi, cửa sông, ống dẫn và các thiết bị thải đổ công nghiệp;

    - Ô nhiễm do các hoạt động liên quan đến đáy biển thuộc quyền tài phán quốc gia gây ra;

    - Ô nhiễm do các hoạt động tiến hành trong Vùng gây ra;

    - Ô nhiễm do sự nhận chìm;

    - Ô nhiễm do tàu thuyền;

    - Ô nhiễm có nguồn gốc từ bầu khí quyển hay qua bầu khí quyển.

    Trước những nguyên nhân đó Nguyên tắc Bảo vệ và giữ gìn môi trường biển của Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 đã đưa ra những cơ sở pháp lý, phương pháp bảo vệ, chế tài nhằm cải thiện bảo tồn môi trường biển của nhân loại.

    * Nguyên tắc bảo vệ và giữ gìn môi trường biển của Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 đã tạo cơ sở và hành lang pháp lý cho việc gìn giữ môi trường biển, ngăn ngừa ô nhiễm trên biển.

    Bảo vệ môi trường biển góp phần vào việc bảo vệ môi trường sống và tạo điều kiện cho sự phát triển bền vững của xã hội loài người. Chính vì vậy để bảo vệ và gìn giữ môi trường biển đòi hỏi sự nổ lực của từng quốc gia riêng lẻ và hợp tác của cộng đồng quốc tế.

    * Trước hết các quốc gia cần xác định được các biện pháp phù hợp nhằm ngăn chặn, hạn chế tối đa sự ô nhiễm và đồng thời bảo vệ được các sinh vật sống trên biển. Trong trường hợp tiến hành khai thác, việc khai thác sinh vật sống này phải được tiến hành một cách khoa học, hợp lý để đảm bảo bảo tồn và phát triển bền vững. Liên quan đến nội dung của nguyên tắc này, Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982 đã xây dựng những quy định cơ bản về việc bảo tồn sinh vật sống trên biển như:

    " ĐIỀU 117. Nghĩa vụ của các quốc gia có các biện pháp bảo tồn tài nguyên sinh vật của biển cả đối với các công dân của mình

    Tất cả các quốc gia có nghĩa vụ định ra các biện pháp có thể cần thiết để áp dụng đối với các công dân của mình nhảm bảo tồn tài nguyên sinh vật của biển cả hoặc hợp tác với các quốc gia khác trong việc định ra các biện pháp như vậy "

    ĐIỀU 118. Sự hợp tác của các quốc gia trong việc bảo tồn và quản lý tài nguyên sinh vật biển

    ĐIỀU 119. Việc bảo tồn tài nguyên sinh vật của biển cả

    ĐIỀU 145. Bảo vệ môi trường biển.

    * Đối với các hoạt động tiến hành trên biển các quốc gia cần có biện pháp theo đúng Công ước để bảo vệ có hiệu quả môi trường biển nhằm hạn chế, chống lại những tác hại do các hoạt động đó gây ra.

    Ngăn ngừa, hạn chế và chế ngự nạn ô nhiễm môi trường biển, kể cả vùng duyên hải và đối phó với những nguy cơ khác đe dọa môi trường đó, cũng như với bất kỳ sự biến động nào về tình trạng cân bằng sinh thái của môi trường biển, bằng cách, đặc biệt chú ý đến sự cần thiết phải bảo vệ môi trường chống lại những tác hại của những hoạt động như khoan, nạo vét, đào, loại bỏ các chất thải, xây dựng và khai thác hay bảo dưỡng các thiết bị, ống dẫn và các phương tiện khác được sử dụng vào các hoạt động này. Bảo vệ và bảo tồn các tài nguyên thiên nhiên của môi trường biển và phòng ngừa thiệt hại đối với hệ thực vật và động vật ở biển

    * Về việc khai thác tài nguyên thiên nhiên, Điều 192 Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982 quy định:" Các quốc gia có quyền thuộc chủ quyền khai thác các tài nguyên thiên nhiên của mình theo chính sách về môi trường và theo đúng nghĩa vụ bảo vệ và giữ gìn môi trường biển của mình ". Các quốc gia có quyền chủ động khai thác tài nguyên thuộc chủ quyền tuy nhiên quá trình này cần bảo đảm theo chính sách về bảo vệ môi trường không làm ảnh hưởng đên môi trường và sinh vật biển.

    * Việc khai thác, đánh bắt hải sản cũng cần có quy chế giám sát. Không chỉ cần đánh bắt trong vùng biển hợp pháp mà còn cần phải tiến hành khai thác đánh bắt với biện pháp phù hợp nhằm bảo vệ đa dạng sinh học biển, xử lý chất thải trong hoạt động đánh bắt một cách hợp lý tránh gây ô nhiễm môi trường biển. Có sự giám sát và biện pháp cụ thể để theo dõi và khắc phục kịp thời hậu quả ô nhiễm tránh để gây ra hậu quả to lớn ảnh hưởng quốc gia và quốc tế. Để đảm bảo việc này mục 4 của Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982 đã đề ra yêu cầu cần giám sát liên tục và đánh giá về sinh thái.

    ĐIỀU 204. Giám sát liên tục các nguy cơ ô nhiễm và ảnh hưởng của ô nhiễm.

    ".. các quốc gia phải thường xuyên giám sát những tác động của mọi hoạt động mà họ cho phép hay họ tiến hành để xác định xem các hoạt động này có nguy cơ gây ra ô nhiễm môi trường biển hay không.."

    ĐIỀU 205. Việc công bố các báo cáo

    ĐIỀU 206. Đánh giá những tác dụng tiềm tàng của các hoạt động

    * Việc bảo vệ giữ gìn môi trường biển không chỉ là nhiệm vụ của quốc gia mà còn là của cộng đồng quốc tế.

    Vấn đề ô nhiễm môi trường biển ảnh hưởng nghiêm trọng đến tất cả quốc gia trên thế giới không riêng bất kì quốc gia nào. Nó ảnh hưởng đến hoạt động sống của toàn nhân loại và kéo theo nhiều hệ lụy do đó nguyên tắc bảo vệ giữ gìn môi trường biển trong Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982 đặt ra yêu nhiệm vụ đối với tất cả các thành viên đều phải tuân thủ và có biện pháp bảo vệ môi trường biển trong các hoạt động. Và mong muốn hướng đến các nước chưa là thành viên cũng sẽ có cái nhìn tích cực và hưởng ứng theo nguyên tắc của công ước để giữ gìn bảo vệ môi trường biển chung của nhân loại. Do đó việc đặt nó vào trong mối quan hệ và mục đích hòa bình quốc tế là vô cùng quan trọng và cần thiết.

    * Ví dụ minh họa.

    Sự cố của giàn Deepwater Horizon là một sự cố nổ giàn khoan tại giàn khoan bán tiềm thủy di động Deepwater Horizon của hãng dầu khí BP được đánh giá là sự cố tràn dầu lớn nhất lịch sử nước mỹ cho đến thời điểm hiện tại. Vị trí giàn khoan khoảng 64 km về phía tây nam bờ biển Louisiana trong khu vực mỏ dầu khí Macondo Prospect . Sự cố xảy ra vào ngày 20 tháng 4 năm 2010 đã khiến 11 người thiệt mạng và làm 17 người khác bị thương, có 98 người sống sót không bị thương tích. Tai nạn này khiến cho giàn khoan này bị bốc cháy và chìm, gây ra tràn dầu ở một khu vực rộng lớn trong vịnh Mexico gây ảnh hưởng nặng nề đến đời sống hoang dã trong khu vực, đến ngành ngư nghiệp và du lịch các nước trong khu vực chịu ảnh hưởng. (nguồn: 5. Sự cố của giàn Deepwater Horizon - Wikipedia https: //vi. Wikipedia.org/wiki/V%E1%BB%A5_tr%C3%A0n_d%E1%BA%A7u_Deepwater_Horizon )

    Hậu quả lớn nhất của vụ nổ chính là tình trạng dầu từ thềm lục địa phun trào không tài nào kiểm soát được. Theo ước đoán vào thời điểm đó của Tập đoàn BP, lượng dầu phun trào khỏi giàn khoan lên đến gần 1.000 thùng/ngày. Còn theo các ước tính của quan chức chính phủ Mỹ, lượng dầu tràn có lúc đạt đỉnh điểm là 60.000 thùng/ngày.

    Vụ việc đã khiến hơn 1.770 km đường bờ biển phía nam nước Mỹ bị ô nhiễm nghiêm trọng, nặng nhất là ba bang Mississippi, Alabama và Florida. Tính đến năm 2015, có hơn 1.100 cá thể cá heo và cá voi mắc cạn, có sự tác động bởi vụ tràn dầu. Một cuộc khảo sát vào cuối năm 2010 cũng cho thấy có hàng trăm ngàn cá thể rùa biển chịu tác hại của vụ tràn dầu.

    Ngày 4/4/2016, Thẩm phán liên bang thành phố New Orleans, Mỹ, ông Carl Barbier đã thông qua mức án phạt khoảng 20 tỷ USD mà tập đoàn dầu khí khổng lồ của Anh BP phải trả nhằm giải quyết các yêu cầu bồi thường thiệt hại sau sự cố dầu tràn của hãng tại vịnh Mexico năm 2010. Thẩm phán Barbier nêu rõ BP sẽ phải hoàn tất mức án phạt này trong vòng 16 năm.

    Và PB đã phải chi khoản chi hơn 14 tỷ USD cho việc làm sạch và khôi phục vùng biển bị ô nhiễm.

    Từ vụ việc trên có thể thấy nguyên tắc bảo vệ và giữ gìn môi trường biển vô cùng cần thiết và được các quốc gia, cộng đồng quốc tế ủng hộ. Công tác bảo vệ môi trường biển ngày càng được ưu tiên hàng đầu và các biện pháp khắc phục môi trường ngày càng được chú trọng chuyên sâu nhằm giảm thiểu mức ô nhiễm xuống tối đa. Các biện pháp xử lý ngày càng nghiêm khắc và mạnh tay hơn nhằm đảm bảo tính răn đe đối với các hành vi vi phạm.

    Việt Nam tích cực trong việc tuân thủ và thực hiện nguyên tắc bảo vệ và giữ gìn môi trường biển theo Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982. (nguồn: 6. Tư liệu học thuật chuyên ngành nghiên cứu quốc tế - Nhìn lại quá trình thực thi luật biển quốc tế ở Việt Nam từ năm 1994 đến nay.

    https: //nghiencuuquocte.org/2021/07/24/nhin-lai-qua-trinh-thuc-thi-luat-bien-quoc-te-o-viet-nam-tu-1994-den-nay/ )

    Từ những thực trạng ô nhiễm đang diễn ra ý thức được sự nguy hại của ô nhiễm và nhận thức rõ tầm quan trọng của môi trường biển. Việt Nam đã tích cực tham gia quá trình đàm phán xây dựng UNCLOS. Sau khi UNCLOS được thông qua, Việt Nam là một trong 107 nước đầu tiên ký và sớm tiến hành thủ tục phê chuẩn trong đó có phần bổ sung năm 1978 về phòng chống ô nhiễm biển. Bên cạnh đó, Việt Nam còn tham gia hiệp định năm 1994 về thực hiện phần XI của UNCLOS, hiệp định thực thi các quy định của UNCLOS về bảo tồn và quản lý đàn cá lưỡng cư và di cư xa, hiệp định có hiệu lực đối với Việt Nam kể từ tháng 01.2019

    Để hưởng ứng tích cực nguyên tắc Bảo vệ và giữ gìn môi trường biển Việt Nam đã tạo những hành lang pháp lý bằng những hành động cụ thể như: Luật Dầu khí sửa đổi các năm 2008 và 2005 sửa đổi Luật Dầu khí năm 1993, quy định về hoạt động tìm kiếm thăm dò, khai thác dầu khí trong các vùng biển Việt Nam và công tác quản lý hoạt động dầu khí. Trong lĩnh vực bảo vệ và gìn giữ môi trường biển đã được chú trọng, mặc dù chưa có một đạo luật riêng, song vấn đề bảo vệ và gìn giữ môi trường biển cũng đã được đề cập trong Luật Bảo vệ môi trường năm 2014. Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 thay thế Luật Bảo vệ môi trường các năm 1993 và 2005, quy định về hoạt động bảo vệ môi trường, trong đó có môi trường biển và hải đảo.


     
    Mẩu Tũn thích bài này.
Trả lời qua Facebook
Đang tải...