Giấc ngủ đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe bởi đây chính là lúc các tạng phủ nghỉ ngơi, nạp năng lượng sống. Một khi bị mất ngủ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng công việc, đời sống. Theo ước tính của Học viện Y học giấc ngủ Mỹ, có khoảng 10% người trưởng thành bị chứng mất ngủ mãn tính (mất ngủ kéo dài) và từ 15 – 35% người trưởng thành bị chứng mất ngủ cấp tính diễn ra trong vài ngày, vài tuần, thậm chí là đến 3 tháng. Thực tế, chứng này có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai. Vậy người bị mất ngủ thường có các triệu chứng nào và nhìn nhận của Y học cổ truyền về vấn đề này ra rao? Triệu chứng của bệnh mất ngủ Khó đi vào giấc ngủ ban đêm Giấc ngủ bị đứt đoạn, chập chờn, không sâu Thức giấc nhiều lần lúc nửa đêm và khó ngủ lại Cảm giác luôn thiếu ngủ, một mỏi Quan điểm của Đông y về mất ngủ Đông y cho rằng có thể do "vị bất hòa, tắc họa bất an" (dạ dày không tốt nên nằm không yên "; hay" hư lao hư phiền, bất đắc miên "(lao lực phiền muộn nên ngủ không ngon). Bệnh liên quan tới Tâm, Can, Tỳ, Thận. (Ảnh: Hk. Epochtimes. Com) Y học cổ truyền không có khái niệm mất ngủ mà các triệu chứng có thể nằm trong chứng" Tâm căn suy nhược"tức do sự rối loạn ở 3 tạng phủ: Tâm tỳ hư, Can khí uất, Thận âm hư gây nên, cụ thể: Do lo nghĩ quá độ và lam lũ công việc nhiều làm hại đến Tỳ. Đây là tạng phủ có công năng vận hóa đồ ăn thức uống, nếu bị hư không sinh đủ huyết, không dưỡng được Tâm sẽ gây mất ngủ. Do cơ thể suy yếu hoặc bị ốm lâu, Thận âm hao tổn, không nuôi dưỡng được Tâm; Tâm hỏa khô nóng, thần chí không yên gây nên mất ngủ. Do ăn uống không điều độ, thức ăn ứ trệ tại tràng vị lâu ngày thành đàm nhiệt, trở ngại bên trong, gây nhiễu loạn ở bên trên nên nằm không yên. Ngoài ra, còn có trường hợp sợ hãi lo lắng quá, gây nhiễu loạn tâm thần, sợ sệt không yên, nằm ngủ là mơ, hay kinh sợ cũng là nguyên nhân sinh bệnh. Chứng mất ngủ được phân thành nhiều loại, tùy vào thể bệnh, nguyên nhân mà thầy thuốc sẽ dùng những bài thuốc khác nhau. Ví dụ, người mất ngủ do tâm tỳ hư thì phải bổ tỳ khí, khi Tỳ tốt thì sẽ sinh được nhiều huyết dưỡng Tâm, Tâm đủ huyết sẽ ngủ được. Với người Tâm âm huyết hư thì phải bổ âm, tư âm dưỡng huyết, ích khí, an thần.. Phương pháp bấm huyệt đã tồn tại từ hàng ngàn năm. Các nghiên cứu gần đây cho thấy cách điều trị này có tác động tích cực đến giấc ngủ và giúp ngủ ngon hơn. Bấm huyệt cải thiện giấc ngủ 1. Bấm huyệt Nội Quan Cách làm: Dùng ngón tay cái ấn xuống vị trí huyệt Nội Quan, mỗi lần thực hiện khoảng 3 phút cho tới khi cảm thấy vị trí huyệt hơi đau thì ngừng lại. Mỗi ngày nên duy trì ấn huyệt 2 lần, thời gian tốt nhất là vào buổi sáng sau khi thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ. Huyệt Nội Quan nằm ở mặt trước cẳng tay, giữa hai gân cơ gan tay lớn và gan tay bé (gấp bàn tay vào cẳng tay và nghiêng bàn tay vào phía trong cho nổi rõ khe cơ), trên nếp gấp khớp cổ tay 2 thốn, mỗi bên tay một huyệt. (Ảnh: Soha. Vn) Tác dụng: Huyệt Nội Quan có công dụng điều hòa khí huyết, ích tâm, an thần. Kiên trì xoa bóp huyệt vị này có thể hỗ trợ điều trị suy nhược thần kinh, mất ngủ, giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.. 2. Xoa bóp hai bên eo Cách làm: Chà xát hai bàn tay cho nóng lên rồi đặt vào hai bên eo, massage từ huyệt Thận du đến huyệt Đại tràng du (Đại trường du) cho đến khi cảm thấy eo có cảm giác nóng thì ngừng lại. Tác dụng: Theo Y học cổ truyền, eo lưng là phủ của Thận. Việc massage vị trí này có thể ích thận và có lợi cho giấc ngủ. 3. Bấm huyệt Thần Môn Cách làm: Dùng ngón cái bấm vào huyệt Thần Môn ở cạnh cổ tay. Thực hiện đến khi xung quanh huyệt hơi sưng lên, duy trì thêm 30 giây rồi đổi tay. Tác dụng: Thường xuyên kích thích huyệt vị này sẽ hỗ trợ điều trị chứng mất ngủ, mộng mị, hồi hộp, hay quên, động kinh. Các loại trà giúp ngủ ngon 1. Trà hoa tam thất Sử dụng mỗi ngày 2 – 3g hoa tam thất, pha đơn giản như pha trà uống bình thường hàng ngày. Có thể dùng thay nước lọc uống mỗi ngày. Pha một ấm uống đến khi loãng, không còn vị ngọt đắng nữa thì thay nước khác. Loại trà này vừa dễ uống, vị thanh mát, vừa tốt cho sức khỏe, tốt cho hệ thần kinh, giúp cải thiện giấc ngủ một cách hiệu quả hơn. 2. Trà lá tre Nếu bạn lâm vào tình trạng mất ngủ, ban đầu hoặc ngay cả khi đã dùng khá nhiều loại thuốc an thần mà hiệu quả còn hạn chế, thì ngoài các loại trà an thần có tiếng như trà tâm sen, trà lá vông bạn có thể sử dụng trà lá tre giúp an thần, trị chứng mất ngủ do mắc bệnh có sốt cao, khiến khô môi miệng khát, tinh thần bất định, mê sảng.. Cách làm: Lá tre tươi 30, Đăng tâm thảo 5g. Hai thứ cho vào bình kín, nấu với nước sôi, sau chừng 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Trà lá sen là loại trà giúp ngủ ngon có nhiều công dụng giúp cho bạn được an thần và dễ dàng ngủ ngon hơn. 3. Trà hoa cúc Hoa cúc có vị đắng, tính mát vào 3 kinh can, phế, có tính an thần nhẹ nên sau những ngày làm việc mệt mỏi sẽ giúp cơ thể được thoải mái và dễ chịu. (Ảnh: Twgram. Me) Theo Đông y, hoa cúc có vị đắng, tính mát vào 3 kinh Can, Phế, Vị có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, giải cảm rất tốt. Ngoài ra, còn có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm nhiễm nên rất tốt cho những người bị bệnh ngoài ra như nấm da, mụn nhọt. Hoa có tính an thần nhẹ nên sau những ngày làm việc mệt mỏi sẽ giúp cơ thể được thoải mái và dễ chịu, những ai hay bị mất ngủ thường xuyên nên uống một ly trà hoa cúc trước khi ngủ sẽ giúp tinh thần thư thái và dễ đi vào giấc ngủ. Cách pha trà: Mua gói hoa cúc khô (dùng để pha trà) trong siêu thị hoặc hiệu thuốc Đông y, cho một nắm nhỏ hoa cúc vào tách, thêm nước nóng rồi chờ khoảng 5 phút rồi uống. Có thể cho thêm chút đường, mật ong trà sẽ ngon hơn nhiều. 4. Trà tâm sen Nhiều nghiên cứu cho thấy, tâm sen có thể làm giãn cơ trơn thành mạch máu, giảm trở lực huyết quản, phòng chống rối loạn nhịp tim, hay hồi hộp, đánh trống ngực, chống oxy hóa, cải thiện lưu lượng tuần hoàn máu, giúp ngủ ngon hơn. Cách pha trà tâm sen: Tâm sen 3g cho vào ấm hoặc cốc, thêm nước sôi, để tầm 5 – 10 phút cho ngấm. Có thể uống trà này ngày 3 lần, tối sẽ ngủ ngon hơn.