Nguyên nhân trẻ hay bị ho về đêm và gần sáng

Thảo luận trong 'Gia Đình' bắt đầu bởi Admin, 15 Tháng sáu 2016.

  1. Admin Nothing to lose.. your love to win..

    Bài viết:
    4,094
    Trẻ bị ho về đêm

    Trẻ ít ho về ban ngày hoặc chỉ ho trong lúc ngủ trưa và có hiện tượng ho nhiều về đêm & gần sáng bởi vì ban ngày là thời điểm trẻ vận động nhiều, các chất nhờn & đờm trong cổ họng tiết thoát ra ngoài 1 cách dễ dàng hoặc bị long ra và tiêu xuống đường tiêu hóa. Ban đêm khi nằm ngủ, các chất tiết ứ đọng sẽ chảy dồn về cổ như đờm, nhớt gây kích thích ho, thậm chí khiến trẻ bị nghẹt thở. Đây là tình trạng hay gặp ở rất nhiều trẻ bị ho nên nếu con bạn có bị ho về đêm thì cũng đừng nên lo lắng quá trừ khi trẻ ho quá lâu.

    Nếu trẻ ho nhiều suốt đêm sẽ thành mãn tính, nếu bé ho nhiều cả ban ngày khi thức lẫn ban đêm điều đó có thể là những bất thường cần cho trẻ đi khám và theo dõi. Tuy nhiên cần phải kết hợp tất cả các triệu chứng để chuẩn đoán bệnh cho chính xác vì nếu không tìm hiểu kĩ thông tin về bệnh, đa số sẽ kết luận nhầm thành bệnh viêm họng, viêm phổi. Như thế dùng thuốc sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ.


    [​IMG]

    Các bác sỹ hiện nay thì đa số đều thuộc loại vô tâm nhất là ở bệnh viện lớn (nhất là ngoài bắc - mình đã từng phải cho con gái mình bay từ Hà Nội vào Sài Gòn khám vì không thể chịu nổi cách phục vụ bệnh nhân tại bệnh viện nhi Hà Nội) hoặc nếu có tâm thì chuyên môn không cao chuẩn đoán không chính xác khiến trẻ thuốc thì vẫn phải dùng mà bệnh thì vẫn không khỏi. Nhiều khi đi bệnh viện hôm bác sỹ này khám lại kê 1 đơn thuốc hôm bác sỹ khác khám lại kê 1 đơn thuốc khác, mà uống bao nhiêu loại vẫn không khỏi. Tìm được bác sỹ vừa có nhiều thời gian, vừa có tấm lòng tốt vừa có chuyên môn cao thì chỉ có khả năng tự mình lên làm bác sỹ thì mới được như vậy thôi. Vậy nên tốt nhất là các bạn nên tự nghiên cứu & hiểu được bệnh tình con mình thì có thể giúp cho con nhanh được khỏi bệnh hơn.

    Vì vậy mà như mình nói ở trên thì đa số trẻ bị ho đêm mà ít ho ban ngày là do các chất gây bệnh dồn về cổ họng khi trẻ nằm khiến trẻ kích thích ho & khó thở, nguyên nhân thứ 2 có thể do lạnh và thứ 3 là do trào thực quản.

    Và khi bạn đã hiểu được bản chất của vấn đề rồi thì cũng sẽ có nhiều phương pháp để giảm bớt cơn ho cho trẻ và một trong số đó là các cách sau:

    Để đề phòng trẻ bị lạnh về ban đêm thì bạn nên:

    - Khi trời lạnh thì phải giữ ấm chân, ngực, cổ cho bé bằng cách xoa một ít dầu chàm vào lòng bàn chân bé, đeo tất & đeo khăn quàng giữ ấm cổ cho bé khi đi ngủ. Các điều này nên làm với trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi, bé lớn hơn có thể không cần. Vì bé lớn hơn thân nhiệt ổn định hơn việc mặc quá nhiều quần áo hoặc đắp quá nhiều chăn khi ngủ có thể gây nóng và đổ mồ hôi. Nên mặc thoáng mát nhưng vẫn đắp chăn đủ ấm khi đi ngủ. Nếu bé có mồ hôi thì chịu khó lau cho bé tránh để mồ hôi thấm ngược trở lại gây cảm lạnh & ho.

    - Nếu là mùa hè phải bật quạt vì trẻ đã ho thường khó thở nên tránh để quạt trực tiếp vào người hoặc có quạt thì nên đắp chăn mỏng & khăn ở các vị trí kể trên và không được để gió qua mặt làm bé càng khó thở. Không ngủ trong phòng kín, không được bật điều hòa.

    - Giỏ nước muối sinh lý làm sạch đường mũi & để trẻ nằm nghiêng khi ngủ cho dễ thở.

    - Trước khi đi ngủ có thể cho bé uống một ít mật ong chưng cách thủy để giữ ấm cơ thể & giảm đờm - áp dụng với trẻ trên một tuổi.

    - Để đờm không chảy dồn về cổ họng thì bạn nên kê gối cao hơn cho trẻ và cho trẻ nằm nghiêng sang một bên.

    - Ban ngày nếu bé thích nô đùa thì nên cho bé hoạt động vui chơi giúp cơ thể được thoải mái vừa khoẻ hơn vừa giúp long đờm trong quá trình hoạt động. Không nên thấy ốm mà chỉ bế hoặc bắt nằm một chỗ không cho chơi. Tuy nhiên cũng nên tránh cho trẻ vận động quá nhiều quá mệt buổi tối đi ngủ cũng gây ho.

    - Nên đóng bỉm loại tốt vào ban đêm cho bé để tránh tiểu đêm gây lạnh & ho.

    - Khi bé ho, các bạn chụm 5 đầu ngón tay và vỗ nhẹ đều đều vào lưng bé theo chiều về phía miệng khi bé nằm nghiêng cũng sẽ giúp đờm long ra và giảm ho.

    - Đảm bảo cho bé uống đủ nước trong ngày để cơ thể khoẻ mạnh, nước ấm càng tốt vì giúp làm loãng đờm tốt hơn nước lạnh.

    Trẻ cứ nằm ngủ là ho

    Ngoài ra nguyên nhân gây ho còn do trào ngược dạ dày nên các mẹ không nên cho bé ăn uống ban đêm, không cho ăn sát giờ đi ngủ. Phải cách trước giờ đi ngủ ít nhất khoảng 2 tiếng để thức ăn kịp tiêu hóa tránh khi nằm trào ngược lên làm bé bị kích thích ho. Trường hợp cho các bé ăn đồ tiêu lâu như trứng, thịt, các đồ uống như sữa, nước ngọt, cần có thời gian lâu hơn, tránh hiện tượng trào ngược gây ho không đáng có cho trẻ.

    Trung bình 1 tuần Viện Tai Mũi Họng TƯ tiếp nhận hàng trăm bệnh nhi từ 1 tới 10 tuổi nhập viện trong những cơn ho sặc sụa, liên tục. Nguyên nhân không hoàn toàn do thời tiết lạnh giá, mà chủ yếu bởi các cháu bị cha mẹ thường xuyên ép uống sữa, nước hoa quả, ăn bánh ngay trước khi đi ngủ.

    Đây là triệu chứng ho ngang (ho khi ngủ, nghỉ, trong tư thế nằm ngang) do trào ngược dạ dày, thực quản. Ho ngang thường xảy ra với trẻ nhỏ hay ăn, uống sát giờ đi ngủ; thức ăn không kịp tiêu hóa cùng lượng dịch vị tiết ra nhiều hơn trong giấc ngủ gây ứ, trướng dạ dày. Sau một thời gian dài ăn, uống đêm liên tục, các cơ của trẻ suy yếu, không khép kín được miệng trên của dạ dày, tạo điều kiện cho các chất dịch ứ trong dạ dày trào ngược lên thực quản, rỉ ra họng, tràn vào thanh quản gây ho sặc từng cơn.

    [​IMG]

    Nếu bạn kiên trì áp dụng tất cả các cách trên + kết hợp với các bài thuốc dân gian chữa ho cho bé thì chẳng mấy mà bé sẽ trở lại khoẻ mạnh như thường mà không cần dùng thuốc.

    Đối với trẻ em và với bệnh tật chúng ta cần phải kiên trì, cần giữ cho cái đầu sáng suốt, không nên nóng vội sốt ruột thường làm hại bé hơn là giúp bé nhanh khỏi bệnh nếu bé vẫn vui chơi & sinh hoạt bình thường, không có các biểu hiện thái quá. Bệnh gì rồi cũng sẽ khỏi chỉ cần chúng ta kiên trì & sáng suốt.

    Chúc các bé nhanh khỏi bệnh.

    Tài trợ:

    Vòng Dâu Tằm Cho Bé Ngủ Ngon, Không Khóc Đêm
     
    Chỉnh sửa cuối: 15 Tháng năm 2019
  2. Đăng ký Binance
  3. Admin Nothing to lose.. your love to win..

    Bài viết:
    4,094
    Giải đáp, tư vấn của bác sĩ về cơn ho đêm của trẻ

    Câu hỏi:

    Con tôi đã 2 tuổi, nhưng bé rất hay bị ho và bé thường ho nhiều vào ban đêm khi ngủ. Tôi có đưa con đến bác sỹ khám uống thuốc xong bé có đỡ, nhưng sau này lại bị lại. Bác sỹ có thể tư vấn cho tôi biết bệnh của con tôi có nguy hiểm không, làm sao để con bớt ho được.

    Bác sỹ Nguyễn Thị Kiểm:

    Chào bạn, tôi nghĩ bạn không nên quá lo lắng về việc bé ho nhiều. Bởi ho là triệu chứng thường gặp khi thời tiết thay đổi từ nóng sang lạnh, ho cũng là một phản xạ sinh lý có tính bảo vệ cơ thể nhằm tống ra khỏi đường hô hấp các chất dịch, đờm do phế quản hay phổi tiết ra hoặc các dị vật từ ngoài lọt vào như thức ăn, bụi.. Do đó, ho được coi là một cơ chế bảo vệ bộ máy hô hấp, giúp làm sạch đường hô hấp.

    Sở dĩ bé nhà bạn không ho vào ban ngày vì thời điểm này bé đang ở tư thế vận động, các chất nhầy thoát ra ngoài một cách dễ dàng. Ban đêm khi bé ngủ, các chất nhầy ứ đọng trong cổ gây kích thích ho. Chính đờm nhớt sẽ làm bé nghẹt thở, khó chịu không ngủ được và quấy khóc suốt đêm. Bé có thể đau bụng, ho đỏ mặt và cong người vì khi ho, các cơ ở bụng co lại, đẩy cơ hoành lên, tống đờm ra khỏi cổ. Nếu đột ngột thấy trẻ ho sặc sụa, không bị sốt nhưng khó thở, mặt tái đi thì có thể do trẻ đã bị một dị vật vào đường hô hấp.

    Bé ho về đêm cũng có thể do bị cảm lạnh, bị viêm mũi xoang nên đờm nhầy từ mũi xoang chảy xuống họng kích thích gây ho khi ngủ. Bé bị hen cũng hay ho về đêm do đường thở có khuynh hướng tăng nhạy cảm, dễ kích ứng về đêm.

    Khi bé bị ho nhiều về đêm bạn cũng có thể áp dụng một số bài thuốc dân gian để bé bớt cơn ho. Bạn có thể hấp mật ong với quất, mật mong với lá hẹ, chanh.. chắt lấy nước cho con uống ngày 3 – 4 lần. Những cách này giúp bé nhà bạn giảm ho hiệu quả, đây cũng là những cách rất lành tính.

    Bên cạnh đó, bạn hãy hạn chế cho con ăn uống sát giờ trước khi đi ngủ. Tốt nhất, giờ ăn và giờ ngủ của con cách nhau ít nhất một giờ đồng hồ. Trước khi cho con đi ngủ, hãy cho con uống một thìa mật ong ấm. Mật ong ấm sẽ giúp con hạn chế cơn ho, làm cơn ho dịu đi và giúp con ngủ ngon hơn.

    Khi ngủ, hãy kê cao gối cho bé, đầu và vai cao hơn thân, ngăn đờm nhớt hay nước mũi chảy xuống họng. Hãy giữ ấm cho bé khi ngủ, không hở bụng, hở tay dễ khiến bé bị nhiễm lạnh và ho nhiều hơn.

    Nếu bé bị ho nhiều, bạn nên cho con uống nhiều nước, ăn cháo loãng, dễ tiêu, hạ chế ăn các loại thức ăn kích thích bé ho nhiều hơn như tôm, cua, ghẹ.. Tránh cho con xa các môi trường ô nhiễm như nhiều khói thuốc, bụi đường.. Điều này cũng khiến bé bị ho nhiều hơn.

    Khi bé bị ho kéo dài, kèm triệu chứng như sổ mũi, ho sâu, khó thở, đau bụng bố mẹ nên đưa con đến khám bác sỹ. Tuyệt đối không sử dụng các loại kháng sinh và thuốc giảm ho cho con khi chưa có sự chỉ định của bác sỹ.

    Bạn cũng nên chú ý rèn luyện sức khỏe cho bé, bảo đảm cho không khí trong nhà được lưu thông, thường xuyên đưa bé ra hoạt động ở ngoài trời.

    Trẻ nhỏ khó thích ứng với không khí bên ngoài, chức năng điều tiết nhiệt độ của cơ thể cũng chưa phát triển hoàn thiện. Vì vậy, bạn phải tùy theo thời tiết mà mặc thêm quần áo cho bé. Máy điều hòa nhiệt độ không nên mở nhiệt độ quá thấp, nhiệt độ trong nhà và ngoài trời không nên chệnh lệnh quá 5 độ C.

    Chúc bé nhà bạn mau khỏi bệnh.
     
    Mèo A Mao Huỳnh Mai thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 3 Tháng tư 2017
  4. Admin Nothing to lose.. your love to win..

    Bài viết:
    4,094
    Nhiều lý do trẻ ho về đêm

    Ho là một triệu chứng hay gặp, nhất là khi thời tiết thay đổi từ nóng sang lạnh, hít phải nhiều bụi, khói, khói bếp, khói lò.. Ho là một phản xạ sinh lý có tính bảo vệ cơ thể nhằm tống ra khỏi đường hô hấp các chất dịch, đàm do phế quản hay phổi tiết ra hoặc các dị vật từ ngoài lọt vào như: Thức ăn, bụi.. Do đó, ho được coi là một cơ chế bảo vệ bộ máy hô hấp, ho là phản xạ tốt giúp con tống đờm dãi, giúp làm sạch đường hô hấp. Ho không phải là bệnh mà là triệu chứng của nhiều bệnh.

    Vào mùa lạnh, các bé dễ bị mắc các bệnh về đường hô hấp. Các bệnh này đều có chung đặc điểm như ho có đờm, ho sâu, tiếng ho khan và kèm sổ mũi. Để xác định rõ ràng bé bị ho do nguyên nhân gì, chỉ có thể nhờ bác sỹ thăm khám thì mới xác định rõ được.

    Nhưng bé có thể cũng bị ho vì bé đi ngủ ngay sau khi ăn uống hoặc do ban ngày con trẻ vui đùa, chạy nhảy quá nhiều.

    Với các bé bị ho về đêm, hoặc ho lúc ngủ trưa, sặc từng cơn, dẫn đến nôn trớ, đây là triệu chứng của ho ngang. Bé bị ho do khi ngủ, nghỉ, con nằm trong tư thế ngang, do "trào ngược" dạ dày, thực quản.

    Ho "ngang" thường xảy ra với các bé hay ăn uống sát giờ đi ngủ, thức ăn không kịp tiêu hóa cùng lượng dịch vị tiết ra nhiều hơn trong giấc ngủ, gây ứ, trướng dạ dầy. Sau một thời gian dài ăn uống đêm liên tục, các cơ của bé suy yếu, không khép kín được miệng trên của dạ dày, tạo đều kiện cho các chất dịch ứ trong dạ dày, trào ngược lên thực quản, rỉ ra họng, tràn vào thanh quản, gây ho sặc từng cơn.


    Không nên xem thường cơn ho về đêm của trẻ

    Nhiều bé không ho vào ban ngày vì thời điểm này bé đang ở tư thế vận động, các chất nhầy tiết thoát ra ngoài một cách dễ dàng. Nhưng ban đêm, khi ngủ, các chất nhày ứ đọng trong cổ gây kích thích ho. Chính đờm nhớt sẽ làm bé nghẹt thở, khó chịu không ngủ được và quấy khóc suốt đêm. Bé có thể đau bụng, ho đỏ mặt và cong người vì khi ho, các cơ ở bụng co lại, đẩy cơ hoành lên, tống đờm ra khỏi cổ. Nếu đột ngột thấy trẻ ho sặc sụa, không bị sốt nhưng khó thở, mặt tái đi thì có thể do trẻ đã bị một dị vật vào đường hô hấp.

    Trẻ ho về đêm cũng có thể do bị cảm lạnh, bị viêm mũi xoang nên đờm nhầy từ mũi xoang chảy xuống họng kích thích gây ho khi ngủ. Trẻ bị hen cũng hay ho về đêm do đường thở có khuynh hướng tăng nhạy cảm, dễ kích ứng về đêm. Ở những trẻ hen, cơn ho dài và dày khiến trẻ mệt mỏi. Khi trẻ ho nhiều sẽ kích thích phản xạ hầu họng gây nôn trớ.

    Với các bé bị ho về đêm hoặc ho lúc ngủ trưa, sặc từng cơn dẫn đến nôn trớ, đây là triệu chứng của ho do trào ngược dạ dày – thực quản. Trẻ bị chứng trào ngược, van dạ dày không tốt, vì vậy, thức ăn và dịch tiết trào ngược lên đường hô hấp dễ gây viêm đường hô hấp. Ho thường xảy ra với các bé hay ăn uống sát giờ đi ngủ, thức ăn không kịp tiêu hóa cùng lượng dịch vị tiết ra nhiều hơn trong giấc ngủ, gây ứ, trướng dạ dày. Sau một thời gian dài ăn uống đêm liên tục, các cơ của bé suy yếu, không khép kín được miệng trên của dạ dày, tạo đều kiện cho các chất dịch ứ trong dạ dày trào ngược lên thực quản, rỉ ra họng, tràn vào thanh quản gây ho sặc từng cơn.


    Trẻ bị ho đêm cần phải chăm sóc như thế nào?

    Đa số khi thấy con bị ho đêm, các bố mẹ thường áp dụng một số các bài thuốc dân gian để giúp con bớt ho. Có thể hấp mật ong với quất, mật ong với lá húng chanh, lá hẹ.. chắt lấy nước cho con uống ngày 3 – 4 lần. Những cách này giúp cho bé giảm ho hiệu quả và lành tính.

    Bên cạnh đó, bố mẹ hãy hạn chế cho con ăn uống sát giờ trước khi đi ngủ. Tốt nhất, giờ ăn và giờ ngủ của con cách nhau ít nhất một giờ đồng hồ. Trước khi cho con đi ngủ, hãy cho con uống một thìa mật ong ấm. Mật ong ấm sẽ giúp con hạn chế cơn ho, làm cơn ho dịu đi và giúp con ngủ ngon hơn. Các bố mẹ cũng lưu ý không dùng mật ong cho bé dưới 1 tuổi.

    Khi ngủ, hãy kê cao gối cho con ngủ, đầu và vai cao hơn thân, ngăn đờm nhớt hay nước mũi chảy xuống họng. Hãy giữ ấm cho con khi ngủ, không hở bụng, hở tay dễ khiến con bị nhiễm lạnh và hôn nhiều hơn.

    Nếu con bị ho nhiều, bố mẹ nên cho con uống nhiều nước, ăn cháo loãng, dễ tiêu, hạ chế ăn các loại thức ăn kích thích bé ho nhiều hơn như tôm, cua, ghẹ.. Tránh cho con xa các môi trường ô nhiễm như nhiều khói thuốc, bụi đường.. Điều này cũng khiến bé bị ho nhiều hơn.

    Với các bé bị ho đêm kéo dài hơn 5 ngày, kèm theo các triệu chứng như sổ mũi, ho sâu, khó thở, đau bụng, bố mẹ nên đưa con đến khám bác sỹ. Tuyệt đối không sử dụng các loại kháng sinh và thuốc giảm ho cho con khi chưa có sự chỉ định của bác sỹ.

    Bồi dưỡng cho bé có thói quen không kén ăn. Bình thừơng cho bé uống nhiều nước, nhất là trong thời gian bé bị ho, nếu như trong cơ thể thiếu nước, thì đờm trong họng sẽ đặc lại khó ho ra được. Chú ý ít ăn những thức ăn ngọt và đồ lạnh.

    Chú ý rèn luyện sức khỏe, bảo đảm cho không khí trong nhà được lưu thông, thường xuyên đưa bé ra hoạt động ở ngoài trời.

    Trẻ nhỏ khó thích ứng với không khí bên ngoài, chức năng điều tiết nhiệt độ của cơ thể cũng chưa phát triển hoàn thiện. Vì vậy, các bậc cha mẹ phải tùy theo thời tiết mà mặc thêm quần áo cho bé. Máy điều hòa nhiệt độ không nên mở nhiệt độ quá thấp, nhiệt độ trong nhà và ngoài trời không nên chệnh lệnh quá 5 độ C.


    Ngoài ra ba mẹ cũng có thể tự chế thuốc cho bé uống trị ho đơn giản như sau

    - Nấu cháo gừng hành có thể chữa ho do bị phong hàn. Cách nấu: Gạo 50 gam, gừng 5 lát, hành 5 cây và một thìa dấm, nấu đến khi cháo sắp nhừ cho hành, gừng, dấm vào quấy đều, rồi ăn nóng.

    - Canh trứng nấu với mật ong. Chủ yếu chữa ho lâu, ít đờm. Cách nấu: 300 ml nước đun sôi, sau đó đánh một quả trứng đổ vào nước sôi, rồi cho một thìa mật ong vào là được.

    - Bách hợp nấu chè đỗ xanh. Thích hợp cho những người phổi yếu, ho lâu không khỏi. Cách nấu: Bách hợp 50 gam, đỗ xanh 30 gam. Đỗ xanh ninh sắp nhừ cho bách hợp vào, nấu cho đến khi đỗ nhừ, cho một ít mật ong vào là được.

    - Xuyên bối mẫu nấu với lê. Thích hợp cho những người bị ho và nhiều đờm. Cách nấu: Một quả lê, bột Xuyên bối mẫu 3 gam, đường phèn 15 gam. Lê gọt bỏ vỏ, nấu với Xuyên bối mẫu và đường phèn khoảng nửa tiếng là được. Uống nước và ăn lê.

    - Vừng nấu với bột quả óc chó. Thích hợp cho những người bị ho do phổi yếu, ít đờm. Cách nấu: Vừng 15 gam, bột óc chó 15 gam, đường phèn 12 gam. Vừng và quả óc chó rang thơm, rồi nghiền thành bột, cho đừơng phèn pha nước sôi rồi uống.
     
    Mèo A Mao Huỳnh Mai thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 3 Tháng tư 2017
Trả lời qua Facebook
Đang tải...