Nguyên nhân dẫn đến bạo lực mạng

Thảo luận trong 'Cuộc Sống' bắt đầu bởi Gà con chiu chiu, 30 Tháng một 2023.

  1. Gà con chiu chiu

    Bài viết:
    3
    Mạng xã hội ngày càng phát triển, con người kết nối với nhau nhanh hơn, thuận tiện hơn, phạm vi rộng hơn.. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích mà mạng xã hội mang lại, tình trạng bạo lực mạng cũng ngày càng diễn biến phức tạp, để lại hậu quả nặng nề cho nhiều nạn nhân không may trở thành đối tượng tấn công của cả cộng đồng. Những nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng đáng báo động này?

    NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN BẠO LỰC MẠNG

    [​IMG]

    Lạm dụng quyền tự do ngôn luận


    Trong bối cảnh bùng nổ của internet và mạng xã hội, thông tin càng trở nên phức tạp và khó kiểm soát. Thông qua các trang thông tin điện tử và mạng xã hội, người dùng có thể tự do bày tỏ ý kiến, quan điểm, đăng tải hay lan truyền bất cứ thông tin gì thông qua tài khoản cá nhân của mình mà không chịu bất kỳ giới hạn nào. Việc thể hiện quyền tự do ngôn luận của mỗi người chưa bao giờ trở nên dễ dàng và có sức lan truyền nhanh chóng đến thế. Nhưng chính điều này cũng mang đến những nguy cơ khi quyền này bị lạm dụng, nhất là khi những người đăng tải thông tin trên không gian mạng có quan điểm sai trái, thái độ cực đoan, nhận thức pháp luật chưa đầy đủ..

    Do không sợ bị phát hiện


    Các cuộc bạo lực trực tiếp hoặc ẩn danh sẽ tiềm ẩn nguy cơ bị phát hiện cao, tuy nhiên những hành vi bạo lực mạng bằng các tài khoản ảo sẽ khó điều tra hơn, nguy cơ bị phát hiện sẽ thấp hơn. Vì không sợ bị phát hiện nên bản thân kẻ thực hiện không cảm thấy sợ hãi mà ngược lại còn gia tăng mức độ nghiêm trọng của hành vi với mục đích nhục mạ danh dự, nhân phẩm của nạn nhân.

    Thiếu sự đồng cảm


    Những kẻ bắt nạt trên mạng không thể nhìn thấy nỗi đau mà họ gây ra và do đó không thể tưởng tượng được sự rối loạn mà họ đã khiến nạn nhân của mình phải trải qua. Trên thực tế, nhiều kẻ bắt nạt trên mạng đã bị lật đổ và bị thẩm vấn sau khi sự việc xảy ra và họ nói rằng hành động đó khiến họ cảm thấy mình vui vẻ và mạnh mẽ.

    Do bản thân họ coi đấy như việc giải trí, lấy việc bạp lực mạng làm thú vui


    Những người bắt nạt, bạo lực mạng xã hội họ sẽ chẳng bao giờ bắt đầu hình dung được những hậu quả mà việc này mang lại, họ chỉ xem đây là một trò chơi của mình. Và ở trên phương diện là người đi công kích thì chẳng bao giờ quan tâm đến cảm xúc của người khác mà chỉ quan tâm đến việc thỏa mãn những nhu cầu của bản thân mình. Và họ cho rằng việc bạo lực mạng xã hội này nó chính là một thú vui mà hầu hết trang mạng xã hội nào đều cũng sẽ có, đôi khi cuộc sống của họ đã quá nhàn rỗi, không có những điểm nhấn nên họ càng phải đi tạo ra những điểm nhấn để thỏa mãn được những cảm giác có được thành công của mình.

    Luôn tự cho rằng bản thân mình có quyền


    Có những người họ lúc nào cũng cho bản thân của mình là đúng, họ luôn cho rằng bản thân của mình có quyền được chỉ trích những người khác, họ đã tự cho mình cái quyền phán xét việc đúng sai và họ bắt những nạn nhân đó phải chịu đựng những gì mà họ nói ra.

    Sự "trả thù"


    Có thể chính những người bạo lực đó cũng từng là những nạn nhân của vụ việc bắt nạt này. Từ đó những người ấy sẽ có xu hướng là trút hết những sự giận dữ của mình lên những người khác, trong đó còn bao gồm cả những người đã trực tiếp hoặc gián tiếp làm tổn thương đến bản thân của họ trong quá khứ.

    Đạt được lợi ích, mục đích cá nhân


    Những hành vi đe dọa qua mạng còn được thực hiện với mục đích hạ nhục đối phương do thù ghét cá nhân, ganh tị hoặc đôi khi được thực hiện với mục đích tiền bạc (thường là đe dọa tung clip hoặc hình ảnh nhạy cảm và yêu cầu nạn nhân phải đưa một khoản tiền lớn)

    Là do cảm xúc của những người đó đã bị dồn nén quá lâu vì phải chịu nhiều áp lực từ những mối quan hệ khác, nên họ coi việc bạo lực mạng như một sự giải tỏa cảm xúc.

    Do muốn thể hiện địa vị của bản thân hoặc cho người khác


    Thống kê cho thấy, đa số thủ phạm và nạn nhân của bạo lực mạng đều là trẻ vị thành niên và người trẻ tuổi. Ở lứa tuổi này, các hành vi bắt nạt người khác được xem là cách thể hiện bản thân.

    Khi nói đến việc học sinh bắt nạt người khác, nó thường bắt nguồn từ nhận thức về địa vị. Sự bất an là một yếu tố chính trong bắt nạt và học sinh thường cố gắng hạ thấp bạn bè của mình để cảm thấy bản thân mình vượt trội hơn so với bạn bè cùng trang lứa.

    Điều này cũng đúng với người lớn. Họ thường cố gắng làm mất uy tín và danh dự của người khác dựa trên sự khác biệt về quan điểm.. Những người nổi tiếng cũng không tránh khỏi điều này. Cách đây không lâu, nữ diễn viên Kelly Marie Tran đã xóa tài khoản Instagram sau khi bị fan Star Wars lăng mạ liên tục.

    PS:

    Bạn đã từng bị bạo lực mạng chưa?
     
    Admin thích bài này.
    Last edited by a moderator: 18 Tháng mười 2023
  2. Đăng ký Binance
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...