Hỏi đáp Nguyên nhân con người làm ngơ trước sự phân biệt đối xử?

Thảo luận trong 'Hỏi Đáp' bắt đầu bởi Vanvuive, 29 Tháng mười một 2021.

  1. Vanvuive

    Bài viết:
    0
    Nguyên nhân con người làm ngơ trước sự phân biệt đối xử
     
  2. Đăng ký Binance
  3. Táo ula Táo có màu cam ?

    Bài viết:
    298
    Do họ muốn liên lụy tới bản thân.
     
  4. Nevertalkname Không có gì để xem

    Bài viết:
    228
    Thứ nhất là do họ được dạy từ gia đình và bị ảnh hưởng bởi môi trường sống xung quanh nên mặc định trong đầu là "mình" hoặc "người kia" phải chịu cái sự thiệt thòi. Ví dụ như một bạn nữ sinh ra trong một gia đình có tư tưởng cổ hủ, có người cha gia trưởng và người mẹ chỉ biết cam chịu và luôn dạy dỗ bạn ấy là con gái phải như thế, phải nghe theo, chịu thiệt trước con trai rồi những người hàng xóm xung quanh cũng toàn là những gia đình như vậy và khi đi học các bạn trong lớp bạn ấy cũng bị hằn sâu cái tư tưởng đó, những bạn nam bạn nữ trong lớp cũng cư xử giống như ở nhà được cha mẹ dạy dỗ về cái việc trọng nam khinh nữ. Dần lớn lên, bạn ấy coi đó là lẽ hiển nhiên và chấp nhận bị bất công hơn so với nam giới, thậm chí còn duy trì luôn cái tư tưởng trọng nam khinh nữ, không dám đấu tranh cho quyền lợi của mình và chỉ biết phục tùng, theo sau những bạn nam thôi.

    Thứ 2 là do con người ta luôn bị cảm xúc điều khiển. Ví dụ khi một nhóm nào đó, bạn A xinh hơn các bạn còn lại thì luôn được trưởng nhóm nếu là nam ưu ái hơn các bạn khác và ngược lại nếu trưởng nhóm là nữ thì cái bạn nam nào đẹp đẽ, cao ráo hơn những bạn khác trong nhóm cũng sẽ nhận được nhiều lợi ích hơn
     
  5. Biện Thị Hà Mi

    Bài viết:
    6
    Phân biệt đối xử là một một hiện tượng trong Tâm lý học Xã hội, nó là biểu hiện của định kiến xã hội dc thể hiện thông qua hành vi, thái độ. Phân biệt đối xử có thể diễn ra trên nhiều hình thức như bài xích, gắn mác, xua đuổi, bạo lực của một nhóm xã hội thường có địa vị cao hơn đối với một nhóm xã hội khác thường có địa vị thấp hơn. Sự phân biệt đối xử xảy ra trên nhiều phương diện của đời sống, có thể là phân biệt giàu - nghèo, phân biệt chủng tộc, phân biệt giai cấp xã hội.. và những hậu quả mà nó mang lại là vô cùng to lớn, vi phạm nghiêm trọng đến nhân quyền của con người. Tuy nhiên, nạn phân biệt đối xử k bao giờ ngừng lại hay hoàn toàn bị xóa bỏ. Điều này phải kể đến nguồn gốc hình thành của những định kiến trong lịch sử phat triển của xã hội loài người. Phân biệt giai cấp và phân biệt giàu - nghèo xuất hiện từ khi chế độ tư hữu ra đời và ngày càng trở bên sâu sắc theo thời gian khi nhân laoij càng bước vào những kỷ nguyên văn minh và giàu có. Người giàu có khuynh hướng xem thường kẻ nghèo, giàu có đi đôi với quyền lực càng khiến họ phân biệt trong cách đối đại giữa người cùng vai vế, đẳng cấp trong xã hội và những kẻ vô sản vốn trắng tay. Tầng lớp thượng lưu luôn luôn bài xích những người thuộc bộ phận tầng lớp hạ lưu. Nước Mỹ là một quốc gia từng có nền lịch sử với chế độ chiếm hữu nô lệ vô cùng hà khắc và tàn độc, những người da đen và da màu từ các nước châu Phi, châu Á bị bắt bán sang đây và trở thành những cái mày làm việc biết nói cho những ông chủ trang trại và đồn điền. Từ đó, trong tâm trí nguời Mỹ da trắng vô cùng kỳ thị và phân biệt đối xử sâu sắc với những nguời da đen mà đỉnh cao là chế độ Apapthai - một trong những tàn tích sót lại của đế quốc chủ nghĩa. Suy cho cùng quá trình lịch sử nhân loại trải qua suốt nhiều thế kỷ đã có bao biến động đổi thay, điều này vô tình tạo nên những định kiến cố hữu ăn sâu trong tiêm thức con người và dc biểu hiện qua hành động, thái độ mà người ta cho là phân biệt đối xử. Xét đúng sai để đánh giá vẫn là chưa đủ, đôi khi tìm kiếm 1 giải pháp k hẳn cho ta một kết quả như mong đơi, chỉ có hiểu rõ nguyên nhân sâu xa và từng bước cải thiện nhận thức qua các thế hệ mới có thể xóa bỏ dần nạn phân biệt đối xử nói riêng và định kiến xã hội nói chung.
     
    HaikabaMèo A Mao Huỳnh Mai thích bài này.
  6. Mirumaru

    Bài viết:
    81
    Có nhiều nguyên nhân, như là:

    1, Việc Không liên quan đến chính mình: Xã hội hiện đại bận rộn và nhanh chóng làm con người trở nên lạnh nhạt, nhất là đối với những việc "Không liên quan đến chính mình". Khi việc không liên quan đến chính mình thì sẽ làm con người không đồng cảm được với người bị hại, do đó mặc kệ với việc Phân biệt đối xử.

    2, Sợ hãi: Sợ hãi bản thân cũng bị Phân biệt đối xử nếu "Xen vào việc của người khác".

    3, Thiếu hiểu biết: Do vẫn chưa nhận thức rõ được tác hại của phân biệt đối xử mà làm ngơ.
     
    Haikaba thích bài này.
Trả lời qua Facebook
Đang tải...