Trong một lần tình cờ, tôi đã đọc những ghi chép cuối đời của Nguyễn Minh Châu trong tuyển tập nhật ký "ngồi buồn viết mà chơi". Những điều cuối đời ông tâm niệm đều được ghi hết vào đây, đó là những trải nghiệm về đời, về nghề, về nhân sinh hoặc có thể đó là những dự định ông sẽ làm trong tương lai nếu như còn sống. Trong tập ghi này Nguyễn Minh Châu đã mang đến cho tôi những cảm giác mới lạ, không còn là Nguyễn Minh Châu nhiệt huyết với tuổi trẻ, với tình yêu, tình đồng đội thời bom đạn, hay một Nguyễn Minh Châu đau khổ, xót xa với thế sự nhân sinh nhưng là một Nguyễn Minh Châu trải lòng mình nhiều hơn với những con người bất hạnh, về con người ông. "Từ lúc còn nhỏ tôi đã là một thằng bé rụt rè và vô cùng dút dát". Đây là lần hiếm hoi ông nhắc đến mình trong văn chương, một nhà văn thành công như ông nhưng lại có tính cách hoàn toàn trái ngược. Tôi thấy một Nguyễn Minh Châu đầy phóng khoáng nhưng đơn thuần khi nói về tình yêu người lính trong mảnh trăng cuối rừng, những tưởng người viết ra những lời văn như thế sẽ là con ngươi hào sảng, tự tin, nhiệt huyết và yêu đời nhưng ở đây ông lại thể hiện mình là một con người đầy vẻ nhút nhát và sợ hãi trước đám đông, sợ cả máy micro. Đây chính là cái mâu thuẫn trong con người ông, cái mâu thuẫn đã được ông tinh ý đưa vào trong văn chương một cách thuần thục và nhẹ nhàng. Một con người thường đứng trước đám đông thuyết trình như ông nhưng lại cho rằng mình không có khả năng làm say mê, hấp dẫn người khác. Theo lẽ thường, nếu con người gặp thiếu sót ở mảng nào thì họ sẽ trao dồi kiến thức để hoàn thiện mình hơn, nhưng ông lại làm ngược lại, ngay cả trong suy nghĩ của mình ông cũng thẳng thắn thừa nhận mình không thích những người có khả năng hoạt ngôn. Là một nhà văn vĩ đại nhưng ông không thích chủ động lôi kéo một ai phải chạy theo ông, đi theo hệ tư tưởng của ông, mà mong muốn những bạn đọc của mình dựa vào đó mà tìm ra một vùng trời mới, hạnh phúc mới "hãy để cho mỗi người tự đi tìm lấy, lẽ phải trái cũng như chân lý và đức tin". Ông khiến tôi đi từ việc lạ lùng này đến lạ lùng khác nên khi ông nói tôi không muốn lôi kéo người khác nhưng lại nói về cách truyền đạt thông điệp đến người khác tôi cũng cho là việc bình thường vì con người ông chính là sự đối lập, một sự đối lập đặc biệt, "nhưng sự truyền đạt đó chỉ như là một tiếng nói thì thầm của anh ta trong lúc đứng lẫn đám đông, ai thính tai, tính ý thì nghe được, không thì thôi, chứ không phải một kẻ nhảy lên bục để diễn thuyết bằng những lời hùng hồn đầy vẻ dậy đời". Ngay cả cách truyền dạy của ông cũng là một mâu thuẫn đầy vẻ hài hước. Có mấy ai như ông đi diễn thuyết trước đám đông rộng lớn như vậy lại chỉ dùng những lời nói thì thầm chỉ dùng trong phòng nhỏ để nói, hay ông muốn mượn hình ảnh này để mỉa mai những con người hám danh, chỉ đi nghe vì danh lợi hay chỉ đơn thuần là gặp gỡ thần tượng mà không chú trọng đến những gì ông cần truyền đạt. Phía trước chúng ta là những chân trời rộng lớn nhưng sự rộng lớn đó lại khiến ta mù mịt, mất phương hướng cần có những ánh sáng ấm áp để soi đường chỉ hướng. Một con người giản dị nhưng lúc nào cũng hướng về phía trước, luôn tìm đến những điều mới lạ, sáng tạo để tạo sự hứng thú, tránh nhàm chán, hay với những việc tưởng chừng như không mới nhưng mới trong cách dẫn dắt đặc biệt của riêng ông. Tôi đã từng nhiều lần suy nghĩ tại sao tôi lại thích văn Nguyễn Minh Châu đến như vậy? Chắc có lẽ tôi đã tìm được câu trả lời từ những câu truyện ngắn này. Tôi thích sự thật thà, thích cái văn nhẹ nhàng nhưng đi sâu vào lòng người của ông, và đôi lúc tôi cũng phải bật thốt lên rằng ông là một điều kỳ lạ trong văn đàn. Ông yêu cuộc sống, yêu luôn nghiệp văn chương nhưng ông cũng vạch trần tính hai mặt của cái nghề được cho là cao quý, lãng mạn, bay bổng nhưng cũng lắm truân chuyên. Có một khoảng thời gian khá dài ông cho rằng văn học là nghệ thuật ngụy biện, nhà văn dùng lương tri của mình và lương tri của truyền thống văn học để viết nên những tác phẩm sống cùng năm tháng. Văn chương luôn có sức hút kỳ diệu làm say mê lòng người, mang những điều tốt đẹp đến cuộc sống thực tại, tái diễn lịch sử nhưng nó không thể nào làm biến đổi sự thật. Trong những điều ghi lại cuối đời, ông có nhắc những cắc cớ của nghề văn. Trên những bài viết của mình tác giả luôn muốn dấu mình đi như muốn tạo cảm giác thần bí nhưng cũng vừa muốn bộc lộ chính mình ra để đọc giả thấy được những sáng tạo, độc đáo trong nghệ thuật văn chương. Nhà văn cũng giống như những vị ảo thuật gia tài ba, cách viết văn của họ như những trò ảo thuật tinh vi biến đổi không ngừng, có những quy tắc nhất định nhưng đôi lúc cũng phá cách, tạo điểm nhấn nhưng chung quy nó đều nói về vấn đề mà tác giả muốn truyền đạt thông qua cách tạo cốt truyện "tôi trọng cái tài của những nhà văn vấn đề gì rồi cũng tìm được cách khuôn vào một cái cốt truyện độc đáo, đến là gọn ghẽ, lại chặt chẽ mà lại rất tự nhiên như đời sống". Với những ai yêu thích Nguyễn Minh Châu thì không thể nào quên được hình ảnh chiếc thuyền, người dân chài ở làng biển. Nhưng ở đây hình ảnh chiếc thuyền không còn bên những người ngư dân nghèo đó nữa, mà nó lại được miêu tả để làm rõ nghệ thuật xây dựng cốt truyện của nhà văn. Cách đóng một chiếc thuyền bền, chắc, chở được mọi đồ vật cũng giống như cách tạo một cốt truyện hay, đẹp, độc đáo mà không cần thêm thắt một yếu tố nào. Nhưng để làm được như thế đòi hỏi nhà văn phải có kinh nghiệm, sự từng trải và điều cần thiết là phải biết cách biến nó thành những chuỗi sự việc, có mở đầu, dẫn dắt, cao trào, giải quyết vấn đề, kết thúc, thì tác phẩm mới hay và độc đáo được. Cuộc đời ông từng đi nhiều nơi, biết nhiều điều, nhưng cũng lắm bất hạnh khi cuối đời ông chỉ nằm một chỗ bị bệnh tật hành hạ nên những tác phẩm của ông luôn đong đầy tình cảm, dễ chậm đến trái tim người đọc. Những vấn đề về con người, đặc biệt là những dân chài nghèo, ông viết về công việc, cuộc đời họ, để từ đó nói về nhân sinh, đạo lý làm người, những triết lý cao cả ẩn bên trong những điều bình thường nhất nên dễ dàng tiếp cận. Những tác phẩm đều mang đến những cũng bậc khác nhau, có vui, có buồn, có đau thương, có hào hùng nhưng nói chung đều gây được tiếng vang lớn. Nhưng điều đó vẫn không thể khiến ông hài lòng được, ông cứ viết tiếp, cứ theo đuổi sự toàn bích trong từng tác phẩm, nhưng có lẽ đó là sự theo đuổi trong vô vọng khi đến cuối đời vẫn không có một tác phẩm nào đạt được điều đó, đạt được sự toàn vẹn trong nghệ thuật "đời viết văn là đời một kẻ lữ hành đầy nhọc nhằn, suốt đời theo đuổi ảo ảnh một phần là có nghĩa thế chăng?". "Trong tư chất của người nghệ sĩ có cái chất thật chả khác nào trong quả sấu có chất chua chát, như một điều thiên phú." Con người sinh ra có yêu, ghét, hận, thù, mọi cảm giác đều đan xen nhau chi phối đời sống con người, nó làm nên cái gọi là luật sống giữa con người với con người. Với những điều đó cái chất thật của người nghệ sĩ trong văn chương thật đáng quý, nó là cái củ tỷ của đời sống, là cái cốt lõi để chạm đến lòng người, lây động trái tim mỗi người. Để chứng minh cái thật đó nhà văn mang ta đến với lịch sử loài người "lịch sử loài người đi đúng một bước thì đi sai hai bước". Lịch sử chỉ do một bộ phận trong xã hội viết nên, thời phong kiến lịch sử là kết quả của tầng lớp quý tộc, đến bây giờ lịch sử vẫn viết tiếp nhưng nó luôn chịu sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố. Cũng vì vậy nên rất cần những người nghệ sĩ, nhà văn báo hiệu những điều cần thiết, những thành tựu khoa học vĩ đại hay những tai họa khôn lường. Trong cuộc sống có nhiều mảnh đời khác nhau, có hạnh phúc, đau khổ, oan khuất, có người thiện, có người ác. Có những nỗi oan có lời giải đáp nhưng cũng có những nỗi oan mãi mãi bị chìm vào quên lãng nên lúc này mới cần có những người như ông "nhà văn tồn tại trên đời để bênh vực cho những con người không còn ai để bênh vực". Đây cũng là điều mà ông muốn làm khi chuyển sang viết văn về người nông dân. Để làm được điều đó nhà văn cần mở rộng lòng mình ra, hãy học cách yêu bản thân mình trước, vì khi không biết yêu mình thì sẽ không bao giờ yêu và cảm thông được với người khác. Khi đã biết yêu rồi thì hãy rèn luyện phẩm đức để yêu người khác hơn yêu bản thân mình. Đó là điều cần thiết ở nhà văn, hãy dành cho mình một trái tim biết rung động trước cái đẹp, đau thương trước sự bất hạnh, câm phẫn trước cái ác, đó là thiên chức của người nghệ sĩ chân chính, người luôn sống vì người khác, ngòi bút viết vì con người. Như đã trình bày ở trên, nhà văn luôn dùng cả trái tim để viết nên những điều cần thiết cho cuộc sống, Nguyễn Minh Châu cũng vậy ông dùng cả đời để viết, viết vì những người cần ông. Trong chuyến hành trình, ông đã thấy được thực tại xã hội đáng buồn, một xã hội mà ở đó họ chỉ sống vì mình mà quên đi mọi thứ xung quanh, dửng dưng trước nỗi đau con người, cái vô tâm làm con người mãi xa nhau. Thời gian đó, nhà văn viết theo sự chỉ đạo của Đảng, chỉ viết để phục vụ cho sự nghiệp của Đảng, của đất nước thì chẳng khác nào những con người ở ga Hàng Cỏ, họ chỉ sống vì mình mà quên đi người phụ nữ đang đau khóc tìm con giữa chốn đông người giá buốt. Trước thực tại như vậy ông mong mình cũng giống như Lỗ Tấn có thể viết theo ý mình, viết về những con người nghèo khó hay đơn giản muốn viết thì viết thôi "chả biết tôi đã lẫn lộn như thế nào như nhà lãnh đạo văn nghệ một thời đã nói, tôi chỉ nghĩ viết văn là viết văn. Nhà văn nói những cái gì tận trong gan ruột tim óc ra mà viết lên giấy". Đây là những điều mà ông muốn nói lúc cuối đời, chỉ là những lời thì thầm về con người, sự nghiệp, cuộc sống của ông. Một nhà văn dùng cả đời mình theo chân của những mảnh đời nghèo khổ, sống với họ, trải lòng mình ra, yêu nhiều hơn, trải nghiệm nhiều hơn. Ông đã từng hối hận khi thời trẻ đi nhiều nơi, sống theo ý mình mà vô tình quên đi vợ, con, quên đi thứ tình cảm cơ bản nhất nhưng ông lại chưa từng hối hận khi sống và viết những câu chuyện về những người nông dân chân lấm tay bùn, thật thà, chất phác, luôn lạc quan với cuộc sống. Đây chính cũng chính là một Nguyễn Minh Châu mà ông muốn thể hiện ra trước mắt công chúng. Hãy sống, cống hiến, luôn thật với chính mình là thông điệp mà ông muốn truyền tải trong những ngày cuối cùng của cuộc đời mình.