Nguyễn Khoa Điềm cho thấy tư tưởng Đất Nước của nhân dân trên phương diện lịch sử và địa lí

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Chang Đàm, 30 Tháng mười một 2022.

  1. Chang Đàm

    Bài viết:
    252
    Đề 1: Trình bày cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau bằng một bài văn ngắn:

    "Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu

    Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái

    Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại

    Chín mươi chín con voi góp mình dựng Đất tổ Hùng Vương

    Những con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳm

    Người học trò nghèo giúp cho Đất Nước mình núi Bút, non Nghiên.

    Con cóc, con gà quê hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh

    Những người dân nào đã góp tên Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm

    Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi

    Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha

    Ôi Đất Nước sau bốn ngàn năm đi đâu ta cũng thấy

    Những cuộc đời đã hóa núi sông ta.."

    Bài làm​

    Tác giả Nguyễn Khoa Điềm đã chứng minh tư tưởng nhân dân tạo nên đất lớp qua nhiều phương diện trong đó trên phương diện không gian địa lí qua đoạn thơ:

    "Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu

    Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái

    Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại

    Chín mươi chín con voi góp mình dựng Đất tổ Hùng Vương

    Những con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳm

    Người học trò nghèo giúp cho Đất Nước mình núi Bút, non Nghiên.

    Con cóc, con gà quê hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh

    Những người dân nào đã góp tên Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm

    Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi

    Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha

    Ôi Đất Nước sau bốn ngàn năm đi đâu ta cũng thấy

    Những cuộc đời đã hóa núi sông ta.."

    Cảm nhận về đất nước được tác gợi nhắc qua những địa danh ở tám câu đầu:

    "Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu

    Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái

    Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại

    Chín mươi chín con voi góp mình dựng Đất tổ Hùng Vương

    Những con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳm

    Người học trò nghèo giúp cho Đất Nước mình núi Bút, non Nghiên.

    Con cóc, con gà quê hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh

    Những người dân nào đã góp tên Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm"

    Nhà thơ đã nhắc tên các địa danh với một mật độ dày dặc núi Vọng Phu, hòn Trống Mái, núi Bút, non nghiêng, Hạ Long, ông Đốc, ông Trang, bà Đen, bà Điểm. Những địa danh đồng thời cũng là những di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh cho thấy niềm tự hào của tác giả về non sông đất nước. Những địa danh quen thuộc nổi tiếng gắn với truyền thuyết cổ tích từ ngàn đời. Tác giả liệt kê những địa danh trải dài từ nam ra bắc cho thấy đất nước ta là một dải nối liền từ đó ngầm thể hiện ý chí thống nhất đất nước. Đoạn thơ không chỉ vẽ ra bức tranh sống động về quê hương mà còn biểu tượng cho nét đẹp tâm hồn Việt. Đoạn thơ kết cấu độc lạ những câu thơ dài ngắn khác nhau chia thành hai nửa nhưng đều liên kết với nhau bởi những động từ góp lên, góp minh, góp cho, góp tên.. Đằng sau những danh lam thắng cảnh là những cuộc đời đã đóng góp âm thầm và lặng lẽ. Đối lập với đất nước với những địa danh lớn lao, đẹp đẽ, thiêng liêng là hình ảnh những con người, nhân dân giản dị, mộc mạc, nhỏ bé. Nhưng chính họ là người đã làm nên đất nước. Bốn câu thơ cuối nâng ý thôi lên tầm cái quát sự hóa thân của nhân dân. Nhân dân chính là người đã tạo dựng đã đặt tên đã ghi dấu cả cuộc đời mình cho non sông đất nước, miền đất này. Nguyễn Khoa Điềm cũng cho thấy tâm hồn và tầm vóc kỳ vĩ của người dân tưởng chừng rất nhỏ bé dị kia. Từ đó tác giả khẳng định nhân dân đã tạo nên đất nước.

    Xuyên suốt đoạn thơ tác giả dùng phép liệt kê kể ra hàng loạt địa danh quen thuộc chạy dài từ nam ra bắc. Tám câu thơ đầu có chung một cấu trúc đối lập độc đáo. Các câu thơ được tách làm hai nửa nối với nhau bởi các động tử góp lên, góc tên, góc minh, góp cho.. Đoạn thơ được tổ chức theo kết cấu quy nạp sau khi liệt kê hàng loạt địa danh nổi tiếng với sự đóng góp của nhân dân. Nhà thơ đã khẳng định lại ở câu cuối tổng kết nâng ý thơ lên tầm khái quát nhất nhân dân đã hóa thân mình cho đất nước. Giọng thơ trữ tình chính luận đầy sâu lắng, thiết tha.

    Sự tinh tế của tác giả trong cách miêu tả về địa lý lãnh thổ của đất nước của nhà thơ Nguyễn khoa điềm đã góp thêm một quan niệm mới mẻ và toàn diện về đất nước. Đó là sự bổ sung thống nhất tiếp nối những quan niệm về lãnh thổ quốc gia dân tộc đã từng được nhắc đến trong những trang sử hào hùng của dân tộc như "Nam Quốc Sơn Hà" Lý Thường Kiệt:

    "Nam quốc sơn hà Nam đế cư

    Tiệt nhiên định phận tại thiên thư"

    Hay Bình Ngô Đại cáo Nguyễn Trãi:

    "Núi sông bờ cõi đã chia

    Phong tục Bắc Nam cũng khác"

    Tư tưởng đất nước của nhân dân được tác giả Nguyễn khoa điềm khẳng định trên tư tưởng địa lý với mạch cảm xúc gắn bó trải dài về khắp các miền tổ quốc, đã cho thấy ý chí mạnh mẽ của người trí thức trẻ tuổi luôn có cảm xúc và suy tư sâu lắng về đất nước.

    Đế 2: Phân tích đoạn thơ sau bằng một bài văn ngắn:

    "Em ơi em

    Hãy nhìn rất xa

    Vào bốn nghìn năm Đất Nước

    Năm nào cũng người người lớp lớp

    Con gái con trai bằng tuổi chúng ta

    Cần cù làm lụng

    Khi có giặc người con trai ra trận

    Người con gái ở nhà nuôi cái cùng con

    Ngày giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh

    Nhiều anh hùng cả anh và em đều nhớ

    Nhưng em biết không

    Có bao người con gái, con trai

    Trong bốn nghìn lớp người giống ta lứa tuổi

    Họ đã sống và chết

    Giản dị và bình tâm

    Không ai nhớ mặt đặt tên

    Nhưng họ đã làm ra đất nước

    Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng

    Họ chuyển lửa qua mỗi nhà từ hòn than qua con cúi

    Họ truyền giọng điệu mình cho con tập nói

    Họ gánh theo tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di dân

    Họ đắp đập be bờ cho người sau trồng cây hái trái

    Có ngoại xâm thì chống ngoại xâm

    Có nội thì vùng lên đánh bại"

    Bài làm​

    Tư tưởng "Đất Nước của nhân dân" không phải là tư tưởng mới nhưng chỉ đến Nguyễn khoa điềm tư tưởng này mới được đi sâu. Tác giả đã thể hiện tư tưởng qua nhiều phương diện trong đó trên phương diện lịch sử qua đoạn thơ sau:

    "Em ơi em

    Hãy nhìn rất xa

    Vào bốn nghìn năm Đất Nước

    Năm nào cũng người người lớp lớp

    Con gái con trai bằng tuổi chúng ta

    Cần cù làm lụng

    Khi có giặc người con trai ra trận

    Người con gái ở nhà nuôi cái cùng con

    Ngày giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh

    Nhiều anh hùng cả anh và em đều nhớ

    Nhưng em biết không

    Có bao người con gái, con trai

    Trong bốn nghìn lớp người giống ta lứa tuổi

    Họ đã sống và chết

    Giản dị và bình tâm

    Không ai nhớ mặt đặt tên

    Nhưng họ đã làm ra đất nước

    Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng

    Họ chuyển lửa qua mỗi nhà từ hòn than qua con cúi

    Họ truyền giọng điệu mình cho con tập nói

    Họ gánh theo tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di dân

    Họ đắp đập be bờ cho người sau trồng cây hái trái

    Có ngoại xâm thì chống ngoại xâm

    Có nội thì vùng lên đánh bại"

    Nhìn sâu vào chiều dài lịch sử hãy nhìn rất xa vào bốn nghìn năm Đất Nước nhà thơ càng thấm thía công xây dựng vun đắp bảo vệ tổ quốc đặc biệt là của người trẻ tuổi. Đó là những con người bình dị năm tháng nào cũng có giống như anh và em hôm nay. Trong thời bình họ hiền lành và chăm chỉ trong công việc lao động để xây dựng đất nước đưa ra nước sánh nhau với bạn bè quốc tế:

    "Năm nào cũng người người lớp lớp

    Con gái con trai bằng tuổi chúng ta

    Cần cù làm lụng"

    Còn trong thời loạn khi có giặc ngoại xâm:

    "Khi có giặc người con trai ra trận

    Người con gái ở nhà nuôi cái cùng con

    Ngày giặc đến nhà thì đàn bà cũng đanh"

    Với những đóng góp và sự bất khuất kiên cường vô song họ đã trở thành những anh hùng:

    "Nhiều anh hùng cả anh và em đều nhớ

    Nhưng em biết không

    Có bao người con gái, con trai

    Trong bốn nghìn lớp người giống ta lứa tuổi

    Họ đã sống và chết

    Giản dị và bình tâm

    Không ai nhớ mặt đặt tên

    Nhưng họ đã làm ra đất nước.."

    Chỉ có số ít trong họ được Tổ quốc ghi công tên tuổi được vinh danh muôn thuở trở thành những anh hùng hữu danh. Còn phần lớn đều là những anh hùng vô danh. Ở đây Nguyễn Khoa Điềm không chú trọng khắc họa một chân dung điển hình cụ thể nào dù người đó là anh hùng hay vĩ nhân mà muốn tôn vinh một đám đông vô danh sống giản dị và bình tâm cống hiến âm thầm và lặng lẽ. Họ không có gương mặt và tên tuổi nhưng chính họ đã làm nên chân lí, làm ra chất Đất Nước, những câu thơ làm ta liên tưởng tới hình ảnh cô em gái hái măng nuôi quân

    "Ve kêu rừng phách đổ vàng

    Nhớ cô em gái hái măng một minh"

    Đó là 2 câu thơ trong bài "Việt Bắc" của Tố Hữu. Tác giả đã cho thấy giữa thiên nhiên rực rỡ, hùng vĩ là hình ảnh con người lao động một minh, thầm lặng không cần ai biết đến, tôn vinh. Nhưng chính họ là người đã đóng góp không ít công sức cho công cuộc cách mạng thắng lợi sau này. Không chỉ lao động xây dựng đất nước đánh giặc ngoại xâm bảo vệ tổ quốc mà những thế hệ người việt trong bốn nghìn năm còn gìn giữ và truyền lại cho các thế hệ mai sau mọi giá trị văn hóa vật chất và tinh thần:

    "Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng

    Họ chuyển lửa qua mỗi nhà từ hòn than qua con cúi

    Họ truyền giọng điệu mình cho con tập nói

    Họ gánh theo tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di dân

    Họ đắp đập be bờ cho người sau trồng cây hái trái

    Có ngoại xâm thì chống ngoại xâm

    Có nội thì vùng lên đánh bại"

    Bằng những công việc mưu sinh hằng ngày họ đã truyền tải cho con cháu cả một nền văn minh nông nghiệp lúa nước rất nhiều đời của dân tộc. Đi liền với truyền và giữ hạt lúa để cho dân tộc sinh tồn là sự truyền và giữ ngọn lửa đời này qua đời khác. Từ trong những đêm ở xa xôi của lịch sử cha ông ta vẫn biết cách bê rơm con cúi để truyền lửa qua đời này đời khác đó là một sự sáng tạo không chỉ để duy trì bếp lửa của mỗi người mà còn để làm vũ khí lợi hại chống giặc ngoại xâm và nội thù. Nhìn qua đó là một sự truyền nữa thủ công đơn giản nhưng để truyền qua thời gian đẳng đẳng là một sự kiện sáng tạo của nhân dân. "Giọng nói" là ngôn ngữ của một dân tộc là linh hồn sự tồn tại của một quốc gia giá trị tinh thần quý hiếm giá. Do đó giọng nói cần được giữ gìn lưu truyền qua các thế hệ "Họ truyền giọng điệu của mình cho con tập nói". Đó là một ý thức dân tộc cao đẹp trong quá trình di dân giọng điệu và tiếng nói dân tộc không bị thay đổi. Một dân tộc còn giữ được ngôn ngữ riêng của mình thì còn giữ được chiếc chìa khóa để trốn khỏi nơi lao tù. Qua thời gian lịch sử những người dân văn dân vẫn luôn giữ vững những truyền thống tốt đẹp của dân tộc:

    "Họ gánh theo tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di dân

    Họ đắp đập be bờ cho người sau trồng cây hái trái

    Có ngoại xâm thì chống ngoại xâm

    Có nội thì vùng lên đánh bại"

    Đó là truyền thống yêu quê hương, đất nước qua việc nhớ tên làng, tên xã mình. Đó là đạo lý luôn về đời sau của dân tộc họ đắp đập bé bỏ cho người sau trồng cây hái trái có lẽ bởi vậy dân tộc ta mới sinh trưởng tồn tại một cách mạnh mẽ trong suốt bốn nghìn năm. Và một lần nữa, tác giả nhắc về truyền thống bất khuất trước mọi kẻ thù:

    "Có ngoại xâm thì chống ngoại xâm

    Có nội thì vùng lên đánh bại"

    Đây là một vẻ đẹp của sự thật lịch sử. Vẻ đẹp này là tiền đề để con người nuôi dưỡng và giữ gìn văn hóa. Mọi kẻ thù sẽ bị đánh bại và bị tất mọi giá trị văn hóa sẽ được chuyển giữ và phát triển. Lời thơ ngọt ngao, đằm thắm như lời tâm tình của anh và em. Giọng thơ trữ tình sâu lắng thiết tha các câu thơ có cách nhịp và độ dài ngắn khác nhau. Tác giả đã sử dụng kết cấu "Họ" đi sau là những việc làm cho thấy công ơn của người đi trước với các thế hệ mai sau.

    Đất nước ta được xây dựng từ bao đời Đất nước ta có được như ngày hôm nay là sự đóng góp dựng xây của biết bao thế hệ nhân dân qua hàng nghìn năm lịch sử. Là thế là thế hệ trẻ, ta phải tiếp nối truyền thống dân tộc ghi nhớ lịch sử tiếp tục phát đất nước đưa đất nước sánh ngang với các cường quốc năm châu.
     
    Tiên Nhi thích bài này.
Trả lời qua Facebook
Đang tải...