Nguyễn bỉnh khiêm, những lời sấm truyền

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Rossi My, 27 Tháng bảy 2023.

  1. Rossi My

    Bài viết:
    16
    Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585), hiệu Bạch Vân am cư sĩ, được các môn sinh tôn là Tuyết Giang phu tử. Ông là một trong những người có ảnh hưởng đến lịch sử và văn hóa TK VI. Ông được biết đến với tài thơ văn xuất chúng và là một nhà giáo thời Nam-Bắc triều. Đặc biệt, ông được nhiều người nhắc đến với những lời tiên đoán các sự kiện diễn ra sau vài năm, cài chục năm, kể cả hàng trăm năm sau.

    [​IMG]

    Nhiều lần Nguyễn Bỉnh Khiêm đã mách bảo kín đáo cho vua chúa nhằm hạn chế chiến tranh, chết chóc cho người dân vô tội. Nguyễn Bỉnh Khiêm để lại cho đời 487 câu sấm ký gọi là "Sấm Trạng Trình". Kỳ lạ là không ít thì nhiều các sự kiện ứng với các câu "sấm truyền" này.

    1. "Cao Bằng tàng tại, tam đại đồ côn"

    Trạng Trình từng dùng tài lý số để "cứu vãn" cho triều đình nhà Mạc tồn tại thêm thời gian dài.

    Khi nhà Mạc lâm nguy, vua Mạc Mậu Hợp lúc này sai người tìm hỏi Nguyễn Bỉnh Khiêm. Ông đã trả lời "Cao Bằng tàng đại, tam đại đồ côn", nghĩa là: Nếu chạy lên vùng đất Cao Bằng thì sẽ tồn tại được thêm 3 đời nữa.

    Đúng như lời ông tiên đoán, nhà Mạc chạy lên Cao Bằng thì tồn tại được thêm 3 đời nữa.

    2. "Hoành Sơn nhất đái khả dĩ dung thân"

    Tương truyền, khi Nguyễn Hoàng sợ bị anh rể Trịnh Kiểm giết, ông tìm đến Nguyễn Bỉnh Khiêm để xin ý kiến, Nguyễn Bỉnh Khiêm khuyên ông nên xin về phía Nam "Hoàng Sơn nhất đái khả dĩ dung thân" nghĩa là "dãy Hoành Sơn có thể dung thân lâu dài". Thế là Nguyễn Hoàng nghe theo, ông xin xuôi Nam trấn phủ Thuận Hóa và ông đã gây dựng sự nghiệp tại đây.

    3. "Biển Đông vạn dặm giăng tay giữ/Đất Việt muôn năm vững trị bình"

    Bài thơ có tuổi đời khoảng 500 năm, mà bây giờ đọc lại thì thấy "kinh hãi", tính thời sự như thế nào.

    "Biển Đông vạn dặm giăng tay giữ,

    Đất Việt muôn năm vững trị bình,

    Chí những phù nguy xin gắng sức,

    Cõi bờ xưa cũ tổ tiên mình." (trích, Cự Ngao Đới Sơn, Bạch Vân Am Thi Tập, Nguyễn Bỉnh Khiêm).


    4. "Thằng Trứ phá đền"

    Năm 1834, vào năm Minh Mạng thứ 14, tức sau 249 năm ông qua đời. Lúc này, vua Minh Mạng có chiếu vụ cho Nguyễn Công Trứ đí khai phá vùng đất Hải Dương, giúp dân đào sông mở đường cho dân chúng phát triển.

    Tại đây, có đền thờ Nguyễn Bỉnh Khiêm, ông thấy cần di dời đền cụ Trạng Trình mới đào sông được nên ông đã xin triều đình và triều đình cho phép. Khi ông di dời đồ đạt trong đền đến khi dời tới bát nhang thì binh lính thấy phía dưới có tấm bia đá phủ tấm vải, bèn đưa Công Trứ xem, Trứ xem thì hớt hãi đổ mồ hôi tay, khi đọc "Minh Mạng thập tứ, thằng Trứ phá đền, phá đền thì phải lập đền, nào ai đụng đến doanh điền nhà bây".

    5. "Nam Đàn sinh Thánh"


    [​IMG]

    Từ xưa, ở vùng đất Nghệ-Tĩnh người ta lưu truyền câu sấm của Trạng:

    "Đụn Sơn phân giải

    Bò Đái thất thanh

    Thuỷ đáo Lam thành

    Nam Đàn sinh thánh."

    Theo nhà sử học Ngô Đăng Lợi. Khi thực dân Pháp xâm lược và đàn áp phong trào Xô Viết Nghệ-Tĩnh, câu sấm truyền được bàn tán xôn, thì người dân nơi đây rất mong ngóng câu sấm ứng nghiệm, khi mà khe Bò Đái không còn chảy người dân càng tin hơn.

    Được biết trong một lần gặp gỡ giữa cụ Phan Bội Châu và học giả Đào Duy Anh cùng nhà nho Trần Lê Hữu có bàn về tình hình đất nước lúc bấy giờ, thì nhà nho Trần Hữu Nghĩa hỏi cụ Phan: "Thưa cụ Phan," Bò Đái thất thanh/Nam Đàn sinh thánh "không phải nói cụ hay sao? Cụ còn thất bại huống gì người khác!". Thì cụ Phan trả lời: "Kể cái nghè cử tử xưa kia tôi cũng có tiếng thật. Dân thường có thói trọng người văn học và gán cho người ta tiếng nọ tiếng kia. Nhưng nếu Nam Đàn có thánh thật thì đó chính là ông Nguyễn Ái Quốc chứ chẳng còn ai khác".

    6. "Cách mạng Tháng 8"

    [​IMG]

    Theo một số nhà sưu tầm và nghiên cứu, Cách mạng Tháng 8 đã được Trạng Trình dự báo qua 2 câu thơ:

    "Đầu Thu gà gáy xôn xao

    Trăng xưa sáng tỏ soi vào Thăng Long"

    Câu đầu, "đầu Thu" là tháng 7 âm lịch, "gà" năm Ất Dậu, thời điểm diễn ra sự kiện lịch sử, "gáy xôn xao" có tiếng vang lớn, làm mọi người thức tỉnh.

    Câu 2, "trăng xưa" là "cổ nguyệt" theo Hán tự khi ghép lại thành từ "Hồ", tức chỉ ở đây là Hồ Chí Minh. "Sáng tỏ soi vào Thăng Long" là sự kiện Bác đọc bản Tuyên Ngôn Độc Lập tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội (nơi đây cũng là Thăng Long).

    Liên quan đến sự kiện này, nhà sử học Ngô Đăng Lợi cũng đã sưu tầm 1 bài thơ trong nhân gian được cho là của Trạng để lại:

    "Rồng nằm bễ cạn dễ ai hay (năm thìn 1940)

    Rắn mới hai đầu khó chịu thay (năm tỵ 1941)

    Ngựa để gác yên không ai cưỡi (năm ngọ 1942)

    Dê khan ăn lộc ngoảnh về tây (năm mùi 1943)

    Khỉ nọ bồng con ngồi khóc mếu (năm thân 1944)

    Gà kia xào xạc cất cánh bay (năm dậu 1945)

    Chó ve vảy đuôi mừng thánh chúa (năm tuất 1946)

    Lợn ủn ỉn ăn no ngủ ngày (năm hợi 1947). "

    Theo nhà sử học Ngô Đăng Lợi, nếu để ý ở câu 6 thì "Gà kia xào xạc cất cánh bay", phải chăng là ám chỉ việc quân Pháp bị tước khí giới và phải trở về nước, trả lại nền độc lập cho chúng ta, vì chữ gaulois (người Pháp) do chữ latin gallus cũng có nghĩa là con gà.

    Theo đó, câu 6 của bài sấm ứng vào Cách mạng Tháng 8. Câu 7 "Chó ve vẩy đuôi mừng thánh chúa" sẽ ứng với năm Bính Tuất (1946) Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa bầu lãnh tụ dân tộc Hồ Chí Minh làm chủ tịch nước.

    Cho đến ngày nay người ta còn kính nể hơn và nhiều thảo luận về "Sấm Trạng Trình", cho thấy dân tộc ta thời nào cũng có nhân tài kiệt xuất.

    Vẫn còn nhiều câu "sấm truyền" đã ứng nghiệm như sự kiện Khởi nghĩa Yên Bái 1930, hay câu chuyện "Ngựa đá sang sông".. và còn khá nhiều câu "sấm truyền" nữa.
     
    LieuDuong thích bài này.
Trả lời qua Facebook
Đang tải...