Nguồn gây ô nhiễm không khí có thể phân thành hai loại: Nguồn ô nhiễm tự nhiên và nguồn ô nhiễm nhân tạo. 1. Nguồn ô nhiễm tự nhiên: Hoạt động của núi lửa: Sinh ra các khí ô nhiễm chủ yếu là dioxit lưu huỳnh, sunfua hydro (H2S), florua hydro (HF).. và bụi. Cháy rừng: Sinh các chất ô nhiễm gồm bụi tro các khí oxit nitơ, dioxit lưu huỳnh, monoxit cacbon (CO).. Bụi do gió, do bão sinh ra ở các vùng khô hạn hay bán khô hạn. Sự phân huỷ tự nhiên các chất hữu cơ (thực vật, xác động vật) ở điều kiện yếm khí như đầm lầy.. sinh các khí metan, khí CO2. Khi không thoát được ra ngoài, cũng tạo thành túi khí ở dưới đất. Tác nhân sinh học như phấn hoa, vi sinh vật (vi khuẩn, nấm mốc, tảo), các loại côn trùng nhỏ hay các bộ phận của chúng.. 2. Ô nhiễm nhân tạo: Nguồn đột nhiên liệu như động cơ của các phương tiện giao thông, lò đốt dân dụng và công nghiệp phát sinh bụi và các khí ô nhiễm là CO, SO2, NOX.. Các hoạt động sản xuất công nghiệp khác như ngành hóa chất, luyện kim, sản xuất vật liệu xây dựng, lương thực thực phẩm phát sinh các chất ô nhiễm là bui, hơi khí độc như dioxy lưu huỳnh, florua hydro (HF), chì, amoniac (NH3), sunfua hydro (H2S).. Tại các khu chăn nuôi gia súc có sinh các khí ô nhiễm như amoniac, sunfuahydro (H2S).. Các hoạt động cộng đồng như thu gom Xử lý rác; lò thiêu.. có sinh ra các khí do phân hủy bằng vi sinh như metan, amoniac, cacbonic (CO), sunfuahydro (H2S), hay các sản phẩm cháy oxit cacbon (CO, CO2), tro bụi.. Do các sản phẩm tạo điều kiện tiện nghi cho cuộc sống của con người: Sử dụng chất tẩy rửa, thuốc Xịt khử mùi, Sơn vecni, keo dán, thuốc nhuộm, thuốc uốn tóc phát sinh hơi dung môi hữu cơ như axeton (CH3COCH3), formaldehyt (HCHO).. ; máy photocopy sinh khí ozon (04) ; khu vực nhà xe, nơi đậu xe máy sẽ phát thải vào không khí hơi xăng dầu là các hợp chất hữu cơ. Các sinh hoạt cá nhân như hút thuốc tạo khí monoxit cacbon (CO)..