Nguồn gốc của nghi lễ cầu mưa, tục cầu mưa ở các nước

Thảo luận trong 'Cuộc Sống' bắt đầu bởi DustySet422, 5 Tháng tám 2021.

  1. DustySet422

    Bài viết:
    14
    NGUỒN GỐC CỦA CÁC NGHI LỄ CẦU MƯA!

    "Nắng mưa là chuyện của trời", đó là quan điểm không sai và không ai phủ nhận.

    Từ xa xưa, khi chưa lý giải được những hiện tượng tự nhiên nhờ vào kiến thức khoa học hiện đại, con người đã tôn thờ các vị thần. Trong đó, thần Mưa là vị thần được nông dân tôn thờ nhất. Con người trước đây phụ thuộc rất nhiều vào thiên nhiên, ngoài việc cầu cúng các vị thần và tổ chức các buổi cầu mưa thì chúng ta gần như bất lực trước sự bất thường của ông trời. Mục đích của lễ cầu mưa là tôn thờ các vị thần, cầu ban mưa để khắc phục hạn hán do thời tiết khắc nghiệt.

    Một Số Nghi Lễ Cầu Mưa Của Các Nước:

    1. Nghi Lễ Cầu Mưa Của Các Hoàng Đế Trung Hoa Xưa

    Khi các bạn đọc tiểu thuyết cổ đại của trung quốc, thường thấy các hoàng đế trong truyện cũng lập đàn cầu mưa để cầu gió, mưa thuận hòa, quốc gia thái bình. Các vị minh quân xưa kia hàng năm đều thực hiện nghi lễ cầu mưa đặc biệt là khi có hạn hán kéo dài, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và đời sống nhân dân. Lễ cầu mưa được gọi là "Thường vu" 常雩, "Đại vu" 大雩. Những ghi chép sớm nhất về nghi lễ này đã có từ thời Xuân Thu và là một trong các lễ quan trọng của bất cứ triều đại nào. Theo sách Hoàng đế kỳ vũ nghi thức, nghi lễ cầu mưa đời Thanh được định vào năm Càn Long thứ 7, mỗi năm vào tháng Mạnh Hạ chọn ngày cử hành lễ Thường vu ở Viên khâu 圜丘 (Thiên đàn 天坛). Nếu sau Thường vu mà vẫn không mưa, Hoàng đế sẽ sai các quan lần lượt cầu đảo Thiên thần, Địa thần cùng Thái tuế. Sau 7 ngày mà vẫn không mưa thì lại tế cáo đàn Xã tắc, qua 7 ngày nữa vẫn không mưa, sẽ tế cáo lại Thiên thần, Địa thần, Thái tuế. Như vậy qua 3 lần cầu đảo mà vẫn không mưa, lúc đó sẽ cử hành lễ Đại vu.

    Người xưa kính Trời, kính Đất, coi việc cầu mưa thuận gió hòa là thượng sách để an dân, vượng quốc. Tại Việt Nam, các vua chúa ngày xưa cũng rất coi trọng việc tế Trời cầu mưa. Nổi tiếng nhất là các giai thoại về vua Minh Mạng triều Nguyễn với nhiều lần trai giới, thành tâm cầu mưa giúp nhân dân thoát khỏi cảnh hạn hán, tạo được tiếng thơm trong sử sách.

    [​IMG]

    Nguồn Ảnh (internet)

    2. Nghi Lễ Cầu Mưa Của Người Chăm

    Lễ hội cầu mưa người Chăm hay lễ mừng mưa tiếng Chăm oai lơ cau chăhơzan là một lễ hội của dân tộc Chăm H'roi, Vân Canh, Bình Định, Việt Nam. Với quan niệm mọi biến chuyển của vũ trụ đều do Phật trời, thần linh hoặc ma quỷ điều khiển. Con người muốn đạt được sở nguyện thì phải cầu nguyện, cúng khấn để được thần linh trợ giúp. Tùy theo thời tiết mà có tên gọi cho từng dịp lễ hội - trời hạn thì gọi là lễ cầu mưa, còn có mưa mà hành lễ thì gọi là lễ mừng mưa. Cứ vào đầu tháng hai âm lịch hàng năm (sau Tết Nguyên đán), dù trời hạn hay trời mưa, họ đều tổ chức lễ hội.

    Với quan niệm mọi biến chuyển của vũ trụ đều do Phật trời, thần linh hoặc ma quỷ điều khiển. Con người muốn đạt được sở nguyện thì phải cầu nguyện, cúng khấn để được thần linh trợ giúp. Tùy theo thời tiết mà có tên gọi cho từng dịp lễ hội - trời hạn thì gọi là lễ cầu mưa, còn có mưa mà hành lễ thì gọi là lễ mừng mưa. Cứ vào đầu tháng hai âm lịch hàng năm (sau Tết Nguyên đán), dù trời hạn hay trời mưa, họ đều tổ chức lễ hội.

    [​IMG]

    Nguồn Ảnh (internet)

    3. Nghi Lễ Cầu Mưa Của Người Thái (Mộc Châu)

    Người Thái ở vùng Tây Bắc quan niệm rằng thần linh cai quản mưa gió thương những đứa trẻ sinh ra không có cha để làm nhà cho nên đã không làm mưa khiến cho trời hạn hán, vì vậy trời không mưa là lỗi của những người phụ nữ chửa hoang. Vì vậy dân bản phải làm lễ cầu mưa, cúng lễ các vị chủ nước, chủ sông suối. Để mời các thần linh về nghe nguyện vọng của con người đồng thời trách phạt những người phụ nữ đó đã không biết giữ mình. Từ ngày 01/04 đến 28/04 Âm lịch, vào những đêm trăng có quầng đỏ quầng vàng - điềm báo trời đại hạn kéo dài. Cúng thân linh cai quản mưa nắng, mang yếu tố tâm linh để dạy bảo con người. Lễ hội đông nhất là nam nữ thanh niên. Còn lớp người trung niên và già cả thì ở nhà để sẵn sàng đón tiếp đoàn hát cầu mưa. Đoàn hát thường đông tới năm sáu chục người. Ai cũng tự sắm sửa đủ mũ, nón đội đầu và áo mưa (áo tơi lá cọ). Mọi người tự giác xếp hàng hai ở một bãi rộng trong làng.

    [​IMG]

    Nguồn Ảnh (internet)

    3. Nghi Lễ Cầu Mưa của người Maya (Tục hiến tế trinh nữ)

    Theo các văn bản cổ đại của người Maya ghi lại, thời tiết hạn hán là do thủy thần nổi giận. Để vị thần trở nên vui vẻ, họ đưa vào giếng một cô gái đồng trinh 14 tuổi. Người xưa quan niệm rằng, cô gái khi được vứt vào giếng sẽ trở thành người hầu của thủy thần, được ăn ngon mặc đẹp và tận hưởng cuộc sống an nhàn. Ngay cả những khi thời tiết ổn định, không hạn hán hay thiên tai, giới tăng lữ ở Maya cũng chọn một cô gái xinh đẹp để cám ơn Thủy thần. Người dân khắp nơi kéo đến tập trung ở ngôi miếu thần cạnh giếng phép. Ngôi miếu này dài 60 m, cao 30 m, trong miếu khắc hình của thủy thần - một con rắn có cánh. Cô gái được tuyển chọn mặc một bộ đồ lộng lẫy, ngồi đợi trong miếu. Đứng cạnh cô gái là nhiều chàng trai khỏe mạnh khoác trên mình bộ giáp vàng, sẵn sàng đưa cô dâu của thần mưa tới giếng thánh "an toàn". Buổi lễ sẽ bắt đầu vào lúc rạng sáng, "cô dâu" của thủy thần được đặt trong kiệu hoa và được các pháp sư làm phép, chúc phúc. Cô gái còn phải uống một thứ nước ma thuật giúp an thần, giữ bình tĩnh. Đoàn người sẽ rước cô gái tới giếng thánh trên con đường dài 400 m. Khi tới nơi, cô gái trẻ bị các chàng trai vệ sĩ tung lên không trung rồi rơi tự do vào giếng thánh. Lúc này tiếng trống nổi lên, đám đông sẽ nhảy múa hát hò, những người giàu có sẽ ném vàng bạc, châu báu xuống giếng để cầu xin sự bình an.

    [​IMG]

    Nguồn Ảnh (internet)

    4. Nghi Lễ Cầu Mưa Paparuda Của Người Romania

    Paparuda là một nghi lễ cầu mưa của người Romania, bắt nguồn từ thần thoại Slavic. Khi một vùng nào đó bị hán hán, họ sẽ tổ chức nghi thức này để xin nữ thần mưa Dodola (vợ của thần sấm sét Perun) cho mưa xuống.

    Ngôi làng sẽ chọn ra một trinh nữ để thực hiện các bài hát và vũ điệu trong nghi lễ. Cô gái sẽ phải trút bỏ mọi trang phục, chỉ khoác lên người cỏ cây hoa lá, hoặc thậm chí đôi khi là chỉ sơn các màu sắc lên cơ thể. Cô gái sẽ đi dọc theo con đường làng, hát và nhảy múa. Đi cùng sẽ là một số cô gái khác liên tục dùng nước hắt lên người cô. Khi cô gái đi đến trước cửa nhà nào, thì nhà đó sẽ mang một số lễ vật, chủ yếu là nông phẩm, ra để tế cho nữ thần.

    Đến tận thời hiện đai, nghi lễ này vẫn được tổ chức như một hình thức bảo tồn truyền thống. Tuy nhiên, giờ thì cô gái vẫn mặc quần áo bình thường, chỉ khoác thêm hoa lá bên ngoài.

    5. Nghi lễ cầu mưa của người Ấn Độ:

    Trong tất cả nghi thức cầu mưa, đây có thể nói là đơn giản và ít tàn bạo nhất. Để cầu mưa, bạn chỉ cần đeo một chuỗi hoa lài và leo vào bồn nước ấm để thanh tẩy cơ thể. Lúc đó bạn hãy đọc lời cầu nguyên của mình, càng thành tâm thì càng linh nghiệm. Tập tục cầu mưa được thực hiện bởi người Jammu Shrine và Kashmirs Rajouri ở giữa Ấn Độ và Pakistan. Ngôi đền thờ St Sain Lal Din Sora Pani được cho là nơi chữa lành và xua đuổi mọi tai họa của những người sùng đạo và thực hiện các mong muốn của họ.

    [​IMG]

    Nguồn Ảnh (internet)

    6. Búp Bê Cầu Mưa Của Người Nhật Bản.

    Ngoài những nghi lễ cầu mưa của các dân tộc khác nhau thì trong văn hóa truyền thống của Nhật Bản cũng có những chú búp bê cầu mưa, cầu nắng.

    Teru teru bouzu là những chú búp bê truyền thống của Nhật Bản được làm hoàn toàn thủ công bằng tay bởi những vật liệu đơn giản như giấy hoặc vải lụa trắng, thường được treo ngoài cửa sổ hay mái hiên nhà, nhiều lúc người ta còn mang chúng theo khi đi dã ngoại, picnic. Cái tên Teru teru bouzu được nối giữa "teru" – nắng mai và "bouzu" – thầy sư, bởi vì các thầy sư có một quả đầu trọc bóng loáng nên hình dáng của các chú búp bê. Và từ Teru teru bouzu có ý nghĩa đầy đủ là cậu bé có phát lực chuyển đổi thời tiết.

    [​IMG]

    Nguồn Ảnh (internet)

    Cách sử dụng những con búp bê này cũng khá đơn giản; được nhiều trẻ nhỏ của đất nước này làm. Sử dụng Teru teru bouzu thì nếu như mọi người treo chúng theo đúng chiều thì sẽ là cầu nắng; còn nếu như treo theo ngược chiều thì sẽ là cầu mưa. Tùy theo sự sáng tạo và sở thích của mỗi người làm mà hình dáng, màu sắc của những con búp bê này lại có sự khác nhau.

    Bài viết là do mình tổng hợp từ nhiều nguồn trên internet, vẫn còn nhiều thiếu xót, cảm ơn mọi người đã đọc!
     
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...