CHỦ ĐỀ NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG VHTĐ Câu 1: Tiếng nói nhân đạo mới mẻ và sâu sắc qua hai đoạn trích: Trao duyên (Truyện Kiều – Nguyễn Du), Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ (Chinh phụ ngâm – nguyên tác chữ Hán: Đặng Trần Côn, bản diễn Nôm: Đoàn Thị Điểm. GỢI Ý LÀM BÀI 1. Giải thích tiếng nói nhân đạo mới mẻ, sâu sắc - Tiếng nói nhân đạo: Xót thương, đồng cảm với số phận con người; trân trọng phẩm chất và nâng niu khát vọng con người; lên án, tố cáo những thế lực chà đạp con người. - Tiếng nói nhân đạo mới mẻ, sâu sắc: Đòi quyền sống cho con người, đặc biệt là người phụ nữ trong bối cảnh xã hội phong kiến suy tàn 2. Cảm nhận tiếng nói nhân đạo mới mẻ, sâu sắc qua hai đoạn trích A) Đoạn Trao duyên - Đồng cảm với nỗi đau của Thúy Kiều trước bi kịch tình yêu tan vỡ, trân trọng vẻ đẹp nhân phẩm của Thúy Kiều. - Đặc biệt thấu hiểu tâm trạng phức tạp, đầy mâu thuẫn và khát vọng tình yêu của Thúy Kiều. B) Đoạn Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ - Cảm thông sâu sắc với tâm trạng nhớ thương sầu muộn của người chinh phụ phải sống trong tình cảnh lẻ loi - Đặc biệt cất lên tiếng nói khát khao hạnh phúc ái ân; tố cáo chiến tranh phong kiến phi nghĩa. 3. Đánh giá chung - Tiếng nói nhân đạo mới mẻ, sâu sắc trong hai đoạn trích góp phần làm nên giá trị đặc sắc của tác phẩm. - Tiếng nói nhân đạo mới mẻ, sâu sắc ấy làm phong phú thêm nội dung nhân đạo của văn học Việt Nam giai đoạn cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX nói riêng và của văn học Việt Nam nói chung. Câu 2: Trong tác phẩm Chinh phụ ngâm (bản dịch của Đoàn Thị Điểm) có đoạn: Ngoài đầu cầu nước trong như lọc, Đường bên cầy cỏ mọc còn non. Đưa chàng lòng dằng dặc buồn, Bộ khôn bằng nhựa thủy khôn bằng thuyền. Nước trong chảy lòng phiền chẳng rửa, Cỏ xanh thơm dạ nhớ khó quên. Nhủ rồi tay lại trao liền, Bước đi một bước lại vin áo chàng.. (Chinh phụ ngâm khúc, NXB Đồng Nai, 2000) Trong tác phẩm Truyện Kiều (Nguyễn Du) cũng có đoạn: Người lên ngựa, kẻ chia bào Rừng phong, thu đã nhuộm màu quan san Dặm hồng bụi chốn chinh an, Trông người đã khuất mấy ngàn dâu xanh. Người về chiếc bóng năm canh. Kẻ đi muôn dặm một mình xa xôi. Vầng trăng ai xé làm đôi, Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường.. (Truyện Kiều, tác phẩm và lời bình, NXB Văn học, 2007) Cảm nhận của anh (chị) về nỗi niềm li biệt trong hai đoạn thơ trên. Từ đó, anh (chị) nghĩ gì về thân phận của người phụ nữ trong xã hội ngày xưa? GỢI Ý LÀM BÀI A) Cảm nhận về nỗi niềm li biệt ở 2 đoạn thơ: - Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm, vị trí nội dung đoạn trích - Nét giống nhau ở hai tác giả Đặng Trần Côn (dịch giả Đoàn Thị Điểm) và Nguyễn Du: Đề tài, hoàn cảnh sáng tác, sự gặp gỡ ở cái nhìn trân trọng cảm thương đối với người phụ nữ. - Nét khác nhau: Hai đoạn trích cũng viết về cảm xúc biệt li, nhưng tùy theo nội dung chủ đề của tác phẩm, tùy theo cái nhìn, cách nhìn và cách thể hiện của mỗi nhà thơ (và của người dịch), mỗi đoạn có nội dung, sắc thái riêng biệt, độc đáo, làm nên vẻ đẹp riêng của mỗi ngòi bút nghệ thuật. Học sinh biết cách chọn lọc các chi tiết nghệ thuật đặc sắc, các hình ảnh thơ giàu sắc thái biểu cảm, nghệ thuật tả cảnh ngụ tình, bút pháp khắc họa tâm trạng nhân vật, ngôn ngữ, giọng điệu.. để làm rõ nội dung tư tưởng của tác phẩm gửi gắm qua đoạn trích + Đoạn 1 tả cảnh người chinh phụ tiễn chồng ra chiến trận. Bút pháp tả cảnh ngụ tình, hình ảnh so sánh ước lệ được dịch giả Đoàn Thị Điểm chuyển bằng ngôn ngữ thơ song thất lục bát trong sáng, uyển chuyển (bộ khôn bằng ngựa thủy khôn bằng thuyền), khắc họa sâu sắc tâm trạng người chinh phụ trong buổi tiễn đưa với bao lưu luyến, bịn rịn, không nỡ rời xa. Đoạn 2 tập trung miền tả nỗi đau xa cách khi Kiều tiễn chàng Thúc về nhà với vợ. Trong nỗi niềm biệt li ấy còn ẩn chứa bao dự cảm bất an, bởi thân phận nàng chỉ là chút nghĩa đèo bòng.. Cũng bút pháp tả cảnh ngụ tình, nhưng thiên nhiên có đảm nhận vai trò như là một nhân vật, lặng thầm sẻ chia bao nỗi niềm đớn đau, tủi thẹn. Cuộc chia li không chỉ nhuốm sắc màu quan san tê tái (rừng phong thu đã nhuốm màu quan san) mà còn như một ám ảnh chia lìa, khiến cuộc lên đường của chàng họ Thúc như một cuộc chinh an.. + Nỗi lưu luyến, bịn rịn của người chinh phụ được khắc họa ở nhiều góc độ: Nỗi lòng, dáng vẻ, cử chỉ: Nhà rỗi tay lại trao liền. Bước đi một bước lại vin áo chàng. Còn ở đoạn 2, Nguyễn Du, chỉ có một câu miêu tả Người lên ngựa, kẻ chia bào. Câu thơ lục bát bị bẻ đôi, trong sự đối lập giữa người và kẻ ấy như ẩn chứa bao nỗi cảm thương Nguyễn Du dành cho cảnh ngộ nàng Kiều. Chỉ cần chàng Thúc một bước lên ngựa thôi, Kiều đã trở thành kẻ xa lạ, lạc loài bên đường.. Nguyễn Du vận dụng rất đắt hình ảnh quen thuộc trong ca dao để tập trung miêu tả nội tâm nàng Kiều trong cảnh cô đơn, gối chiếc - vầng trăng ai xẻ làm đôi.. - Đánh giá khái quát ý nghĩa vấn đề: Cả hai đoạn trích đều thể hiện kín đáo cái nhìn nhân đạo sâu sắc và thái độ phê phán hiện thực lúc bấy giờ. Nỗi đau li biệt trong Chinh phụ ngâm là cảnh ngộ không được tôn trọng. Từ nỗi đau ấy, nhà thơ gián tiếp tỏ thái độ lên án chiến tranh và đồng cảm sâu sắc với khát vọng sống, được hưởng hạnh phúc của người phụ nữ. Còn ở Truyện Kiều, xa cách, biệt li chỉ là một cớ để Nguyên Du khái quát nỗi đau của phận người, từ làm lẽ, cô đơn chiếc bóng đến những cảnh ngộ bị vùi dập phũ phàng.. Nỗi đau ấy không của riêng ai - Đau đớn thay phận đàn bà, lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung B) Suy nghĩ về thân phận người phụ nữ trong xã hội ngày xưa: - Suy nghĩ phải gắn với nội dung tư tưởng được thể hiện qua hai đoạn trích. Cảnh ngộ của ngươi chinh phụ hay cảnh ngộ nàng Kiều đều thể hiện nỗi đau mà người phụ nữ ngày xưa phải gánh chịu. Họ đều là nạn nhân của xã hội phong kiến thối nát, quyền sống, quyền hạnh phúc không được tôn trọng. Các nhà thơ đã gặp nhau ở tâm hồn đồng điệu, ở cái nhìn nhân đạo, nhân văn sâu sắc. Và với ngòi bút thơ điêu luyện, tài hoa, họ đã để lại những vần thơ có sức lay đọng lòng người, những áng thiên phú biệt li. - Học sinh có thể vận dụng kiến thức về ca dao hoặc các tác phẩm văn học thời Trung đại cùng đề tài để làm bài thêm phong phú. - Trân trọng những bài làm có phát hiện, suy nghĩ riêng, cảm xúc chân thành. Câu 3: Nỗi đau và ước mơ của người phụ nữ qua ba đoạn thơ: "Trao duyên" (Truyện Kiều – Nguyễn Du), "Tình cảnh lẻ loi cảu người chinh phụ" (Chinh phụ ngâm – Đặng Trần Côn –Bản dịch chữ nôm của Đoàn Thị Điểm), "Nỗi sầu oán của người cung nữ" (Cung oán ngâm khúc – Nguyễn Gia Thiều). GỢI Ý LÀM BÀI a) Giải thích Số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến được các tác phẩm văn họ nói chung và văn học trung đại nói riêng phản ánh và đồng cảm với bi kịch, đồng tình với những khát vọng của họ. Các tác giả Nguyễn Du, Nguyễn Gia Thiều và Đặng Trần Côn đã đóng góp vào trào lưu nhân đạo bênh vực cho số phận con người nói nói chung và người phụ nữ nói riêng. b) Phân tích và chứng minh - Nỗi đau của người phụ nữ qua ba đoạn trích: + Nỗi đau về tình yêu tan vỡ: Đoạn trích "Trao duyên" (Truyện Kiều) + Nỗi đau về hạnh phúc gia đình: Đoạn trích "Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ" (Chinh phụ ngâm) + Nỗi đau bị ruồng bỏ: Đoạn trích "Nỗi sầu oán của người cung nữ" (Cung oán ngâm). Cần lấy dẫn chứng tiêu biểu, chọn lọc, phân tích dẫn chứng sâu sắc. - Ước mơ của người phụ nữ qua ba đoạn trích: + Ước mơ về tình yêu tự do, chung thủy. + Ước mơ về hạnh phúc lứa đôi: Tình cảm sum họp, tình yêu trọn vẹn. Khát vọng về hạnh phúc của người phụ nữ được các nhà thơ miêu tả qua tâm trạng của nhân vật rất đặc sắc. Học sinh cần làm rõ cảm nhận của bản thân. C) Đánh giá Chủ nghĩa nhân đạo qua các đoạn trích và các tác phẩm của văn học trung đại đã làm nên giá trị của nền văn học Việt Nam. Liên hệ mở rộng với văn học dân gian để khái quát giá trị các đoạn trích. Nỗi đau và ước mơ của người phụ nữa trong xã hội phong kiến vẫn luôn là nỗi đau đồng cảm của con người qua nhiều thế hệ. Câu 4: Thân phận người phụ nữ trong "Truyện Kiều" của Nguyễn Du, "Chinh phụ ngâm" của Đặng Trần Côn và "Cung oán ngâm khúc" của Nguyễn Gia Thiều. GỢI Ý LÀM BÀI 1. Nêu được hoàn cảnh xã hội Việt Nam giai đoạn cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX tác động đến văn học. 2. Giới thiệu Truyện Kiều của Nguyễn Du, Chinh phụ ngâm khúc của Đặng Trần Côn, Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều. 3. Tìm hiểu thân phận của người phụ nữ qua 3 tác phẩm A) Kiều, người chinh phụ, người cung nữ đều là những người phụ nữ có tài, có sắc, có phẩm chất cao đẹp. B) Kiều, người chinh phụ, người cung nữ đều phải hứng chịu nhiều đau thương: - Khao khát hạnh phúc nhưng không có hạnh phúc. - Đợi chờ, nhớ nhung, dằn vặt, đau khổ - Cô đơn, thất vọng C) Giá trị nhân đạo của Truyện Kiều, Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm khúc. - Cảm thông với nỗi đau của người phụ nữ. - Ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ ngay trong hoàn cảnh đau khổ. - Lên án chiến tranh phi nghĩa và những thế lực đã gây ra bao đau thương cho người phụ nữ Câu 5: Cảm nhận của anh (chị) về số phận bị kịch của người phụ nữ trong xã hội cũ qua một số tác phẩm văn học trung đại đã học: Đọc "Tiểu Thanh Kí" ( Nguyễn Du), Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ ( trích Chinh phụ ngâm – Đặng Trần Côn). GỢI Ý LÀM BÀI A) Các tác phẩm (đoạn trích) nêu trong đề bài đều viết về số phận bi kịch của người phụ nữ trong xã hội cũ. Mỗi người có những cảnh ngộ, số phận khác nhau, nhưng bi kịch chung của họ, của người phụ nữ trong xã hội xưa là: B) Họ có đủ điều kiện để sống hạnh phúc, sung sướng: Có tài, có sắc, khao khát hạnh phúc gia đình.. C) Cuộc đời, số phận của họ rất hẩm hiu, bất hạnh đau khổ, không được hưởng cuộc sống hạnh phúc bình thường: - Phải làm vợ lẽ, sống trong buồn khổ, cô đơn đến lâm bệnh mà chết khi còn rất trẻ (Tiểu Thanh). - Phải sống trong tình cảnh lẻ loi, sầu muộn, âu lo phấp phỏng đợi chờ chồng đến mòn mỏi, uổng phí tuổi xuân (người chinh phụ).. Câu 6: Nét tương đồng và khác biệt về ý nghĩa nhân đạo qua hai đoạn trích "Nỗi thương mình (Truyện Kiều – Nguyễn Du) và" Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ "(Chinh phụ ngâm khúc – Đặng Trần Côn). GỢI Ý LÀM BÀI 1. Giới thiệu chung: - Về trào lưu nhân đạo chủ nghĩa cua văn học trung đại thế kỉ XVIII; về tác giả, tác phẩm và vị trí của hai đoạn trích trên. - Hai đoạn trích tuy của hai tác giả khác nhau, viết về hai thân phận khác nhau nhưng đều nói về người phụ nữ trong xã hội phong kiến với một niềm thương cảm sâu sẳc, chân thành. 2. Nét riêng biệt giữa hai đoạn trích A. Đoạn trích" Nỗi thương mình "(" Truyện Kiều "Nguyễn Du) - Thúy Kiều là tiểu thư khuê các, từng sống trong cảnh" Êm đềm trướng rủ màn che "nhưng xã hội xô bồ, đã đẩy nàng vào cuộc sông nhơ nhớp chốn lầu xanh. - Trong đoạn trích này chúng ta nhận ra nỗi khổ đau, tủi nhục chồng chất của nàng: Thể xác bi vùi dập" Mặt sao dày gió dạn sương, Thân sao bướm chán ong chường bấy thân "; tâm hồn cô đơn, đau đớn, tủi hổ, bẻ bàng" Vui là vui gượng ".. - Qua đó ta thấy được tấm lòng cảm thông, thương xót, bênh vực cho nhân phẩm nàng Kiều của Nguyễn Du. B. Đoạn trích" Tình cảnh le loi của người chinh phụ "(" Chinh phụ ngâm khúc "- Đặng Trần Côn) - Chinh phụ là người phụ nữ thuộc tầng lớp quý tộc, điều này thể hiện rõ qua phong cách sinh hoạt của nàng (Đốt hương, soi gương, gảy đàn) - Với người chinh phụ, cuộc sống vật chất an nhàn sung sướng, địa vị xã hội được tôn trọng nhưng đời sống nội tâm thì đầy bi kịch. - Viết về ngươi chinh phụ, Đặng Trần Côn xót thương cho thân phận cô đơn bị chia lìa hạnh phúc lứa đôi, chôn vùi tuổi xuân trong sự chờ đợi mỏi mòn tuyệt vọng, đồng thời lên án chiến tranh phong kiến phi nghĩa. 3. Nét tương đồng trong ý nghĩa nhân đạo qua hai đoạn trích - Khẳng định ý thức cá nhân, đề cao quyền sống con người: Các nhân vật chính diện ở đây đều ý thức được cuộc sống bi kịch của chính họ và bộc lộ niềm khát khao cuộc sống trong tình yêu, hôn nhân tức là khẳng định quyền sống con người. - Đây là tư tưởng nhân đạo vượt thoát khỏi sự chật hẹp của xã hội phong kiến để vươn tới tầm nhân loại, cũng là sự gặp nhau của những tâm hồn lớn của thời đại. 4. Khái quát đánh giá chung về tác phẩm, tác giả trong trào lưu nhân đạo của văn học trung đại Việt Nam giai đoạn này Câu 7 ".. từ các khúc ngâm tới Truyện Kiều của Nguyễn Du đều có chung một mạch cảm hứng ai oán về thân phận con người trong nhân thế. "(Trần Đình Sử, Thi pháp Truyện Kiều, NXB Giáo dục, 2005, trang 74) Bằng hiểu biết của em về Truyện Kiều của Nguyễn Du, Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn và Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều, hãy làm sáng tỏ nhận định trên. GỢI Ý LÀM BÀI 1. Giải thích - Ai oán: Bi ai và oán hận. - Cảm hứng ai oán về thân phận con người trong xã hội: Cảm hứng bi ai và oán hận; đau xót và oán trách; thương cảm và tố cáo những vô lí, bất công, oan khuất, đau khổ.. mà con người phải chịu đựng. 2. Phân tích và chứng minh" cảm hứng ai oán về thân phận con người "trong các tác phẩm: Truyện Kiều, Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm khúc. A) Truyện Kiều - Nguyễn Du - Xót xa, thương cảm, đau đớn cho những người phụ nữ tài hoa, bạc mệnh. + Đạm Tiên + Thúy Kiều: Gia biến, tình yêu tan vỡ; Lưu lạc 15 năm đầy oan khốc; Nhân phẩm bị chà đạp: Bị vùi dập ê chề, đau đớn ở chốn lầu xanh nhơ nhớp; Đoàn viên nhưng không hạnh phúc. - Oán trách, tố cáo những thế lực gây ra đau thương cho con người. + Thế lực phong kiến + Thế lực đồng tiền, nhà chứa.. B) Chinh phụ ngâm - Đặng Trần Côn: - Thương cảm cho người chinh phụ có chồng ra trận vì chiến tranh phong kiến: + Cô đơn + Tuổi trẻ trôi qua, hạnh phúc không trọn vẹn + Tàn tạ, xác xơ, mòn mỏi đợi chờ tin chồng - Gián tiếp tố các oán trách chiến tranh phi nghĩa đã gây đau thương cho con người: + Chia rẽ hạnh phúc lứa đôi. + Đặt con người vào hoàn cảnh thương tâm: Người chồng có thể chết vì hòn tên mũi đạn nơi chiến trường, người vợ chết dần chết mòn trong đau khổ. C) Cung oán ngâm khúc - Nguyễn Gia Thiều - Thương cảm, xót xa cho người cung nữ xinh đẹp, tài hoa bị vua bỏ rơi: + Cô đơn, lẻ loi trong cung cấm. + Cuộc sống mất hết ý nghĩa niềm vui. - Phẫn uất, bất bình trước những bất công mà con người phải chịu đựng. 3. Mở rộng và so sánh -" Cảm hứng ai oán về thân phận con người "của Truyện Kiều, Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm khúc làm nên tiếng nói nhân đạo sâu sắc. -" Cảm hứng ai oán về thân phận con người "cũng mở ra hiện thực của thời đại. - Thể loại ngâm khúc phù hợp với việc thể hiện tiếng nói ai oán, bi thương của con người. Câu 8: Bi kịch của người phụ nữ trong xã hội cũ qua một số tác phẩm văn học trung đại đã học: Đọc Tiểu Thanh kí (Nguyễn Du), Trao duyên, Nỗi thương mình (Trích Truyện Kiều của Nguyễn Du), và các đoạn trích Chinh phụ ngâm (Đặng Trần Côn - Đoàn Thị Điểm), Cung oán ngâm (Nguyễn Gia Thiều). GỢI Ý LÀM BÀI 1. Giải thích ngắn gọn -" Bi kịch ": Là cảnh éo le, trắc trở, đau thương, đấu tranh căng thẳng, thường kết thúc bằng sự thất bại, hi sinh của nhân vật chính diện. - Bi kịch của người phụ nữ trong xã hội cũ: Là những cảnh ngộ, hoàn cảnh sống đáng thương của mỗi người mà họ lâm vào, nhưng tất cả đều là những nạn nhân của xã hội. 2. Nguyên nhân xã hội dẫn đến bi kịch của người phụ nữ trong xã hội cũ Họ không chỉ khổ vì chế độ nam quyền trọng nam khinh nữ, tước đoạt của người phụ nữ hạnh phúc, tình yêu mà họ còn khổ vì chiến tranh phi nghĩa, vì chế độ đa thê, vì chế độ cung nữ.. 3. Bi kịch của người phụ nữ trong xã hội cũ Nhìn một cách khái quát: Đó là bi kịch của tài sắc, bi kịch của hạnh phúc lứa đôi dở dang. Tuy nhiên tình cảnh, số phận, nỗi bất hạnh của họ lại có những biểu hiện riêng khác nhau xuất phát từ thân phận khác nhau - Bi kịch tài sắc: + Điểm chung của những người phụ nữ trong các tác phẩm trên là họ đều là những con người tài sắc + Sống trong một xã hội công bằng, tài sắc của người phụ nữ sẽ đem đến cho họ một địa vị cao quý. Nhưng dưới chế độ đầy bất công, tài sắc áy là mầm mống cho những bất hạnh mà họ phải gánh chịu (nàng Tiểu Thanh, người cung nữ). - Bi kịch khao khát hạnh phúc lứa đôi mà không thành: Nàng Tiểu Thanh phải sống trong cô độc và gánh chịu những âm mưu hãm hại, vùi dập của người vợ cả. Người chinh phụ chỉ có một mong ước giản dị là được sống bên người chồng của mình nhưng chiến tranh phi nghĩa đã cướp đi hạnh phúc đó. Còn người cung nữ là nạn nhân của chế độ cung nữ bất công - Không cam chịu những bất công này, người phụ nữ đã cất lên tiếng nói phản kháng mãnh liệt với xã hội xưa. 4. Ý nghĩa - Phản ánh những bi kịch của người phụ nữ trong xã hội cũ, các nhà thơ tiếp nối mạch nguồn của ca dao than thân - Việc phản ánh những bi kịch đó đi mang đến những giá trí nhân đạo sâu sắc cho các tác phẩm văn học trung đại, đặc biệt là văn học cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX - Liên hệ: Người phụ nữ ngày hôm nay đã được giải phóng khỏi ràng buộc của chế độ phong kiến và có được công bằng, hạnh phúc. Câu 9: Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam thời xưa qua các bài thơ: " Bánh trôi nước "," Tự tình (II) " (Hồ Xuân Hương) và" Nỗi thương mình " (trích Truyện Kiều ) của thi hào Nguyễn Du. GỢI Ý LÀM BÀI - Xã hội phong kiến xưa - xã hội nam quyền dung túng, bao che, bảo vệ cho nam giới, người phụ nữ chịu nhiều đau khổ thiệt thòi trước khuôn phép Nho gia và lễ giáo phong kiến, bị hành hạ về thể xác lẫn tinh thần. Họ khao khát và thể hiện ; ước mơ tư do, hạnh phúc, bình đẳng trong tỉnh yêu và trong khát vọng hạnh phúc lứa đôi. - Trong bài thơ" Bánh trôi nước ": Hồ Xuân Hương mượn hình ảnh" bánh trôi nước "để nói về thân phận phụ thuộc, long đong của người phụ nữ xưa với những quan niệm:" Trọng nam khinh nữ "," Nam tôn - nữ ti "đã tước đoạt sự tự do, khát vọng sống, người phụ nữ không thể làm chủ được bản thân trước thời đại. - Ở" Tự tình khúc "Hồ Xuân Hương mượn hình ảnh" hồng nhan "," nước non "để miêu tả tâm trạng cô đơn, chán chưởng, vừa phẫn uất, vừa khát khao hạnh phúc lứa đôi, vừa tủi thân cho duyên phận hẩm hiu của không ít số phận người phụ nữ đương thời. Lời lẽ giọng điệu của nữ sĩ họ Hồ bên ngoài có vẻ gai góc, nhưng bên trong lại đằm thắm và đầy nữ tính - Bài" Nỗi thương mình ". Ta thấy được tình cảnh trớ trêu đau đớn của Thúy Kiều, tâm trạng ngổn ngang và sự biến động trong tâm hồn Kiều: Năng tự ý thức được giá trị nhân phẩm bị chà đạp, nàng chua chát cho thân phận mình, qua nghệ thuật khai thác triệt để các hình thức đối xứng đầy sáng tạo, tài tình của tác giả (đối xứng trong bốn chữ, trong một câu và trong câu lục bát) - Nỗi sầu từ lòng người lan tỏa ra cảnh vật. - Từ đó đánh giá hình ảnh người phụ nữ Việt Nam xưa và nay. Câu 10: Khát vọng tình yêu tự do và hạnh phúc lứa đôi của người phụ nữ trong hai trích ngâm " Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ "và" Nỗi sầu oán của người cung nữ "( Trích Chinh phụ ngâm – Đặng Trần Côn, Cung oán ngâm – Nguyễn Gia Thiều; SGK Ngữ văn Nâng cao 10, tập 2, NXB Giáo dục năm 2016) GỢI Ý LÀM BÀI Làm rõ trọng tâm: - Khát vọng hạnh phúc; mãnh liệt của người chinh phụ nhưng phải sống trong cảnh cô đơn, buồn tủi, trông mong đến tuyệt vọng. - Khát vọng tình yêu tự do qua nỗi sầu oán, phản kháng mãnh liệt của người cung nữ bị giam cầm nơi cung cấm. - Hai hoàn cảnh sống, hai cuộc đời nhưng cùng chung số phận: Không có tình yêu tự do, không hạnh phúc. Các tác giả Đặng Trân Côn, Nguyễn Gia Thiều đã thể hiện thái độ cảm thương, bênh vực, đồng thời lên án gay gắt xã hội đã chà đạp, đoạt quyền sống con người, của người phụ nữ. Hai khúc ngâm cùng chung một tiếng nói nhân đạo sâu sắc. - Thấy được những đặc sắc nghệ thuật của hai trích ngâm, góp phần diễn tả thành công tâm trạng nhân vật, khắc họa bi kịch người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Câu 11 Thân phận người phụ nữ là một nội dung quan trọng của văn học Việt Nam thế kỉ XVIII và nửa đầu thế kỉ XIX. Hãy làm sáng tỏ nội dung ấy qua đoạn trích sau: 1. Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ (Ngữ văn 10 Nâng cao, tập 2, NXB Giáo dục, trang 111) 2. Nỗi sầu oán của người cung nữ (Ngữ văn 10 Nâng cao, tập 2, NXB Giáo dục, trang 120) 3. Trao duyên ( Ngữ văn 10 Nâng cao, tập 2, NXB Giáo dục, trang 137) 4. Nỗi thương mình ( Ngữ văn 10 Nâng cao, tập 2, NXB Giáo dục, trang 141) GỢI Ý LÀM BÀI Bài viết phải chứng tỏ được rằng, các tác phẩm - đoạn trích đã khắc họa rõ nét thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ với những điểm chủ yếu sau đây: 1. Người phụ nữ. Nạn nhân đau khổ của chiến tranh phong kiến, của thói hưởng lạc dâm ô của giai cấp thống trị, của tình trạng suy đồi đạo đức kỉ cương, của sự lộng hành của bọn" bán thịt, buôn người ", của cái ác. 2. Khát vọng của người phụ nữ cũng là khát vọng chính đáng muôn thuở của con người: Khát vọng về tình yêu lứa đôi, về hạnh phúc gia đình, về tư do, về nhân phẩm. 3. Trong khổ đau, phẩm chất cao đẹp của người phụ nữ lại bộc lộ sáng ngời: Đức hi sinh, tinh thần vị tha, lòng chung thủy sắt son, ý thức sâu sắc vê phẩm giá con người, ý thức đấu tranh để thoát khỏi vũng bùn khổ đau ô nhục chứ không cam chịu buông xuôi (dù rằng họ có thể đã thất bại, nhưng cái đáng giá là tinh thần vươn lên của họ) 4. Sự khắc họa thành công hình ảnh người phụ nữ là một thành tựu lớn của văn học Việt Nam thế kỉ XVIII và nửa đầu thế ki XIX. Đó là một bước tiến lớn của tư tưởng nhân văn - nhân đạo trong văn học, thể hiện ở việc quan tâm đến những thân phận thấp cổ bé miệng, lắng nghe tiếng kêu đau đớn của họ, cảm thông và bênh vực họ. Chính điều này làm cho văn học giai đoạn này có giá trị nhân đạo sâu sắc và làm cho các tác phẩm trở nên bất tử với thời gian. Để làm sáng tỏ các nội dung trên, học sinh có thể chọn các cách trình bày - tổ chức bài viết theo sở trường của mình nhưng tối thiểu phải đạt các yêu cầu sau đây trong quá trình phân tích các đoạn trích: - Đối với đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ: Phải phân tích được những cung bậc và sắc thái khác nhau của nỗi cô đơn buồn khổ ở người chính phụ khao khát được sống trong tình yêu và hạnh phúc lứa đôi; qua đó, cảm nhận được nỗi đau khổ của người chinh phụ, hiểu được ý nghĩa đề cao hạnh phúc lứa đôi của tác phẩm; thấy được thành công của tác giả trong nghệ thuật miêu tả nội tâm. - Đối với đoạn trích Nỗi sẫu oán của người cung nữ: Phải phân tích được nỗi ai oán, thương thân và niềm bi phẫn cùng ước muốn" dứt tơ hồng ", muốn" đạp tiêu phòng"của người cung nữ bị nhà vua bỏ rơi đang chôn vùi tuổi xuân trong chốn vách quế hắt hiu, lạnh lẽo. - Đối với đoạn trích Trao duyên: Phải phân tích được bi kịch tình yêu, thân phận bất hạnh và nhân cách cao đẹp của Thúy Kiều; phân tích được sự tài tình sâu sắc của Nguyễn Du trong việc miêu tả tâm trạng nhân vật. - Đối với đoạn trích Nỗi thương mình: Phải phân tích được nỗi niềm thương thân xót phận và ý thức sâu sắc của Thúy Kiều về phẩm giá của mình; phân tích được sự tài tình sâu sắc của Nguyễn Du trong việc miêu tả tâm trạng nhân vật.