Tết trung thu ở Nhật Bản Nhật Bản là một Quốc gia thuộc nền văn hóa Á Đông, vậy nên người dân của đất nước mặt trời mọc này cũng có tục lệ cúng trăng rằm mùa thu. Tuy nhiên tết trung thu của người Nhật có nhiều nét khác biệt so với tết trung thu của Việt Nam chúng ta nói riêng và các nước Châu Á khác nói chung. Dưới đây chúng ta sẽ cùng tỉm hiểu xem có những sự khác biệt nào nhé! Nguồn gốc ngày tết trung thu Tết trung thu của Việt Nam gắn với hình ảnh ngộ nghĩnh của chú Cuội, hình ảnh xinh đẹp dịu dàng của Hằng Nga, hình ảnh dễ thương của Thỏ Ngọc. Còn tết trung thu của Nhật chỉ có duy nhất hình ảnh Thỏ Ngọc. Chuyện kể về 3 con vật là khỉ, cáo và thỏ được Thượng đế thử thách khi Thượng đế hóa thân thành một ông lão và đến xin chúng thức ăn. Trong khi khỉ nhanh nhảu trèo lên cây để hái thật nhiều trái ngon, còn cáo thì đi trộm đồ cúng từ các ngôi mộ để biếu tặng ông lão, chỉ có mỗi thỏ là không có gì cả. Vì vậy để có thức ăn biếu ông lão, thỏ đã lao mình vào đống lửa để hiến tặng chính bản thân mình. Cảm động trước tấm lòng của thỏ, Thượng đế đã hồi sinh cho thỏ rồi đưa nó lên cung trăng để tôn vinh trước tất cả mọi người. Và hằng năm mỗi dịp đến ngày trung thu Thỏ Ngọc lại cặm cụi giã gạo làm bánh Dango Nhật Bản có đón Trung thu không? Câu trả lời không chỉ là có mà còn khác với Việt Nam và một số nước Châu Á khác, Nhật Bản là quốc gia có tết trung thu 2 lần trong một năm. Lần thứ nhất là vào ngày 15 - 8 âm lịch, khoảng mùng 9 - 10 dương lịch. Otsukimi được tổ chức kần thứ hai được tổ chức vào ngày 13-9 âm lịch, đêm 13 này còn được gọi là "trăng sau". Theo âun niệm của người Nhật nếu bạn đã ngắm trăng ngày 15 thì nhất định phải ngắm cả trăng đêm 13. Bằng không người đó sẽ gặp rất nhiều xui xẻo. Ý nghĩa của ngày lễ trung thu Người Việt Nam quan niệm Tết trung thu là tết của trẻ em, vào ngày lễ này trẻ em khắp cả nước đều đi ra phố rước đèn, trẻ em cùng nhau chơi những trò chơi ở dưới ánh trăng ngày rằm, sau đó là cùng nhau phá cỗ bánh kẹo. Ở nhiều địa phương trên cả nước còn tổ chức múa Lân để phục vụ cho các bé vui chơi vào ngày này. Đây cũng là dịp để mọi người tỏ lòng biết ơn, cảm ơn đến những người thân yêu, quan trọng bằng cách tặng cho người thân những chiếc bánh trung thu thật ngon, trà và rượu đến cho cha mẹ, thầy cô.. Ở Nhật Bản lễ hội Trung thu được gọi là Tsukimi - lễ hội ngắm trăng. Ngày lễ ngắm trăng đặc biệt này còn mang một ý nghĩa khác là tạ ơn các vị thần đã ban cho người dân một vụ mùa thật bội thu, họ đã làm những mâm lễ cúng thật chu đáo bằng chính những thứ mà họ làm ra như bánh truyền thống Dango, cỏ lau. Cỏ lau được coi như hiện thân của nữ thần Mặt Trăng mang đến sự ấm no, sung túc cho người dân và mùa màng bội thu. Rước đèn cá chép Cũng giống như trẻ em Việt Nam, các trẻ em Nhật Bản cũng được tham gia rước đèn vào đêm trung thu. Nếu ở Việt Nam trung thu gắn liền với hình ảnh đèn ông sao thì ở Nhật Bản lại gắn với hình ảnh đèn cá chép. Người Nhật cho rằng: Cá chép là hiện thân cho lòng can đảm và sự mạnh mẽ bất diệt. Cá chép hiện thân của võ sĩ SAMURAI vì nó dám lội ngược dòng thác nước chịu bao nhiêu khó khăn để có được thành quả tốt đẹp, được người Nhật vô cùng thán phục. Tên gọi khác của tết trung thu ở Nhật Bản là gì? Tết trung thu ở Nhật có tên gọi là Otsukimi (お月見) hay còn được gọi là Tsukimi, có nghĩa là ngắm trăng. Có giả thuyết cho rằng tết trung thu ở Nhật bắt nguồn từ tết Trung thu của Trung Quốc. Ngày lễ này được lưu truyền vào đảo quốc Nhật Bản thông qua những đoàn đi sứ nhà Đường trong thời kỳ Heian (794 – 1185) Trung thu Nhật Bản ăn gì? Nếu bánh nướng, bánh dẻo là món bánh đặc trưng của tết trung thu Việt Nam, Trung Quốc.. thì tại Nhật món bánh Dango chính là món bánh không thể thiếu trong dịp này cùng với cỏ Susuki. Những chiếc bánh tròn tròn, xinh xắn tựa như những ông trăng nhỏ, người Nhật quan niệm nhờ ăn những chiếc bánh như này mò họ được khỏe mạnh và hạnh phúc hơn. Đó chính là hai món cơ bản nhất, ngoài ra người Nhật còn bày biện thêm hoa quả để đẹp mắt, hạt dẻ, khoai môn, edamame. Sản phẩm nông nghiệp trong mâm cỗ tết trung thu. Tại Việt Nam: Mâm hoa quả cúng tết Trung thu sẽ thường có các loại hoa quả như bưởi, hồng, táo, chuối, quýt.. Tại Nhật Bản: Giống như tên gọi khác của đêm 15 là "Imomeigetsu" (trăng mùa khoai), Otsukimi còn được xem là lễ cầu chúc cho mùa thu hoạch khoai các loại. Do đó, vào đêm này, cũng có thể cúng khoai tây lẫn khoai môn. Còn đồ cúng thích hợp của đêm 13 là lê và đậu các loại. Thêm vào đó, việc cúng các loại rau quả khác mà tự tay trồng còn mang ý nghĩa cảm tạ thần linh đã mang đến những vụ mùa tươi tốt. Tùy theo từng địa phương mà các loại rau quả này sẽ khác nhau. Đặc biệt, người Nhật tin rằng nếu cúng những loại trái cây như nho thì điều ước sẽ dễ thành hiện thực.