Gia đình mình có cả thảy 5 đứa trẻ, nhưng vì là con nít nên chúng rất nghịch, chúng thường phá phách, đùa giỡn. Người lớn bảo thì chúng chỉ im được 5 phút rồi lại tiếp tục đùa giỡn. Người lớn thường hay đánh, mắng và hâm dọa đủ điều, chúng khóc và chúng rất sợ. Nhưng nói nhỏ nhẹ thì lại không nghe. Trẻ con có bị ảnh hưởng bởi những hành động đó không? Bạn sẽ chọn cách giải quyết nào là hợp lý? Người lớn nên làm thế nào để giải quyết vấn đề?
Mình nghĩ nghĩ thì không nên dùng bạo lực hay đánh mắng hâm dọa con nhỏ bởi lẽ những lời bạn nói ra lúc tức giận thì con nhỏ ghi nhớ rất sau và cũng có khả năng bị trầm cảm hay bạo lực sau này. Nếu bạn đã từng đánh con vì không thể kiềm chế được lúc tức giận, hãy thử áp dụng cách sau: Đếm nhẩm từ 1 đến 20 và đi ra khỏi phòng đang ở với trẻ hoặc hít thở sâu một lúc. Việc đánh trẻ trong lúc tức giận sẽ làm tăng khả năng khiến trẻ bị thương. Nếu bạn đang áp dụng những hình phạt "đòn roi" với con, hãy thử nói chuyện với vợ/chồng của mình để cùng tìm ra phương hướng kỷ luật khác. Thử đưa ra những phần thưởng hấp dẫn hơn khi con nghe lời hoặc phạt lấy đi những thứ trẻ thích khi trẻ không ngoan. Ví dụ, phương pháp đổi mật khẩu wifi và "thưởng" con mật khẩu mới khi con nghe lời sẽ có hiệu quả rất cao. Hãy lựa chọn từ ngữ cẩn trọng khi nói chuyện với con, đặc biệt là trong lúc tức giận. Những gì bạn nói con sẽ ghi nhớ rất rõ. Hãy nhớ chúng ta là những bậc cha mẹ. Cố gắng kiềm chế, dừng lại và suy nghĩ trước khi đánh con bạn nhé!
Chào bạn, câu hỏi của bạn rất thực tế. Mấy đứa nhóc thường rất nghịch tuy vậy đánh đập chúng là hành động không nên. Trước hết theo quan điểm của mình, trẻ em có thể chia làm hai loại nhân chi sơ tính bản thiện và nhân chi sơ tính bản ác, như vậy tùy theo từng loại trẻ em mình sẽ suy nghĩ cách đối đãi với nó. Tuy vậy sự giáo dục trong những năm tháng đầu đời cũng hết sức quan trọng trong việc hình thành nhân cách trẻ em sau này. Cá nhân mình cho rằng đối với những bé quá nghịch và cứng đầu, mình không thể nói ngọt được thì có thể sử dụng đòn roi sau đó giải thích cặn kẽ cho bé hiểu việc bé làm là sai và đòn roi chính là phương án cuối cùng. Nhưng không có nghĩa là lạm dụng đòn roi quá đà, gây nên nhiều tổn thương về thể xác cũng như tâm lý trong trẻ. Ở cùng với trẻ em đòi hỏi rất nhiều sự kiên nhẫn và quan tâm để chúng không phát triển lệch hướng, cách giáo dục nên làm nhất là kết hợp giữa thưởng và phạt phân minh. Bạn hãy cùng các bé đặt ra những tiêu chuẩn chung giữa hai bên cũng như cách thưởng phạt nếu như bên trẻ hoàn thành tốt. Ví dụ như bạn đặt điều kiện vào 10 giờ thì các bé phải tự giác đi ăn và đi ngủ, nếu như làm được như vậy các bé sẽ được thưởng bánh kẹo.. nếu không thì sẽ phải dọn dẹp nhà cửa.. Trên đó là ví dụ của mình thôi còn các điều kiện giữa hai bên sẽ được thiết lập dựa vào quan hệ thực tế giữa bạn và bé. Hãy dành thêm một chút thời gian để cùng chơi và gắn kết với bọn trẻ thì lời của bạn sẽ được chúng lắng nghe hơn. Mong suy nghĩ của mình sẽ giúp ích cho bạn.
Trẻ em sinh ra là tạo hóa của chúa nếu bạn theo đạo chúa, của phật nếu bạn theo đạo phật, của bạn nếu bạn vô thần.. là của ai đi nữa thì nó phải được sống hạnh phúc, vui vẻ.. ngôi nhà là nơi để trở về vui vẻ, đầy ắp tiếng cười chứ không phải là nơi đánh đập, chửi bới. Trẻ em cần được yêu thương, chúng cần được khám phá, trải nghiệm chúng ta không nên ép buộc nó theo ý chúng ta. Dù sao đi nữa thì những trận đòn roi sẽ để lại những di chứng tâm lí nặng nề, sẽ theo bé đến suốt cuộc đời.
Người ta thường nói trẻ em như một tờ giấy trắng, tờ giấy này sạch đẹp hay dơ thì phần lớn phụ thuộc vào cách mà bố mẹ viết lên chúng. Nếu như dùng các hành động như đánh, mắng để dạy con thì mình thấy là cách dạy sai lầm. Dùng cách này thì chỉ có làm cho con trẻ chỉ sợ thôi chứ không phục. Chúng sẽ có cảm giác tức giận, buồn.. Và khi có những nỗi buồn thì những đứa trẻ này không dám chia sẻ với bố mẹ bởi chúng sợ bị la. Những cảm xúc tiêu cực của chúng sẽ cứ dồn nén trong lòng và đến lúc nào đó không chịu được nữa sẽ dẫn đến nhiều hậu quả như trẻ sẽ bị trầm cảm.. Thay vì dùng cách sai lầm đấy, bố mẹ có thể dạy con bằng những lời lẽ nhẹ nhàng, dùng những từ ngữ tích cực. Mỗi khi con trẻ làm gì sai thì khoan tức giận mà hãy nhẹ nhàng phân tích tại sao là làm điều đó là sai, phải sửa sai thế nào. Bố mẹ nên chỉ định hướng cách làm để trẻ tự lựa chọn, đừng quá áp đặt. Đưa trẻ con vào khuôn khổ thì không phải không tốt chỉ cần đừng quá siết chặt khuôn khổ đấy. Đây là suy nghĩ của mình
Mình nghĩ không nên dùng bạo lực để dạy dỗ trẻ, điều này sẽ gây ra ám ảnh tâm lý cho tui nhỏ. Thay vào đó, hãy chơi với chũng nhiều hơn, lắng nghe tụi nhỏ xem tụi nó muốn gì để có thể giáo dục chũng tốt hơn. Nếu có thể, mình nghĩ ba mẹ nào cũng nên đọc một vào cuốn sách về dạy và giáo dục trẻ đúng cách, điều này sẽ khoa học hơn rất nhiều.
Chào bạn, Mình nghĩ vấn đề không phải ở chuyện dùng bạo lực hay không mà giáo dục phải là vấn đề về phương pháp giáo dục cơ. Còn nếu nói có nên dùng bạo lực không thì ai cũng sẽ nói không nên. Nhưng mà nói thật bọn mình có ai mà không từng ăn roi của bố mẹ, nhưng cũng có phải đều không nên người đâu. Giáo dục trẻ quan trọng là môi trường, phương pháp và thái độ của người lớn. Nếu bạn muốn áp dụng giáo dục không đòn roi với trẻ đòi hỏi bạn phải có những phương pháp cứng rắn khác ngay từ đầu. Đánh đòn hay quát mắng là một biện pháp thể hiện sự bất lực của người lớn thôi. Mà trẻ em thì dễ khiến ta thấy bất lực lắm. Bạn nuôi con thì sẽ hiểu. Như mình, nhà mình không đánh đòn trẻ con nhưng mình có một hệ thống quy tắc rất rõ ràng chặt chẽ và áp dụng liên tục, người lớn cũng phải tuân theo. Đấy là một kiểu giáo dục bằng kỷ luật. Nhưng việc này khiến người lớn áp lực hơn nhiều vì ba mẹ sẽ phải tuân theo kỷ luật để làm gương, thưởng phạt rõ ràng và không được sai. Vì nếu một lần sai thì kỷ luật bạn đặt ra mất giá trị. Mình không phê phán phương pháp nào mà mình nghĩ mỗi gia đình sẽ có cách dạy dỗ riêng. Và nếu cha mẹ như bạn có tinh thần cầu thị tìm hiểu những điều tốt cho con thì đứa trẻ cũng đã rất tuyệt vời rồi.
Thực sự mà nói vấn đề này cũng khá nhạy cảm. Nếu không có bạo lực chưa chắc đã hay. Nhiều bé cứng đầu, lời nói không có tác dụng ý chứ. Mà có khi nói nhiều cũng phản tác dụng. Kiểu bị nhờn ấy. Nhất là bé nào láu cá biết là mình làm gì sai mẹ cũng sẽ không mắng đâu, thế là lại càng được thể lấn tới. Ngược lại bé nào kiểu sống nội tâm mà dùng đòn roi lại càng nguy hiểm, kiểu dễ bị sốc tâm lý ý. Thành lỳ đòn, càng đánh càng lỳ ra, dần dần ảnh hưởng đến tính cách ý chứ. Theo mình bạo lực hay không, bạo lực đến mức nào tùy thuộc vào đối tượng. Bố mẹ mà bít quan tâm, để ý đến con mình thì sẽ biết cách áp dụng cho phù hợp với con.
Chào bạn nhé! Theo mình dạy trẻ bằng bạo lực là điều hết sức không nên, nó ảnh hưởng sâu sắc đến quá trình phát triển và hình thành nhân cách ở trẻ. Trẻ em tinh nghịch là điều tất yếu, nếu chúng ta trối buộc chúng phải im lặng hoặc bắt chúng phải ngoan ngoãn bằng những đòn roi sẽ gieo vào trẻ những khó chịu, bức xúc hoặc cảm thấy mình không được yêu thương. Làm trẻ trở nên chay đòn và bướng hơn. Đôi khi còn hình thành thái độ chống đối ở trẻ. Bị đánh và đe doa làm tổn thương tinh thần và mai đây lớn lên trẻ sẽ quen dần với bạo lực và dùng nắm đấm của mình để giải quyết các vần đề gặp phải. Và đâu đó khi ngày nhỏ phải lớn lên trong sự la mắng và đòn roi sẽ làm trẻ không biết yêu thương và trân trọng bản thân. Vậy nên mỗi bậc cha mẹ, mỗi gia đình phải hiểu và biết rõ con mình. Tìm cách phân tích, chỉ dạy con bằng những lời nói, bằng những lí lẽ mà trẻ có thể hiểu và thực hiện được, mỗi bậc phụ huynh phải nghiêm túc trong việc dạy con, để bản thân mình là hình mẫu để trẻ học tập, phải luôn kiên trì và nhẫn nại thật nhiều trong cách dạy trẻ.
Trẻ em rất nhạy cảm và có sự cảm nhận k thua kém gì người lớn dù đôi khi khá mơ hồ. Nhận thức của trẻ sẽ phát triển rất nhanh từ năm lên 3 tuổi, việc người lớn dạy dỗ như thế nào có tác động cực kỳ to lớn đến nhận thức và nhân cách của trẻ sau này. Thường thì những trẻ bị giáo huấn bởi đòn rơi có hai x hướng phát triển. Thứ nhất là trẻ trở nên chai lì và trầm lặng suốt tuổi thơ, nhưng trong tâm trí luôn có sự chống đối ngầm và khi trưởng thành trẻ sẽ chuyển sự bạo lực lên 1 đối tượng khác. Trường hợp thứ hai là trẻ k chống cự và hình thành phản ứng sợ hãi, phục tùng. Từ bé đến lớn trẻ luôn trong tình trạng sợ hãi và k thể làm chủ dc chính mình, dễ trở thành người nhu nhược, yêu đuối về mặt cảm xúc. Người lớn k nên dùng roi vọt để dạy trẻ con, thay vào đó cần hiểu tâm lý trẻ nhiều hơn qua các độ tuổi vì hiểu rồi sẽ k ai nỡ lòng đánh một đứa trẻ con khi nó chạy nhảy avf k chịu ngồi im, vì đó là đặc điểm tâm sinh lý của chúng. Giáo dục bằng bạo lực k bao giờ là cách dạy 1 người phát triển nhân cách toàn diện dc mà chỉ có tình yêu thương, sự thấu hiểu mới mang lại những giá trị tốt đẹp để hình thành nên nhân cách của một người.