Người lái đò sông đà

Thảo luận trong 'Cần Sửa Bài' bắt đầu bởi Huỳnh Thị Bích Tuyền, 30 Tháng sáu 2023.

  1. Người lái đò sông đà

    (Hình tượng ông lái đò)

    Maxim Gorki từng khẳng định: "Nghệ sĩ là người biết khai thác những ấn tượng riêng của mình, tìm thấy những ấn tượng với giá trị khái quát và làm cho những ấn tượng ấy có hình thức riêng". Có thể nói một nghệ sĩ chân chính có tài năng thật sự phải biết nhìn cuộc đời bằng một con mắt riêng, bằng một cảm quan riêng để tạo ra một tiếng nói riêng, phong cách riêng. Đúng như Lê Đạt đã từng viết trong bài thơ Vân Chữ:

    "Mỗi công dân đều có một dạng vân tay

    Mỗi người nghệ sĩ thứ thiệt đều có một dạng vân chữ

    Không trộn lẫn".

    Nguyễn Tuân là một người nghệ sĩ thứ thiệt với một dạng vân chữ độc tôn, không trọng lẫn của riêng mình. Điều này được Nguyễn Tuân diễn tả rõ nét qua tác phẩm Người lái đò sông đà. Hình tượng nổi bật trong tuỳ bút này là ông lái đò được Nguyễn Tuân miêu tả hết sức đậm nét, đặc sắc: "Ông đồ cố nén vết.. ngừng chèo".

    "Nếu tác giả không có lối đi riêng thì người đó không bao giờ là nhà văn cả. Nếu anh không có giọng điệu riêng, anh ta khó trở thành nhà văn thực thụ (Sê khốp). Chính sự độc đáo mới mẻ trong cách nhìn, cách cảm nhận cuộc sống mới và cách thể hiện riêng biệt của người nghệ sỹ trong sáng tác sẽ tạo dựng nên những tác phẩm sống mãi với thời gian. Nhận thức được bản chất của nghệ thuật, Nguyễn Tuân đã sáng tạo miệt mài không nghĩ. Ông cho rằng" nghệ thuật sẽ chết nếu như không có nét riêng, độc đáo. Cái tầm thường là cái chết của nghệ thuật ", Người lái đò sông đà chính là sản phẩm của quá trình lao động miệt mài, cần mẫn, đầy sáng tạo của Nguyễn Tuân. Hiện thực cuộc sống đã được thu vào lăng kính của Nguyễn Tuân, từ đó phản chiếu qua những trang văn thể hiện cách nhìn, cách cảm thụ đầy tính khám phá về cuộc sống và con người Tây Bắc trong những năm xây dựng cuộc sống mới.

    Lêônit Lêônap đã khẳng định" Mỗi tác phẩm phải là một phát minh về hình thức và một khám phá về một dung. Trích đoạn trong "Người lái đò sông Đà" của Nguyễn Tuân xứng đáng là một chỉnh thể nghệ thuật bởi đã thể hiện được nét riêng, độc đáo cả về nội dung và hình thức.

    Xét về phương diện nội dung, đoạn trích miêu tả vẻ đẹp của ông lái đò trong quá trình mưu sinh kiếm sống trên sông Đà. Nguyễn Tuân đã đặt ông đồ vào trong mối tương quan với con sông Đà hung bạo, từ đó hình ảnh ông lái đò trở thành người anh hùng nghệ sĩ trong leo thác vượt ghềnh. Hàng chục năm lái đò trên sông Đà, ông đã nắm chắc qui luật của thần sông thần đá. Thuộc qui luật phục kích của lũ đá nơi ải nước hiểm trở. Như một đại tướng lão luyện dày dạn kinh nghiệm trận mục, ông đã bình tĩnh tiến vào trận địa, lần lượt vượt qua từng trùng vây. Vượt trùng vậy một hai tay gác mái chéo. Cố nét vết thương, hai chân vẫn kẹp chặt lấy cuống lái, mặt méo bệch. Chỉ huy ngắn gọn tỉnh táo. Vượt trùng vây thứ hai không một chút nghĩ tay nghĩ mắt. Nắm chặt lấy cái bờm song đúng luồng rồi ghì cương lái, bám chắc lấy luồn nước đúng mà phóng nhanh vòa cửa sinh, lái miết một đường chéo về phía cửa đá. Những thao tác, động tác rất thành thạo, chính xác, dũng mãnh. Vượt trùng vây 3: Phóng thẳng thuyền, chọc thủng cửa giữa. Thuyền vút qua cõng đá cánh mở cánh khép. Miêu tả quá trình vượt thác của ông lái đò Nguyễn Tuân sử dụng câu văn ngắn, tạo nhịp điệu gấp gáp, hơi căng thẳng dồn dập gợi không khí cuộc giao tranh quyết liệt, một sống một chết. Kết hợp kiến thức uyên bác trên nhiều lĩnh vực: Võ thuật, thể thao, quân sự và trí tưởng tượng phong phú, qua đó Nguyễn Tuân đã biến câu chuyện bình thường thành bảng trường ca về người anh hùng nghệ sĩ lái đò trong nghệ thuật vượt thác. Ông Đò vừa là một dũng sĩ vừa là một nghệ sĩ.

    Về phương diện nghệ thuật, trích đoạn trong Người lái đò sông đà, là một minh chứng rõ nét phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân. Lối viết dung dị, thâm trầm, sâu sắc; ngôn ngữ bình dị, gần với lời ăn tiếng nói hàng ngày; không gian nghệ thuật quen thuộc.. Cách thức tổ chức câu văn linh hoạt, sáng tạo với những liên tưởng, so sánh sáng tạo, bất ngờ gây ấn tượng với người đọc. Nhà văn lựa chọn được những chi tiết, hình ảnh độc đáo để làm cơ sở chuyển tải nội dung tác phẩm, qua đó, trao truyền đến người đọc những bài học, thông điệp sâu sắc. Đặc biệt, tác giả đã kết hợp nhiều phương thức để miêu tả, đặt đối tượng vào những tình huống, hoàn cảnh đặc biệt, khám phá đối tượng ở nhiều chiều, nhiều góc độ từ đó hình tượng văn học hiện lên chân thực, sống động, có linh hồn, tính cách..

    Từ trích đoạn miêu tả vẻ đẹp của ông lái đò trong quá trình vượt thác đã cho người đọc thấy được mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên. Trước hết, thiên nhiên Tây Bắc dưới trang văn của Nguyễn Tuân mang sức sống mạnh mẽ: Văng vẳng reo hò, bố trí thành những luồng tử, luồng sinh, những vòng vây, trùng vi, thạch trận.. Miêu tả thiên nhiên, Nguyễn Tuân đã bày tỏ sự trân trọng, ngưỡng mộ của mình dành cho vẻ đẹp hùng vĩ, hiểm trở của đất trời Tây Bắc. Trên nền khung cảnh thiên nhiên ấy là hình ảnh người lao động, nhỏ bé nhưng không bị chìm khuất vào thiên nhiên, trái lại trở nên hiên ngang, kỳ vỹ. Điều này chứng tỏ thiên nhiên không chỉ là hoàn cảnh, điều kiện sinh sống khắc nghiệt mà còn là nền tảng để con người khẳng định sức mạnh thể chất và tinh thần trong công cuộc chinh phục cuộc sống mới. Thiên nhiên còn là chất men làm con người rung động, khơi dậy tinh thần lao động hăng say, cần mẫn, quả cảm.. Bielinski từng khẳng định: "Cái đẹp là điều kiện không thể thiếu được của nghệ thuật, nếu thiếu cái đẹp thì không có và không thể có nghệ thuật. Đó là một định lí". Từ cái đẹp -cái quý trong thiên nhiên, cuộc sống, con người, Nguyễn Tuân đã phản ánh vào trang viết và làm cho người đọc cùng nhìn thấy để biết cảm thông, thấu hiểu, biết hướng mình đến những điều chân - thiện – mỹ của cuộc sống. Đấy chính là giá trị của cái đẹp mà "Người lái đò sông Đà" mang lại. Chính điều này, một lần nữa khẳng định vững chắc hơn cái tài, cái tâm của người nghệ sỹ "suốt đời đi tìm cái đẹp"..
     
    Last edited by a moderator: 10 Tháng bảy 2023
Trả lời qua Facebook
Đang tải...