Tự Truyện Người Đàn Bà Số Khổ! - Nguyễn Thị Nhài

Thảo luận trong 'Truyện Drop' bắt đầu bởi Nguyễn Thị Nhài, 7 Tháng tư 2022.

  1. Nguyễn Thị Nhài Tìm Nơi Bình Yên Cho Tâm Hồn

    Bài viết:
    0
    Tên truyện: Người đàn bà số khổ!

    Tác Giả: Nguyễn Thị Nhài

    Thể loại: Hôn nhân và gia đình

    Giới thiệu truyện: Dựa theo câu chuyện có thật kể về người phụ nữ bất hạnh lấy nhầm chồng!

    Nick Facebook: Nhài Nguyễn

    [​IMG]
     
    Chỉnh sửa cuối: 7 Tháng tư 2022
  2. Đăng ký Binance
  3. Nguyễn Thị Nhài Tìm Nơi Bình Yên Cho Tâm Hồn

    Bài viết:
    0
    Chương 1: Người đàn bà số khổ! - Kết hôn

    * Thân em như hạt mưa sa, hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày *


    Bấm để xem
    Đóng lại
    Cô sinh ra trong 1 gia đình thuần nông, lương thiện từ thập niên 60-70. Nhà cô có 6 anh chị em, 3 trai 3 gái, cô là con gái út nên được gia đính hết mực cưng chiều, có món gì ngon cũng được bố mẹ phần cho, có việc gì nặng các anh chị làm đỡ giúp, cuộc sống cứ êm đềm trôi qua. Đến khi cô trưởng thành, trổ mã thôn nữ được bao người săn đón làm quen muốn hỏi làm vợ, nhưng vì bản tính nhút nhát, cô chẳng dám quen ai, ai đến nhà thì cô lại trốn sang chơi với mấy con bạn cùng xóm.

    Đến một ngày, cô được ông chú họ giới thiệu cho một cậu thanh niên làng trên mà nhà cậu thanh niên này có họ hai mang với ông chú họ đó (họ hai mang nghĩa là: Có cả họ với đằng nội và đằng ngoại).

    Anh chàng này hơn cô một tuổi, khi được dắt xuống nhà cô ấn tượng đầu tiên của cô là một thanh niên nhút nhát, nói chuyện với cô còn run run. Trong đầu cô nghĩ người thế này chắc hiền lành, hợp với tính cách của cô. Bố mẹ cô cũng ưng anh và thêm phần có chú họ mai mối nên rất thuận ý đẩy thuyền cho anh và cô đến với nhau!

    Giới thiệu thêm về anh: Anh sinh ra trong một gia đình thuần nông, bố mẹ anh có 8 người con, 4 trai, 4 gái, anh là con trai thứ 3, gia đình khá giả có của ăn của để.

    Sau vài lần gặp gỡ và tìm hiểu, một phần cô cũng cảm mến thấy anh chân chất, hiền lành, một phần nghĩ quan niệm cha mẹ đặt đâu con ngồi đó (thời của cô mọi người kết hôn chủ yếu do mai mối), và một phần tin tưởng ông chú họ nên anh và cô cùng 2 bên gia đình đã cùng bàn bạc thống nhất ngày ăn hỏi và cưới.

    Cô và anh kết hôn sau thời gian tìm hiểu chóng vánh, mang theo suy nghĩ ngây thơ của cô con gái mới lớn về cuộc sống hôn nhân màu hồng, có chồng hiền lành bảo vệ yêu thương vợ con, nhà chồng kinh tế khá giả, đông anh chị em không phải lo toan công to việc lớn! Vậy nhưng cô không nghĩ, cuộc đời cô bước sang trang mới từ đây..

    Cô và anh cưới nhau xong ở chung với bố mẹ chổng, anh trai, chị dâu của chồng và 2 cô em cùng chú út của chồng chưa kết hôn, cả vợ chồng cô cả thảy là 9 người sống cùng 1 mái nhà.

    Hàng ngày cô dậy từ 3 giờ sáng để giã gạo, nấu cám cho lợn, rồi cùng chị dâu nấu đồ ăn sáng cho cả nhà sau đó ra đồng làm việc đồng áng, trưa về lại tất bật cơm nước, dọn dẹp chiều lại cắp nón ra đồng làm việc, tối về lại cơm nước, lợn gà, cám bã quần quật cả ngày với vô vàn việc đến tay.

    Thời gian đầu, bố mẹ chồng cô ưng cô con dâu nết na, chịu khó, ngoan hiền là cô lắm và chồng cô cũng đi làm cùng cô hàng ngày. Cuộc sống khá bình yên nếu không kể đến việc cô làm quần quật từ sáng sớm đến khuya mới được nghỉ ngơi.

    Hàng xóm láng giềng thấy cô vất vả, có nói đánh tiếng với bố mẹ đẻ cô là con gái đi lấy chồng khổ lắm, nhưng khi cô về nhà bố mẹ hỏi thì cô lại không dám nói sợ bố mẹ lo lắng nên cô toàn giấu nhẹm đi vì nghĩ mình vất vả nhưng bố mẹ chồng không làm khó gì thì vẫn có thể chịu đựng được (thời xưa phụ nữ sống cuộc sống cam chịu, đã đi lấy chồng phải theo nếp nhà chồng, không được than vãn dù có khổ bao nhiêu).

    Cô sống cùng bố mẹ chồng được 2 năm thì xin ra ở riêng, đợt đó bố mẹ chồng cô đưa ra 2 lựa chọn cho 2 anh em là vợ chồng cô và vợ chồng anh cả, 1 là mảnh đất ở cuối làng, đồng không mông quạnh, xung quanh là ao, sông, ngòi (lợi thế là rộng rãi), 2 là mảnh đất giữa làng đã có nhà sẵn, chỉ việc đến ở nhưng diện tích thì chật hơn.

    Vì bản tính hiền lành nên cô bàn với chồng là để cho anh chị cả chọn trước còn lại thì mình lấy chứ không dám tranh khôn đòi hỏi. Sau đó vợ chồng anh cả chọn mảnh đất giữa làng, vợ chồng cô được mảnh đất cuối làng.

    Khi ra riêng bố mẹ đẻ cô có giúp đỡ cho con gái một ít để xây nhà, bố mẹ chồng cô cho vay một ít nữa, 2 vợ chồng cô xây tạm 1 căn nhà nhỏ đủ để sinh hoạt cho 2 vợ chồng (nói là căn nhà chứ là xây tạm bợ đủ chỗ che mưa che nắng). Hai vợ chồng chịu khó làm nụng vượt đất vượt cát để mong có cuộc sống tốt hơn sau này.

    Biến cố bắt đầu xảy ra khi đến mùa cấy, mẹ chồng ra bảo cô vào cấy cho ông bà, cô cãi bảo "U thông cảm cho con, nhà con cũng đang cấy chưa xong" (nhà chồng cô sống kiểu phong kiến, gọi Mẹ là U, gọi Bố la Thầy, chứ không gọi bố mẹ như dưới nhà cô)

    Kể từ hôm đó, mẹ chồng cô không hài lòng với cô và thường xuyên gọi con trai vào nói chuyện. Nhưng cứ hôm nào anh vào nói chuyện là y như rằng về đánh đập vợ bắt vợ xin lỗi. Sau này cô mới được chị dâu kể lại là con trai vào nói chuyện là ông bà lại xui về đánh nó (vợ), dạy nó, bắt nó xin lỗi. Trong khi cô không biết mình đã sai ở đâu mà phải xin lỗi?

    Sau đó cô có nói chuyện với 1 chị hàng xóm về chuyện này thì chị ấy xui là nếu có lần sau nó đánh thì mày phải vặn lại là tôi có lỗi gì mà đánh tôi bắt tôi xin lỗi, rồi vào nói chuyện với bố mẹ chồng.

    Cô làm theo y lời chị hàng xóm, nhưng khi bị nói vặn lại thì lại không biết nói lại như thế nào. Cũng phải thôi, vì cô sống trong gia đình toàn người hiền lành đâu có chứng kiến những cảnh này mà biết nói lại với thế lực nhà chồng. Nhưng được cái từ hôm cô nói lại chồng cô cũng ít vào nhà bố mẹ và cũng không đánh đập vợ nữa.

    Sau này cô nghĩ, mình đã kết hôn được gần 2 năm chưa có con hay vì thế mà chồng ghét bỏ, bố mẹ chồng cũng làm khó nên quyết định sinh con với suy nghĩ có đứa con thì sẽ là sợi dây kết nối giữa 2 vợ chồng, và bố mẹ chồng cũng không ghét bỏ mà nói cô là không biết đẻ.

    Chap 2- Người đàn bà số khổ! - Mang thai

    Sau bao ngày mong chờ cuối cùng cô cũng thấy người mình khang khác, sang bên bà hàng xóm (là 1 y tá về hưu, vẫn đang bán thuốc cho mọi người trong làng). Bà bắt mạch và thông báo rằng cô đã có bầu. Nhưng từ khi biết mình có bầu cũng là khi cô bị ốm nghén, nghén không ăn được cơm, cứ ngửi mùi cơm là sợ, sẵn nhà trồng khoai, cô mang khoai đi luộc ăn cho đỡ đói. Một vài bữa như vậy thì chồng cô nhìn thấy liền quát bắt cô phải ăn cơm mà đem hất cả nồi khoai vừa luộc xong của cô ra vườn. Cô nhớ như in khoảnh khắc vừa khóc vừa nhặt mấy củ khoai lăn lông lốc ngoài vườn đem rửa đi luộc lại để ăn. Nghĩ tủi thân cho cái phận mình sao khổ quá, bầu bì chả được chồng quan tâm, hỏi han, chăm sóc mà lại còn bị mắng chửi, ép ăn cơm trong khi nghén không ăn được. Và mặc dù ốm nghén không ăn được nhưng vẫn mọi việc đến tay, chồng vô tâm không đỡ đần giúp được việc gì. Nhưng vì nghĩ cho con, cô lại bỏ qua mọi chuyện và sống tiếp cuộc sống như vậy.

    Ngày đó, không có siêu âm nên cô cũng không biết mình đang mang thai con trai hay con gái, mà bản thân cô nghĩ con nào cũng là con mình cả. Nhưng nhà chồng và chồng cô thì khác, quan niệm trọng nam khinh nữ thể hiện rõ ràng, suốt ngày soi bụng cô và đoàn già đoán non xem là con gái hay con trai. Cô làm quần quật cho đến tận ngày đẻ. Ngày cô trở dạ, lại đúng vào mùa gặt, cô bàn với chồng gặt nốt mảnh ruộng để còn đi đẻ, chứ người nay khác lắm rùi. Chồng cô còn buông ra một câu nghe nhói lòng: ' Đẻ lúc nào không đẻ, lại đi đẻ đúng ngày mùa"

    P/S: Mình không đả đảo cuộc sống hôn nhân, vì bản thân mình cũng đã kết hôn và sinh con. Các bạn nữ nên tỉnh táo chọn đúng người để gắn bó cả đời nhé!
     
    Chỉnh sửa cuối: 5 Tháng sáu 2024
  4. Nguyễn Thị Nhài Tìm Nơi Bình Yên Cho Tâm Hồn

    Bài viết:
    0
    Tiếp chap 2: Người đàn bà số khổ- Sinh con!

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Sau câu nói của chồng, cô tự nghĩ: 'Ơ, chồng gì mà trẻ con, đẻ con chứ có phải đi chơi đâu mà chọn thời điểm'. Nhưng còn đang lo cho mảnh ruộng gặt dở lại bỏ qua mà tiếp tục công việc của mình, mặc dù người bắt đầu thấy không được khỏe.

    Cô gặt xong hai vợ chồng chở xe bò về nhà cũng đã là chiều muộn. (xe bò là 1 dạng xe kéo có 2 cái càng đằng trươc và 1 thùng gỗ đằng sau những người nông dân hay dùng để người hoặc bò chở thóc lúa, nông sản, các bạn thuộc thế hệ 8x, 9x nhà ở quê chắc sẽ biết). Hai vợ chồng đi mượn máy tuốt lúa của bố mẹ chồng về để tuốt lúa. Xong xuôi mọi việc cũng đã là 11h đêm, bụng ngày 1 khó chịu. Cô đi tắm, gội sắp đồ và bảo với chồng chắc sắp đẻ rồi nhờ chồng báo giúp ông bà ngoại.

    Hình ảnh xe bò (minh họa) :

    [​IMG]

    Khi được con rể thông báo ông bà ngoại tức tốc lên đón con gái đi đẻ, đường thời ấy toàn sỏi đá rất xóc, mà cô thì ngày 1 đau nên cả nhà quyết định dùng võng buộc vào thanh tre dài để hai người hai bên khiêng cô đi đẻ. Đường từ nhà cô xuống trạm xá xã khá xa khoảng 3-4km, khi mọi người đưa cô đến nơi đã là 2, 3 h sáng. Mỗi người 1 việc, cô được hộ sinh ở đó thăm khám và kết luận cổ tử cung mới mở được 2 phân, nằm theo dõi chờ đẻ. Sáng ra chồng cô về lấy đồ, mẹ đẻ sực nhớ ra con gái chưa được ăn gì từ đêm qua mới vội vàng đi mua đồ ăn cho con gái, nhưng khi về thì cô đã đau dồn dập không ăn được mấy (sau này cô vẫn trách chồng rằng vợ đi đẻ từ đêm mà chồng cũng chả ý kiến gì cho vợ ăn để có sức dặn đẻ, thì chồng cô nói câu xanh rờn: 'Tưởng đau không ăn được "). Ối chồng ơi là chồng vô tâm đến thế là cùng :(

    Cô thuộc diện sinh khó nên quá trình chuyển dạ cũng lâu và đau hơn người khác, đến gần 11h sáng cô mới được đưa vào phòng sinh. Vậy là hơn 11h cô thành công sinh được 1 bé gái kháu khỉnh nặng 2, 8kg, mẹ tròn con vuông. Cô ở trạm xá được 2 ngày thì họ cho cô về nhà, vẫn là võng và được mọi người khiêng 2 mẹ con cô về nhà. Mọi sinh hoạt, chăm sóc cô đều do bà ngoại và các chị gái cô chăm lo, chồng cô đi chăm vợ đẻ thì nằm dài ra giường bệnh ngủ ngon lành, còn cô bế con ngồi thu lu góc giường.

    Sau này khi khỏe lại trở lại làm việc thì nghe được dân làng kể, ngày đón 2 mẹ con cô về nhà, có người gặp mẹ chồng cô hỏi con dâu đẻ rồi à? Con trai hay con gái? Thì mẹ chồng cô trả lời dõng dạc: 'Ừ, đẻ rồi, thị mẹt ý mà'. Trong câu nói hàm chứa rõ luôn quan niệm trọng nam, khinh nữ của bà mẹ chồng.

    Cô về nhà, mẹ đẻ cô chăm con cháu được 2 ngày nữa thì cũng phải trở về còn lo cho gia đình của mình, vậy là từ đó cô tự dậy nấu nướng, giặt giũ, chăm con như người khỏe mạnh chứ không phải gái đẻ, chồng cô tuyệt nhiên không giúp vợ được việc gì. Cũng phải thôi, cô đẻ con gái, trái ngược với mong mỏi của anh là con trai. Từ đó chồng cô càng tỏ thái độ, không chịu tu chí làm ăn, hay đánh mắng vợ! Thậm chí còn tị với cả vợ mới đẻ là toàn ở nhà không phải đi làm. Cô uất đời, từ hôm đó cứ cho con bú no nê là cô đi làm để anh ở nhà bế con. Trộm vía, con gái cô ngoan như cục bột, cứ ăn no là ngủ, ít quấy khóc, hình như con bé hiểu được mẹ nó vất vả nhường nào!

    Thấm thoắt con gái cũng được hơn 2 tháng, ăn ngoan, ngủ giỏi, cô quyết định đi gửi nhà trẻ (ngày đó, nhà trẻ thường nhận các em bé từ vài tháng tuổi vẫn ẵm ngửa ăn bột). Cô quyết định gửi con để 2 vợ chồng cùng đi làm để lo cho tương lai sau này. Trộm vía, con gái cô đi trẻ cũng rất ngoan, ăn ngoan, ngủ ngoan nên được các cô ở nhà trẻ quý mến! Và cô cũng yên tâm khi đi làm, sáng ra cô cứ chuẩn bị nấu bột cho con rồi lại gánh 1 bên con, 1 bên đồ để gửi con xong ra đồng làm nụng.

    Cuộc sống cứ vậy trôi đi đến khi con gái cô được hơn 3 tháng tuổi, 1 hôm cô kho cá (bằng bếp củi) vì mải giặt quần áo mà quên không canh lửa nên bị cháy cá. Chồng cô có nói, cô giải thích mải giặt quần áo (thời đó là giặt tay ngoài bờ sông) nên bị quá lửa, thôi ăn tạm. Vậy là chồng cô mắt long sòng sọc, không nói không rằng hất tung cả mâm cơm từ trong nhà ra ngoài sân, cơm canh tung tóe, rồi lao vào đánh cô, tay đánh miệng nói: ' Có bữa cơm mà thổi không xong, mày nấu cho bố mày ăn hay cho chó ăn, HỬ?"

    Vậy là cô lại vừa cơm không được ăn, vừa hứng chịu đòn roi của chồng, sau đó cô dọn dẹp rồi bế con ngồi khóc. Lúc đó cô đã nghĩ đến việc bỏ người chồng tệ bạc đi để về với bố mẹ. Nhưng ôm đứa con còn đỏ hỏn trong lòng. Cô lại thương cho con, sợ con lớn lên không có bố sẽ bị bạn bè chê cười, rồi là bố mẹ đẻ sẽ bị dân làng dị nghị khi có con gái lấy chồng bị chồng bỏ (thời đó, định kiến xã hội rất khắt khe nên thường sợ đủ thứ dị nghị từ miệng lưỡi thiên hạ). Vậy là cô lại tiếp tục gạt đi ý nghĩ sẽ ly hôn mà tiếp tục sống với người chồng tệ bạc như vậy..

    Chap 3: Người đàn bà số khổ - Nhẫn nhịn, chịu đựng!

    Sau ngày hôm đó, cô lại chủ động làm lành với chồng, nhưng vợ chồng cứ vui vẻ được dăm bữa nửa tháng thì cô lại bị chồng đánh vì đủ mọi lý do, dù biết là anh sai nhưng cô không dám phản khác vì nghĩ thương con, cứ tự chịu đựng một mình. Hàng xóm láng giềng không biết bao lần sang can, và chứng kiến cảnh vợ chồng cô đánh nhau. Họ khuyên anh nên bỏ thói vũ phu đi, vì ít nhiều cô cũng là 1 phụ nữ đảm đang, giỏi chiều chồng, khéo chăm con, đủ để lo cho gia đình nhỏ của mình. Nhưng anh vẫn chứng nào tật đấy, cứ uống rượu ở đâu về lại lè nhè dở thói vũ phu ra hành hạ vợ. (Tài ghê ý, cũng phải nể sức chịu đựng của cô, vì đâu mà cô có nhiều cam đảm và nghị lực để sống cùng người chồng tệ bạc như vậy).

    Rồi con gái cô lớn lên, chồng cô lại thêm thói hay đánh con. Bao nhiều tấn bao nhiêu đận con cô lớn lên cùng tuổi thơ chứng kiến cảnh bố mẹ đánh nhau cãi nhau như cơm bữa mà còn quá bé để nhận thức, chỉ biết khóc xin bố tha cho mẹ.

    Còn nhớ khi con gái cô được hơn 3 tuổi, đang đi học mẫu giáo, cô bị chồng đánh đến bật cả móng chân út, và đuổi ra khỏi nhà nửa đêm, con gái cô đã chạy ra theo mẹ, anh đuổi con gái vào trong ngủ nhưng con bé không chịu, anh đã để 2 mẹ con ôm nhau ngoài hiên nhà cả đêm, mà khóa trái cửa ngủ trong nhà, trong khi ngón chân của cô vẫn đang chảy máu, và cô con gái còn quá nhỏ để phải chịu cảnh như vậy.

    Vậy mà rồi sau đó lại là chuỗi ngày làm lành- cãi nhau - đánh nhau rồi lại làm lành, cuộc sống như địa ngục mà cô vẫn cam chịu 1 cách phi thường như cách cô vẫn chịu đựng bấy lâu nay.

    Con gái cô lớn lên chút, ham chơi, đi học các bạn rủ về nhà chơi là ai rủ cũng về, rồi về cả nhà người ta ăn cơm, mà cũng chưa nghĩ được việc mẹ đi làm đồng về không thấy con đâu lại bị chồng chửi, rồi vừa khóc vừa đi tìm con (Nghĩ thương cô thật sự). Và sau mỗi lần được tìm về như vậy, con gái cô sẽ bị bố đánh đòn thật đau rồi nhốt vào phuy đựng thóc, không cho ăn cơm! (Phuy đựng thóc: Là dạng thùng phuy thẳng đứng, có lắp đậy để tránh chuột vào ăn mất thóc hoặc tha thóc đi). Lúc đó con bé sẽ cứ ngồi trong phuy mà khóc, khóc mệt là ngủ thiếp đi. Chứ người mẹ như cô cũng không dám xin cho con, vì sợ chồng, mặc dù đau quặn lòng khi con bị vậy.

    Con gái cô còn nhỏ, nhưng rất hiểu chuyện, thương mẹ, giúp đỡ mẹ việc nhà, sau những lần như vậy cũng sợ nhưng bản tính ham chơi của trẻ con không thể thay đổi nên chuyện ăn đòn của bố là như cơm bữa. Vậy mà nó cứ kiên cường đi qua tuổi thơ không mấy đẹp đẽ như vậy cùng mẹ. Và ấn tượng của nó về bố là bố rất xấu, nó ghét bố, rất rất ghét bố!

    * * *Còn tiếp***
     
    Chỉnh sửa cuối: 5 Tháng sáu 2024
  5. Nguyễn Thị Nhài Tìm Nơi Bình Yên Cho Tâm Hồn

    Bài viết:
    0
    Tiếp chap 3: Người đàn bà số khổ- Nhẫn nhịn + chịu đựng!

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Khi con gái cô được hơn 3 tuổi, cô lại nghĩ, 2 vợ chồng cùng con mà sống trong ăn nhà tạm bợ thế này, chật chội mà nhà làm tạm bợ nên đã bị dột, ngày nắng không sao, ngày mưa dột cả vào giường nằm, thương con, cô lại bàn với chồng, hai vợ chồng lấy đất đóng gạch làm nhà. Chồng cô cũng ủng hộ, vì nghĩ có căn nhà tứ tế thì được mọi người nể nang. Thế nhưng, do bản tính lười làm nên có việc gì nặng chồng cô lại đùn việc cho vợ, từ việc cắt đất dưới ao, trèo thuyền chở vào bờ rồi khuân lên bờ, vừa để đào ao cho sâu thả cá, vừa có đất đóng gạch làm nhà (thời xưa thường tự cắt đất nung gạch cho tiết kiệm chứ không có tiền mua gạch nhà máy như bây giờ).

    Và thế là vẫn 1 mình cô và nhờ thêm cậu em trai dưới cô lên làm hộ, còn chồng cô thì cứ làm được dăm ba hôm lại kêu ốm nằm ở nhà mấy ngày. Vất vả là thế nhưng vì không có kinh tế nên ăn uống cũng rất khem khổ, bữa cơm của vợ chồng cô luôn đạm bạc, may nhà nuôi được gà để bán, thỉnh thoảng cô thịt 1 con để làm ruốc cho con ăn, còn xương thì vợ chồng cô rang hay ninh xương với rau ăn.

    Thế nhưng, cuộc sống cứ như đang thử thách sức chịu đựng của cô, 1 đêm khi cả nhà cô đang ngủ thì có trộm vào bắt bằng hết đàn gà, 2 vợ chồng vì nhát sợ run như cầy sấy không dám ra đuổi trộm, đến khi thấy im im cô ra xem thì không còn lấy 1 con gà. Vậy là bao nhiêu công sức mất hết, và cũng không có gà để ăn. Cô lại cùng chồng gia cố chuồng gà, rồi lại mua giống về nuôi lại, cũng vì vậy mà kế hoạch xây nhà của cô lại càng mãnh liệt hơn, dù vất vả, dù khổ cũng phải cố có căn nhà đàng hoàng, xây kín cổng cao tường, để trộm không có lối đi vào trộm đồ nữa.

    Cứ như vậy, hàng ngày cô cùng chồng và em trai đi lấy đất về xong tối đóng gạch, nung gạch, như kiến tha mồi về tổ, dần dần đã đủ gạch xây nhà. Vợ chồng cô thuê thợ xây, còn 2 vợ chồng cùng cậu em lên phụ giúp, vợ chồng cô đã xây được căn nhà ba gian rộng rãi, đủ phòng khách, phòng ngủ, có trần nhà để phơi thóc lúa, có gác xép để cất đồ đạc. Lúc vợ chồng cô xây nhà, cũng vay mượn khắp nơi 2 bên nội ngoại, mới đủ chi phí để xây nhà. Vậy là cuối cùng, vợ chồng cô đã xây được căn nhà tử tế của riêng mình.

    Thời gian đó, bận bịu làm nhà, chồng cô cũng ít vào nhà bố mẹ và cũng ít khi gây sự đánh đập cô, nên cô lại nghĩ giờ đã làm được nhà, vợ chồng bảo nhau làm ăn dần dần trả nợ, lo cho con, vậy là có cuộc sống êm đềm, thoải mái rồi.. Nhưng, vẫn còn rất nhiều chuyện xảy ra sau đó..

    Đến khi con cô học mẫu giáo, ngày ấy, trẻ con đi học toàn tự đi bộ, vì nhà cô ở cuối làng nên đi bộ vào mẫu giáo với 1 đứa trẻ quãng đường tầm gần 1km cũng khá xa, nhưng trẻ con ham chơi, chạy nhảy cũng thành quen, dần dần nó cũng chả đòi bố mẹ đưa đi học như lúc mới đi nữa. Nhớ ngày đó, hôm đó là ngày rằm tháng giêng (các cụ có câu ví: Cúng cả năm không bằng ngày rằm tháng Giêng), con gái cô đi học về thấy nhà nào cũng thắp hương có xôi có thịt ngoài sân, trong đầu nó nghĩ kiểu gì hôm nay về cũng được ăn xôi với thịt gà, nó vừa đi vừa nhảy chân sáo, vừa hát.

    Nhưng về đến nhà, thấy mẹ đang giặt quần áo, và nhà cũng chỉ cơm canh bình thường như mọi khi, nó tủi thân òa khóc giữa sân hỏi mẹ: "Sao nhà mình không thắp hương, con đi cả làng nhà nào cũng thắp hương ngoài sân có xôi, có thịt, sao nhà mình không có gì hả mẹ?" Cô trả lời con: 'Vì nhà mình nghèo, không có đỗ thổi xôi "thì con bé chỉ chai đỗ giống ở gầm cầu thang nói tiếp:" Kia thôi, nhà mình đầy đỗ sao mẹ không thổi xôi cho con ăn? ". Câu hỏi của con, làm cổ họng cô nghẹn lại, mắt rưng rưng đành dỗ con:" Thôi để hôm nào mẹ đi chợ mẹ mua xôi cho con ăn nhé! "Vậy là với tâm hồn trẻ thơ, con gái cô gạt nước mắt cười toe:" Mẹ hứa với con rồi đó nhé ". Và người làm mẹ như cô thầm nghĩ:" Dù có khổ sở thế nào, cũng không để cho con mình phải thèm nhạt từng miếng như vậy! ". Và những ngày cô đi chợ bán rau, cô cũng dành 1 ít để mua cho con gái nắm xôi con ăn. Và con gái cô rất vui khi được mẹ mua quà cho ăn như vậy.

    Lại nói về chồng của cô, tính cách thừa hường từ gia đình là gia trưởng, bảo thủ, nên anh quản kinh tế. Nhà làm được gì được thu, hay vợ đi chợ về, anh đều hỏi hôm nay được bao nhiêu, rồi là cô lại đưa hết tiền cho chồng quản. Và cô vẫn ngây thơ nghĩ đơn giản là của chồng, công vợ ai quản mà chẳng được. Vậy mà, chồng cô quản tiền thì với vợ con chặt chẽ từng đồng, không muốn rời ra cho vợ con mua quần áo, hay ăn đồ ngon. Nhưng lại thường xuyên mua đồ ngon về thết đãi bạn bè, mà theo anh là bạn tốt (chính là mấy ông bợm rượu của anh).

    Rồi sau những cuộc nhậu nhẹt ấy, bạn tốt của anh lại tiêm nhiễm vào đầu anh đủ thứ trên đời, nào là" Dậy vợ từ thuở còn thơ ", nào là" Mình là chồng, là nóc nhà, phải để cho vợ con sợ, nó hỗn, nó láo thì phải đánh, đánh cho nó biết sợ mà phục tùng mình ", nào là" Con gái là con người ta, sao không đẻ lấy thằng con trai sau này nó chống gậy?". Và những cuộc vui của anh thì sẽ là vợ vất vả nấu nướng dọn dẹp, nhưng đồ phải để cho anh và khách nhắm rượu, còn vợ con ăn gì mặc kệ. Và lần nào cũng như lần nào, sau khi ngà ngà hơi men, khách đã về thì anh lại lè nhè nói vợ con, khi cô không chịu được cãi lại thì lại xông vào thượng cẳng chân, hạ cẳng tay với vợ. Than ôi, cái cuộc sống của cô, không biết còn khổ đển khi nào..

    * **Còn tiếp***
     
    Chỉnh sửa cuối: 21 Tháng năm 2024
  6. Nguyễn Thị Nhài Tìm Nơi Bình Yên Cho Tâm Hồn

    Bài viết:
    0
    Chap 4: Người đàn bà số khổ - Sinh con trai!

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Vậy mà cô vẫn lặng lẽ chịu đựng, lấy con làm niềm vui để sống tiếp với chồng. Khi con gái cô được gần 5 tuổi, vì nghe rất nhiều người nói nên đẻ thêm 1 thằng con trai để hài lòng chồng và gia đình nhà chồng, và nghe mọi người nói sinh con tuổi 29 rất hay đẻ được con trai, cô lại bàn với chồng lên kế hoạch sinh thêm đứa nữa. Chồng cô cũng đồng tình vì mong mỏi có con trai mà cô vẫn ngại việc chồng không đỡ đần mà chưa đẻ.

    Cũng may sau đó cô cấn bầu luôn, thời điểm đó chưa có siêu âm, nhưng cô tự nhận thấy lần này biểu hiện nghén khác với lần trước nên cũng mong mỏi là con trai cho đỡ khổ. Cô hi vọng đứa bé trong bụng là con trai thì chồng sẽ vui vẻ, bớt hà khắc với vợ và con gái hơn. Tuy nhiên, chồng cô vẫn chứng nào tật ấy rất ích kỷ không nghĩ cho người khác. Cô còn nhớ, mang bầu được hơn 7 tháng, bụng đã to vượt mặt, 2 vợ chồng đi tát nước lúa, vì bờ bé cộng thêm bụng to, cô bị trượt chân ngã. Nhưng chồng cô, thay vì đỡ vợ dậy hỏi han xem vợ có sao không thì mặc kệ vợ tự đứng dậy còn mắng thêm 1 câu khiến cô nhớ mãi: "Không có mắt à? Độc có đi không mà còn bị ngã?". Khi về nhà, bụng cứ nhâm nhẩm đau, cô cầu trời khấn phật mong cho đứa bé trong bụng không sao. Trộm vía, sau đó vài hôm cô không còn thấy bụng khó chịu nữa.

    Thời gian cô có bầu, mọi người hay nói nhỏ với cô, là hỏi con lớn xem nó thích em trai hay em gái, trẻ con chúng nó nói chuẩn lắm nên cô cũng làm theo, cô hỏi con gái xem con thích em trai hay em gái, thì con gái cô nói thích có em trai. Cô lại càng hi vọng đứa bé trong bụng là con trai. Được cái con gái cô sống tình cảm, thường hay ôm bụng mẹ trò chuyện và rủ em nhé ra chơi cùng chị.

    Thấm thoắt đã đến ngày trở dạ, cô được đưa đi trạm xá, nhưng vì sinh khó bác sĩ chỉ định cô phải đi viện. Cô được người nhà chuyển xuống viện phụ sản của tỉnh để sinh con. Sau mười mấy tiếng đau vật vã, cô cũng sinh được 1 cậu con trai, nhưng con cô sinh ra bị ngạt ối, hít phải phân su nên người tái mét, không khóc, bác sĩ họ phải tét mấy cái vào mông thì thằng bé mới khóc và hồng hào trở lại. Cô nằm viện 3 ngày thì được xuất viện về nhà.

    Lại nói về con gái cô, mẹ đi đẻ nên được gửi cho ông bà nội. Nhưng vì không ở gần ông bà, ông bà lại chỉ chăm anh chị con bác cả, còn con gái cô thui thủi, đi học về là nghịch đất cát ngoài cổng nhà ông bà, chờ bố về bố đón về thì ăn cơm và ngủ với bố. Trời ngày hè về đầu tháng 7, vì bêu nắng mà con gái cô bị ốm. Nhưng cũng không dám kêu với ai. Chỉ mong mẹ với em nhanh được về với mình.

    Rồi cô được xuất viện, ngày cô xuất viện, vì sinh được con trai nên chồng cô làm mấy mâm cơm thết đãi họ hàng, ăn mừng đẻ được con trai. Cô về nhà, nhìn thấy cả nhà làm cỗ linh đình, cô nghĩ tủi cho con gái, cũng là con mà khi sinh con gái cô về trong lặng lẽ, giờ sinh con trai thì được chào mừng long trọng. Nhưng rồi cô nghĩ, thôi có mụn con trai chắc chồng và gia đình nhà chồng sẽ không làm khó mẹ con cô nữa, cuộc sống chắc cũng đỡ ngột ngạt hơn.

    Thế nhưng, đời không như là mơ, cô ở viện 3 ngày được bà ngoại chăm, về đến nhà sau bữa cơm chào mừng mẹ con cô, mọi người đã ăn uống dọn dẹp về hết, thì cô lại quay lại cuộc sống bình thường phục vụ chồng, lo cho con bé và con lớn, chả được kiêng cữ, chăm sóc thêm 1 ngày nào. Con trai cô sinh ra khó nuôi, nó cứ khóc ngằn ngặt suốt, ngủ ngày cày đêm. Vậy mà ngày cô vẫn đi làm bình thường, đêm đến bế con dong khắp nhà suốt đêm, thằng bé thính ngủ, cứ ngủ trên tay mẹ, mẹ lừa lừa đặt được cái chân xuống giường là nó lại khóc ré lên. Chồng cô vác chăn gối ra lều ở ao ngủ với lý do: "Trông cá không trộm nó câu mất cá". Vậy là cứ cái vòng luẩn quẩn mẹ ôm con, lắm hôm tủi thân con khóc không dỗ được mẹ khóc, con khóc. Nhìn ra màn đêm ngoài kia, nó tăm tối, mù mịt y như cuộc đời cô, không biết rồi sẽ đi về đâu..

    * * *Còn tiếp***
     
    Chỉnh sửa cuối: 20 Tháng năm 2024
  7. Nguyễn Thị Nhài Tìm Nơi Bình Yên Cho Tâm Hồn

    Bài viết:
    0
    Tiếp Chap 4: Người đàn bà số khổ - Sinh con trai!

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Phải công nhận rằng, lúc đó cô còn trẻ, còn nhiều sức khỏe, nên mới có thể ngày làm quần quật, đêm về bế dong con cả đêm không được ngủ mà vẫn khỏe mạnh, ít bị ốm. Cũng phải thôi, giờ bản thân cô không được phép ốm, chồng cô ốm còn nằm ở nhà được vài ngày, con cô ốm thì có mẹ chăm, nhưng cô có ốm thì cũng mọi việc đến tay, không được nghỉ ngơi..

    Rồi những ngày tháng khó khăn ấy cũng dần qua, con trai cô cứng cáp hơn, cũng ít quấy khóc hơn. Cũng may khi đó con gái cô đã được 6 tuổi, rất hiểu chuyện, hay phụ giúp mẹ việc nhà và chăm em. Khi con trai cô được 2 tháng, cô cũng ít sữa dần nên quyết định xay bột nấu bột cho con ăn (thời ấy trẻ con 2, 3 tháng đã bắt đầu ăn dặm chứ không nuôi con khoa học như bây giờ là trẻ con phải ngoài 6 tháng mới được ăn dặm). Con gái cô học buổi sáng, buổi chiều về bế em cho mẹ đi làm.

    Thế nhưng, đến giai đoạn ăn dặm, con trai cô lại rất hay bị chớ. Cứ ăn gần xong bữa, còn lại 2, 3 thìa thì lại phun ra bằng hết. Lắm hôm nhìn con chớ, vừa xót con, vừa nghĩ tủi thân, cô chỉ biết khóc 1 mình. Mong sao con ăn uống được, có sức khỏe thì mẹ đỡ vất hơn, chứ cứ kỳ cạch giã giã, lọc lọc rùi nấu cho con ăn, mà con chả giữ trong người. Con càng ngày càng còi, còn chồng cô, đã không đỡ đần gì vợ, nhưng thỉnh thoảng lại nói vợ đến cay nghiệt: "Có mỗi cái việc nuôi con mà còn không làm được, mày còn làm lên được trò chống gì?"

    Sao cuộc đời cô, cứ hết chuyện nọ đến chuyện kia, không biết đến khi nào mới hết khổ. Mà bản thân cô, có phải người hay ăn lười làm cho cam. Dù có cố gắng sao, mà sống bên cạnh 1 người vô tâm, ích kỷ như vậy, thì tất cả đều là công cốc.

    Nhưng khi nhìn lại 2 đứa con, 1 đứa mới vừa đi học, 1 đứa còn đang ẵm ngửa, cô lại không đủ can đảm để bỏ chồng. Cũng không đủ mạnh mẽ để chống lại miệng lưỡi thế gian ngoài kia. Để rồi sau này con cô đi học bị các bạn chê cười là đồ không có bố. Vậy là cô lại nhẫn nhịn và chịu đựng, để con có bố, để bản thân cô ít nhất không bị mang tiếng bị chồng bỏ, để bố mẹ cô không bị mang tiếng có con gái lấy chồng mà phải về nhà đẻ.. Cô đang sống cho người khác, chứ không sống cho mình nữa rồi!..

    May là cô còn có cô con gái lớn, ngoài thời gian đi học, nó lại phụ giúp cô việc nhà, chăm em. Nhà cô nuôi 2 con lợn sề và lợn cấn, con gái cô thường ra cắt rau muống dưới mương, rồi lấy cây khoai ngứa ngoài bờ ao, ngồi băm đầy 2 rổ bèo rùi nấu cám cho lợn. Mới đầu, con gái cô không biết, còn đi rửa khoai ngứa, đến khi tối về nó kêu với mẹ là con rửa khoai bị ngứa. Cô xót con, cô lại dặn con là chỉ được rửa rau muống thôi, còn khoai ngứa thì không cần phải rửa. Con gái cô, đứa bé mới 6 tuổi mà quạnh quẽ mọi việc, khi các bạn cùng trang lứa được đi chơi thì con gái cô bế cắp nách em, rồi khi em ngủ thì tranh thủ lợn gà cám bã, cơm nước phụ mẹ. Và trên bàn tay bé nhỏ ý, vẫn còn để lại nhiều vết sẹo do băm bèo vào tay để lại.. Cô chọn nhầm chồng, cô khổ, các con cô cũng khổ theo, vì thiếu sự yêu thương của người bố, vì phải làm nhiều việc ngay khi còn nhỏ, vì phải chịu đòn roi từ người bố, vì sự thèm khát ước gì mình không có người bố như vậy, vì rất rất nhiều..

    * * * Còn tiếp***
     
    LieuDuong thích bài này.
  8. Nguyễn Thị Nhài Tìm Nơi Bình Yên Cho Tâm Hồn

    Bài viết:
    0
    Chap 5: Người đàn bà số khổ - Phát hiện mình bị bệnh!

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Những ngày tháng khổ đau dường như không dừng lại đối với 1 phụ nữ bé nhỏ như cô. Khi con trai cô được tầm 3 tuổi, cô có biểu hiện không khỏe, sáng ra cô hay nôn khan, người hay mệt mỏi, cô muốn đi khám mà không có tiền. Cô bảo với chồng đưa tiền cho cô đi khám, thì anh quay ra cáu gắt, rồi vợ chồng lại cãi nhau, đánh nhau. Sau đó anh cầm tiền đáp vào mặt vợ bảo: "Đấy, tiền đấy, đứa nào có bệnh thì tự đi mà chữa". Cô chán nản, và muốn từ bỏ cuộc sống, nhưng khi đó con gái cô đã hiểu chuyện hơn, nó khóc lóc xin mẹ, bảo: "Mẹ có bệnh thì đi khám rồi chữa, mẹ không thương bản thân mình thì hãy thương chúng con, mẹ có làm sao chúng con sống sao?". Và nó còn khuyên mẹ rất nhiều trong ngày hôm đó nữa.

    Cô nghĩ thông, trả tội gì phải chết thiệt thân, khổ con mình. Cô tự đạp xe đi xuống viện khám. Bác sĩ kết luận cô bị u mạch gan, nhưng rất may là u lành, sống chung thủy với mình. Chỉ cần theo dõi khám lại định kỳ để phòng trường hợp nó phát triển thành u ác. Về nhà, cô cũng kể với chồng, nhưng chồng cô, thay vì lo lắng, thuốc thang cho vợ thì anh ta trở mặt, luôn tìm mọi lý do để sinh sự, để hành hạ cô. Cô để ý, và thấy thái độ chồng lạnh nhạt, hắt hủi, cô biết hết. Một hôm, cô nói rõ với chồng, là vợ chồng với nhau quý cái tình cảm, bác sĩ họ cũng nói là u lành, không ảnh hưởng gì cả, chỉ cần uống thuốc lá 1 thời gian thôi. Mà kể cả tôi có làm sao, tôi cũng xác định không để bố con anh phải khổ, không để anh phải bỏ tiền ra mà lo cho tôi đâu. Sau khi nghe vợ nói xong, anh nói luôn: "Mày nói thế thì tao yên tâm rồi". Nhưng thái độ với vợ vẫn là lạnh nhạt. Vậy là cậu em cô ở ngoài hải phòng, tìm chỗ cắt thuốc gửi về cho chị uống, chứ tuyệt nhiên anh không đưa cho vợ thêm đồng nào.

    Cô uống thuốc 1 thời gian, thấy người cũng khỏe lại, mà thuốc ngang khó uống, lại công sắc mất nhiều thời gian, cô nhờ người nhắn cho cậu em, là cô đã thấy khỏe rồi, không cần gửi thuốc về nữa. May trời thương, sau đợt đó cô khỏe như bình thường trở lại. Nhưng cách đối xử của chồng cô, thì sẽ không bao giờ cô quên được

    Không hiểu sức mạnh từ người đàn bà bé nhỏ đó sao có thể phi thường đến thế. Dù chồng cô có đối xử với cô như thế nào, thì cô vẫn 1 lòng chăm lo cho chồng, cho con. Vợ chồng cãi nhau, đánh nhau, dù có vì lý do gì, sau 1 vài hôm, cô lại là người chủ động làm lành trước. Người đàn bà ấy đã chai sạn cảm xúc, nhưng vẫn nghĩ câu nói của các cụ ngày xưa: "Gái có công, chồng không phụ". Rồi sẽ có một ngày chồng cô hiểu ra, và các con cô sẽ được có gia đình trọn vẹn, có cả bố lẫn mẹ lo lắng quan tâm.

    Nhưng tất cả đều là suy nghĩ của cô, còn chồng cô nghĩ sao thì cô cũng không hiểu được. Anh đi ra ngoài ai cũng nói nhìn anh hiền lành. Nhưng về nhà thì anh lại thường xuyên đánh đập vợ con. Và rất hay nói những câu nói cộc cằn, thô lỗ. Có lẽ từ môi trường sống, hoặc bản tính đã ăn vào trong máu. Nên không có ai khuyên can được, anh coi việc vợ con phải phục tùng mình là tất lẽ dĩ ngẫu, vì mình là nóc nhà, là chủ gia đình mà. Nên việc 2 vợ chồng cùng đi làm đồng về, thì việc cơm nước, giặt giũ, ti tỉ việc không tên là của vợ. Anh chỉ việc lên giường nằm, chờ có cơm thì sẽ có vợ con gọi xuống ăn, nhưng ngồi xuống mâm cơm, lại hay chê nọ chê kia, mà thực tế vợ anh nấu ăn khá ngon, chỉ có khi chẳng may có bữa nọ bữa kia thì con người không ai hoàn hảo cả, nhưng khi thì cô bị chửi, khi thì bị đánh mà không dám phản kháng.

    Đỉnh điểm có lần, cô bị chồng đánh còn giẫm chân lên ngực, con gái cô xông vào can thì bị bố hất ra đập người vào tường, con trai cô thì còn quá bé, chỉ biết ngồi khóc. Cô con gái chạy ra gọi hàng xóm, mọi người vào can thì anh mới chịu dừng lại. Kết quả, cô đau đớn, mọi người khuyên anh cho cô đi khám, trên đường chở cô đi khám, anh còn dặn cô họ có hỏi làm sao thì bảo là bị ngã xe. Cô thì cũng sợ người ta cười chê mà nghe theo chồng trả lời bác sĩ y như lời anh nói. Vẫn còn may, cô chỉ bầm tím phần mềm, không ảnh hưởng gì xương khớp. Nhưng những trận đòn như vậy như làm cạn kiệt dần tình cảm vợ chồng cô theo năm tháng..

    * * * Còn tiếp ***
     
    LieuDuongCon gà và con mèo thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 20 Tháng tư 2022
  9. Nguyễn Thị Nhài Tìm Nơi Bình Yên Cho Tâm Hồn

    Bài viết:
    0
    Tiếp Chap 5: Người đàn bà số khổ - Phát hiện mình bị bệnh!

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Vết thương có thể lành theo thời gian, vết bầm cũng sẽ tan theo thời gian, nhưng những vết sẹo trong tâm hồn, thì sẽ còn mãi mãi, và sẽ còn rỉ máu mỗi khi nhớ về nó. Và cô, sống trong gia đình toàn người hiền lành, bố luôn luôn quan tâm và chiều chuộng mẹ, đến bây giờ phải sống chung với anh chồng cộc cằn, thô lỗ, người ta nói nước mắt chan cơm, còn cô đây nước mắt ướt đẫm gối rồi. Thương thay cái thân cô, thương cả cho các con của cô, mà cô vẫn cứ âm thầm chịu đựng, dù làng xóm láng giềng ai cũng biết, ai cũng thương. Nhưng họ cũng không thể giúp được gì, ngoài sự thương cảm mỗi khi họ nhìn thấy cô.

    Khi các con cô lớn hơn chút, trong làng hội phụ nữ thường tổ chức chúc mừng ngày mùng 8 tháng 3 cho các chị em. Cô cũng có chút ngoại hình, năng khiếu múa hát, cô được mọi người rủ tham gia văn nghệ chào mừng. Vậy là cô đi tập, đi hát cùng mọi người buổi tối, để lấp đi khoảng trống trong lòng, để có thêm niềm vui quên đi nỗi buồn. Nhưng khi làng tổ chức trong buổi chào mừng ấy, mọi người làm khán giả xem các cô múa hát, thì ai cũng bàn tàn với nhau, người ta khen cô xinh thế, trẻ thế, trang điểm vào suýt không nhận ra. Con gái và con trai cô cũng đi xem, chúng nó còn mượn được hoa lên tặng mẹ, động viên mẹ. Còn anh ở nhà cũng chả đi xem, thì có người nói đến tai anh: "Vợ xinh thế, hát hay múa dẻo thế mà không đi xem, tiếc thế". Vậy là cơn ghen bùng lên, tính kiểm soát gia trưởng nổi lên, mắt anh long lên sòng sọc, đỏ ngầu..

    Cô ở lại liên hoan ăn mừng với mọi người sau buổi biểu diễn thành công, và vui vẻ phấn khởi về nhà. Cô còn lấy được vài cái kẹo, vài cái bánh mang về cho 2 đứa con cô. Vậy mà vừa về tới cổng, vào tới hiên nhà, còn chưa kịp gọi các con ra cho kẹo bánh, thì chồng cô ở trong nhà chạy ra, tát cô đến cháy cả má, vừa tát vừa nghiến răng nghiến lợi: "Mày có giỏi mày đi nữa đi, đi mà uốn éo cho thiên hạ người ta nhìn, để người ta nói bóng nói gió đến tai ông mày, tao đánh cho mày chừa cái thói, không có lần sau đâu nhé, mày có giỏi thì cứ đi rồi đừng về cái nhà này nữa".

    Hai đứa con cô từ trong nhà chạy ra, chứng kiến luôn cảnh bố thượng cẳng chân hạ cẳng tay với mẹ, lúc này con gái cô cũng được 10 tuổi, con trai cô 4 tuổi, thằng bé thì chỉ đứng khóc không biết làm gì, con lớn thì xông vào giằng bố ra khỏi mẹ, xin bố đừng có đánh mẹ nữa, nhưng sức con bé với cô sao chống lại được sức đàn ông hơn ba chục tuổi đầu. Vậy là anh đánh cả 2 mẹ con luôn, cô thương con, ôm con trong lòng, che chắn cho con khỏi bị bố đánh vào người, khi che không được, cô đẩy con ra chỗ em nó, một mình cô chịu trận. Hàng xóm nghe thấy ầm ĩ chạy sang can, thì anh mới chịu dừng lại. Và sau hôm đó, cô đi đâu gặp ai cũng không dám ngẩng mặt lên nhìn, vì xấu hổ, vì tự ti, và cô đã tự thu mình lại, không dám tiếp xúc với thế giới ngoài kia. Còn bà con làng xóm cứ gặp nhau mà nói chuyện về cô lại than thở: "Sao con bé nó khổ thế chứ, đẹp người đẹp nết mà lấy phải thằng chồng, rõ khổ!" Người ra bỏ lửng câu nói không dám nói tiếp nữa.

    * * *Ngoại truyện:

    Chuyện của mình buồn quá mọi người nhỉ, mình kể mấy mẩu chuyện vui cho có thêm không khí nhé!

    Chuyện 1: Con gái mình rất thích ăn hạt sen tươi, nên mùa hè mình hay mua về cho con ăn. Một lần, giữ tháng 11 rét căm căm tự nhiên con bé nhớ tới món hạt sen, nó khóc mè nheo: "Mẹ ơi, con ăn hạt sen". Mình bảo: Hạt sen chỉ có vào mua hè thôi con, giờ là mùa đông thì không có đâu con, chờ mùa hè mẹ mua cho con ăn nhé! "Nó phụng phịu xong khóc ngon lành" Mẹ ơi, hạt sen hạt sen cơ, huhu ". Mình bất lực, pó tay với con luôn! Giờ mình vẫn còn lưu video quay con bé đòi hạt sen, lúc ý con được 30 tháng tuổi, chồng mình xem video mình gửi còn vừa buồn cười vừa thương, còn bảo mình hay mua hạt sen khô cho nó ăn. Nhưng khổ nỗi hạt sen tươi mới ngọt, mới giòn, chứ hạt sen khô con gái mình lại không khoái. Mọi người có típ gì hay để có thể mùa đông cũng ăn được hạt sen tươi thì bảo mình với nhé! Mình cảm ơn nhiều!

    Chuyện 2: Nhớ lúc mình đi đẻ con lớn, vì có biểu hiện gò căng cứng bụng, nên bác sĩ họ khám báo có dấu hiệu chuyển dạ sẽ sinh xong 24h nữa, nên chỉ định mình nhập viện. Mà khi nhập viện xong mãi chả có dấu hiệu gì. Hôm ấy, chồng mình về nhà lấy đồ, mình mới nhớ ra anh mới đi công tác về có mực khô, mình nói thèm bảo anh ấy nướng cho con mực mang xuống viện cho mình ăn. Thế là, 1 con mực to bằng bàn tay chồng mình cầm xuống, anh ấy ăn mỗi cái râu, còn mình ngồi xé chén hết cả con mực, sao lúc ấy thấy nó ngon ngọt gì đâu. Ăn xong, chồng mình còn bảo:" Cẩn thận không lại không ngậm được miệng lại, ai hỏi cũng cứ há mồm ú ớ bây giờ :)"Vì là ngồi nhá cả con mực khô thì vậy thì mỏi sái quai hàm rồi còn đâu. Giờ nghĩ lại vẫn thấy nể mình thật sự :)

    * * * Còn tiếp ***
     
    LieuDuongCon gà và con mèo thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 4 Tháng năm 2022
  10. Nguyễn Thị Nhài Tìm Nơi Bình Yên Cho Tâm Hồn

    Bài viết:
    0
    Chap 6: Người đàn bà số khổ - Hai con lớn khôn!

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Rồi cuộc sống vẫn tiếp tục trôi đi, cô vẫn lẳng lặng lo toan cho chồng con không 1 lời than thở. Nhưng tận sâu trong lòng cô, tình cảm vợ chồng dần nguội lạnh. Sống với chồng chẳng qua là nghĩ vì con. Bù lại, hai đứa con cô lớn dần lên ngoan ngoãn, hiểu chuyện. Chúng rất thương mẹ, và ngoài giờ đi học thường phụ với mẹ làm đồng áng, nấu cơm, giặt giũ. Thế nhưng, tư tưởng trọng nam khinh nữ đã ngấm sâu ở trong chồng cô, và anh luôn miệng: ' Con gái học làm gì nhiều, tao chỉ nuôi đến hết năm 18 tuổi, còn sau tự đi mà lo ". Rồi là" mày dạy con gái, tao dạy con trai ".

    Rồi con gái, con trai lớn lên, tuổi thiếu niên dở ông, dở thằng. Vì được bố chiều hơn nên con trai cô hay ngang bướng, không chịu học hành. Nên kết quả chỉ học hết cấp 2, đăng ký học vào trường nghề để vừa học xong sẽ có bằng cấp 3 và bằng nghề. Nhưng vì không kiên trì lại ham chơi thành ra bỏ học giữa chừng. Rồi lại quay ra nói câu" Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà". Cô đến bất lực với anh!

    Nhớ những năm con gái cô đi học mà mỗi lần xin tiền 1 lần khóc lóc thì bố mới cho tiền. Cũng may cô động viên và tác động thêm mà con gái cô còn được học hết chương trình cao đẳng. Thầy giáo có động viên học liên thông lên, mà nó nghĩ bố không vui vẻ nên không dám học lên mà về tìm việc làm, trong đầu vẫn nghĩ có điều kiện sẽ quay lại học sau!

    Đến khi con gái đi làm công ty, thì con trai cô phát hiện bị dò hậu môn, phải mổ và nằm viện 2 tuần liền. Chồng cô thỉnh thoảng xuống chơi với con, còn mọi sinh hoạt chăm sóc con 1 tay cô lo toan hết, con gái cô đi làm, cuối tuần lại xuống với em!

    Cũng may con trai cô sau khi phẫu thuật xong về nhà, sức khỏe hồi phục dần dần. Nó lại đi làm công ty, cô vẫn ở nhà đồng áng cùng chồng. Vất vả là thế mà chồng cô vẫn không coi cô ra gì, vui vẻ thì không sao, không vui thì lại đánh đập hành hạ vợ con. Nhớ lần, chồng cô ra chỗ em trai cô ngoài Hải Phòng để làm bảo vệ, cô ở nhà trồng nguyên vườn dưa hấu, nắng nôi vất vả, chăm như con mọn. Con cô cũng hay phụ cô bấm chánh, tưới dưa. Vậy mà, khi được thu hoạch, chồng cô lại về mà cầm hết tiền quản hết. Vậy là bao nhiêu công sức, cuối cùng vẫn là con số 0, cô quá chịu đựng, quá cam chịu đến đáng thương.

    Đến khi con gái cô lấy chồng, sinh con đầu lòng, nó hay cho con về chơi với ông bà ngoại. Hằng ngày, ông bà vẫn đi làm rồi về chơi với cháu. Cuộc sống vui vẻ biết bao. Nhưng niềm vui ấy chả được bao lâu..

    Sau đó 2 năm, việc làm nông nghiệp vất vả mà thu nhập bấp bênh, cô quyết định đi công ty. Và cũng muốn tự lập kinh tế thoát khỏi quyền kiểm soát của người chồng vô tâm. Vậy là cô làm hồ sơ và đi xin việc. Cô cũng được nhận vào làm công nhân chính thức tại công ty may. Công việc cũng không quá vất vả so với người lao động chân tay như cô, mà thu nhập lại ổn định hơn.

    Khi con trai cô cứ càng ngày càng gầy, ăn uống không ngon miệng, hay đau bụng, đi khám bác sĩ họ bảo bị viêm đại tràng phải phẫu thuật. Cô xin nghỉ công ty để đi viện cùng con. Thời gian ở viện chỉ có 1 mình cô chăm sóc, chồng cô nghe con trai bị bệnh lại thành ra hắt hủi, không quan tâm đến con, và cũng không đưa tiền lo cho con nằm viện. Cũng may cô đi làm công ty gần 1 năm cũng có chút tiền lo cho con, thêm con gái cô hỗ trợ cùng cô lo cho em trai. Con trai nằm viện bao nhiêu ngày là bấy nhiêu ngày cô túc trực chăm sóc, lại đúng lúc con gái cô có bầu lần 2 cộng thêm con bé nên chỉ đi thăm em mà không làm được gì hơn.

    Ngày con trai cô bị nhiễm trùng vết mổ, tưởng 1 mất 1 còn mà cô gọi chồng cô xuống để bàn bạc hướng điều trị thì chồng cô tiếc tiền và do dự không đưa được ra quyết định gì. Lúc ấy cô đã nghĩ, chồng thế này không thể nhờ vả được gì, cô lại cùng anh em của cô bàn bạc và quyết định cho con vào phòng chăm sóc đặc biệt, nhất định phải cứu được con.

    Cũng may trời thương xót cho mẹ con cô, cùng sự nỗ lực của các y bác sĩ trong viện mà con trai cô được cứu và dần hồi phục. Nhưng mổ đại tràng sẽ phải mổ 2 lần, lại chờ đến thời gian mổ lần 2 của con trai cô..
     
    LieuDuong thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 29 Tháng sáu 2022
  11. Nguyễn Thị Nhài Tìm Nơi Bình Yên Cho Tâm Hồn

    Bài viết:
    0
    Tiếp Chap 6: Người đàn bà số khổ - Hai con lớn khôn!

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Con trai cô được xuất viện trở về nhà. Cô dậy sớm chuẩn bị đồ ăn cho con rồi mới đi làm, đi làm về lại tất bật giặt giũ chăm sóc con, chồng cô coi như không có việc gì, thậm chí ở nhà nằm thi gan với con. Cứ ăn xong lại nằm võng ngủ, ngày này qua ngày khác.. và cũng không ý định tìm việc làm. Từ ngày cô đi làm công ty, ruộng vườn cho thuê bớt đi, cô vẫn tranh thủ làm 2 mảnh rộng gần nhà, để tranh thủ sớm tối và ngày cuối tuần được nghỉ. Biết sao được, cô con nhà nông, rảnh rỗi là không chịu ngồi im được, hơn nữa, gia đình cũng không khá giả gì, tranh thủ làm kiếm thêm được tí nào hay tí đó. Từ ngày cô đi làm công ty, cô cũng không đưa lương cho chồng cô giữ như trước nữa, mà cô tự quản lý để lo cho con và phòng thân. Chồng cô vì vậy mà hậm hực, còn nói ra nói vào 'Mày đi làm mà không thấy đưa lương cho tao'. Cô trả lời luôn: "Bao nhiêu năm ông giữ kinh tế rồi, giờ tôi đi làm tôi giữ còn phòng thân tôi". Chông cô không nói gì thêm, nhưng trong lòng cũng không thấy thế làm thoải mái. Rồi gần đến ngày con trai cô đi mổ lại lần 2, cô có nói với chồng cô đưa thêm tiền để cô lo cho con. Chồng cô nói sẽ đưa cho cô tiền, cô gọi thêm cả anh chồng là làm chứng, và bác ấy đã làm chứng là chồng cô đã đưa tiền cho cô để lo cho con. Lúc đó, cô còn nghĩ, như vậy là chồng cô cũng biết lo cho con, âu như vậy còn có niềm an ủi. Tuy nhiên, khi cô đi viện chăm con, được 3 ngày cô về nhà lấy thêm đồ dùng cần thiết, và tranh thủ xem mảnh ruộng thế nào, thì chồng cô lại sinh sự, đánh cô tím cà đùi và đòi lại tiền đã đưa. Cô gọi anh chồng ra, và trả lại cho chồng cô toàn bộ số tiền chồng cô đã đưa trước đó trước sự chứng kiến của anh chồng. Và đến thời điểm ấy, cô đã không còn hi vọng gì với người chồng coi tiền hơn vợ con nữa.. Cô cũng không dám nói chuyện với con trai vì sợ con đang ốm lại suy nghĩ nhiều, cô chỉ gọi điện than thở với cô con gái.

    Con trai cô mổ được 10 ngày thì con gái cô cũng nhập viện mổ bé thứ 2. Sau đó 1 tháng con gái cô cho con về chơi, vậy là 1 nhà có con trai ốm, con gái đẻ, nhưng tuyệt nhiên chồng cô không giúp các con được 1 việc gì, và mọi việc dồn lên cô con gái đang chăm con mọn. Con gái cô về nhà nhiều lần than thở với mẹ, bố cứ ăn xong lại nằm, mang tiếng là người khoẻ mạnh mà có thể ngủ hết ngày này qua ngày khác, lộ rõ bản chất người lười lao động. Cô cũng chỉ đành cười trừ, chứ cũng không biết phải làm sao.. Rồi con trai cô hồi phục lại sứa khỏe, nó quyết định đi học nghề vẫn ước mơ, cô lại tiếp tục dành dụm đưa tiền cho con đi học. Cô hỏi chồng, chồng cô nói không có tiền, học gì mà học, nên xác định chả hòng gì được nữa..

    Chap 7: Người đàn bà số khổ - Con trai cô đi học nghề

    Con trai cô theo đuổi học cắt tóc, học hết Hải Dương lại lên Hà Nội để nâng cao tay nghề. Con gái cô cũng quay trở lại công việc sau khi nghỉ thai sản. Cô đi làm công ty, 2 vợ chồng cũng ít va chạm đi, và cô nghĩ thôi kệ, cứ khỏe mạnh, con cái khỏe mạnh là được. Cô cũng không còn hay nghĩ về chồng nữa, vì đi làm công ty xong về lại làm ruộng tranh thủ ở nhà, về nhà ăn uống là nghỉ ngơi. Từ đó, vợ chồng cô cũng sống kiểu việc anh anh làm việc tôi tôi làm, nước sông không phạm nước giếng.

    Càng ngày con trai cô càng cứng tay nghề, và cũng đang ấp ủ ước mơ có quán tự mở của riêng mình. Sau khi cô nghỉ việc để chăm con, cũng buộc phải nghỉ việc tại công ty cũ, vì cô nghỉ quá số ngày quy định. Cô lại may mắn đi tìm được chỗ làm khác cũng gần nhà và cũng được nhận vào làm chính thức và đóng bảo hiểm.

    Nhưng số cô cứ lận đận, khi đang ổn định dần cuộc sống, thì 1 hôm trên đường đi làm về cô bị ngã xe, được người đi đường nâng dậy, cô cũng chỉ nghĩ bình thường đi xe về đến nhà. Cô nói với chồng bị ngã xe, chồng cô cũng không nói gì, chỉ đứng cửa nhòm vào. Con trai cô đi làm về thấy mẹ kể chuyện vậy bảo con đưa mẹ đi viện kiểm tra, cô nói: "Mẹ không sao, ra nắn cho mẹ cái lồng xe, mai mẹ lại đi làm bình thường". Nhưng càng đến đêm cô đau nhiều hơn, và không tự dậy được. Đến sáng, con trai cô đưa mẹ đi viện, chụp chiếu kết luận cô bị gãy xương bả vai. Con trai cô điện cho con gái cô, và con gái cô cùng con rể vội vàng xuống bệnh viện.

    Bác sĩ đưa ra phương án điều trị là mổ nẹp, sau đó vài năm sẽ mổ lại lần 2. Vậy là 1 tuần cô ở viện, con gái con trai thay phiên nhau chăm mẹ, con gái trông ban ngày, tối về với con nhỏ, con trai ngày đi học tối vào viện với mẹ. Chồng cô thi thoảng đảo xuống 1 tí xong lại về. Một tuần ở viện, con trai và con gái ở cùng ăn uống vui vẻ, thấy mẹ cũng lại người. Đến ngày cô xuất viện, con trai con gái đi làm, cô vẫn còn đau nhiều, tự dạy không được mà chồng cô thì lại không giúp đỡ gì thậm chí còn hắt hủi, còn nói lời đay nghiến cô. Cô đã sẵn đau trong người, lại thêm chồng như vậy, nên cô suy nghĩ nhiểu, và ăn uống không được mấy. Sau 1 tuần, con gái về chơi, nhìn mẹ xanh xao hẳn đi, nó xót ruột mắng cô sao ăn uống thế nào mà người như vậy, cô không dám kể hết, cô nói đau nhiều nên ăn uống không thấy ngon miệng. Và cô cứ âm thầm chịu đựng 1 mình như vậy..

    * * * Còn tiếp ***
     
    LieuDuong thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 21 Tháng năm 2024
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...