Người Đàn Bà Đức Hạnh Tác giả: Nguyễn Quang Sáng * * * Khi tôi nhận vai "người điên" trong vở "Khi người điên biết yêu", tôi đến nhà thương điên Biên Hòa để nhập vào xã hội người điên. Từ nhà thương Biên Hòa trở về, tôi tìm Năm Thanh. Năm Thanh là cô đào, cùng gánh, cùng hát với tội Một cô đào lừng danh, hầu như không ngày nào không có hình ảnh cùng lời ca ngợi trên các mặt báo Sài Gòn. Có người dù chưa được dịp xem cô diễn lần nào, vẫn nghe tên tiếng và tài năng của cô, cũng si mê cô theo người khác. Trong làng, trong xóm, thấy cô nào đẹp, người ta ví "Đẹp như đào Năm Thanh". Cô gái nào giọng hát hay, người ta cũng ví: "Hay như đào Năm Thanh". Nơi nào có đào Năm Thanh về, nơi đó trở nên nô nức, tưng bừng. Người đang kể chuyện với tôi là lão nghệ sĩ. Lão nghệ sĩ đã một thời được báo chí tôn vinh là quái kiệt, vượt hẳn những nghệ sĩ được tôn là kép độc hoặc kép mùị - Năm nay tôi đã bảy chín rồị "Thất thập cổ lai hy". Chẳng biết đi ngày nào, đi ngày nào cũng là hợp với lẽ trờị Không chỉ đủ mà đã quá thừa, có gì để tiếc? Nhưng còn tiếc một điều, đó là chuyện chẳng ai biết, ngoài tội Tôi có thề với Năm Thanh sống để bụng, chết mang thẹo Nhưng nhiều đêm suy nghĩ, nếu tôi mang theo xuống mồ thì trên thế gian này dù có muôn triệu chuyện vui buồn, vẫn thiếu một chuyện đời, chuyện đời của đào Năm Thanh. Đêm qua, trước khi quyết định kể, tôi đã thắp một nén nhang lạy cô ba lạy xin cô cho tôi được phản lại lời thề. Năm Thanh dù mất đã lâu, nhưng hồn cô vẫn thiêng. Không ai hiểu được điều đó hơn tội Khi tôi cầm nén nhang trước bàn thờ tổ, qua làn khói lởn vởn trong bóng tối âm u của bàn thờ, lần nào tôi cũng thấy cô hiện lên trước mắt tôi những vai diễn của cộ Khi là Lưu Kim Đính, khi là Lữ Bố, khi là một gái quê, khi là một mệnh phụ. - Năm ấy! - Tôi thường gọi Năm Thanh là Năm. Ở nhà thương Biên Hòa, tình cờ anh gặp lại vị công tử si tình của em. - Ông ta làm gì ở đó? - Ông ta điên vì Năm thì phải nằm nhà thương điên chớ làm gì? - Đừng nói chơi, anh Bạ - Bộ hết chuyện nói chơi sao mà nói chơi về một người điên? Năm Thanh nhìn lại tôi, biết là tôi nói thật. Năm Thanh đang vui, mặt mày đang rạng rỡ, đôi mắt bỗng sụp xuống như bóng đêm. - Thiệt vậy sao anh Bạ Và tôi kể lại với Năm Thanh. Khi tôi nghe có một người điên vì tình, tôi mừng (ác vậy) vậy là đúng "vai" của mình rồi, tôi lật đật đến thăm. Một người điên vì tình, nhìn qua song sắt, tôi thấy quen quen. Một thanh niên, tóc quăn từng lọn, phủ cả ót, cả mặt mày, chiếc áo sơ mi màu hột gà nát bươm khoác qua người, chiếc quần tây trắng cũng tả tợi Hình như người điên nào cũng thích xé áo xé quần. Khi người điên nhe răng, thì tôi bỗng lùi lại, tôi nhận ra anh ta, người mà trong gánh hát ai cũng gọi đùa là vị công tử si tình của Năm Thanh. Đó là chàng thanh niên tuổi độ hai bốn hai lăm, con của một nhà giàu xứ Bạc Liêu, ruộng đất cò bay thẳng cánh, từng học ở Sài Gòn, lấy bằng "đíp lôm". Đêm đầu hát ở Bạc Liêu, sau khi hạ màn, giãn hát, thì có một thanh niên ăn mặc sang trọng quần tây trắng, áo sơ mi lụa lèo màu hột gà, người tầm thước, nước da trắng hồng, mái tóc hớt xanh, tay cầm một bó hoa hồng rực rỡ lên sân khấu xin được tặng cho cô đào Năm Thanh. Ở một miền đất xa, trong một thành phố nhỏ, giữa những người lam lũ, người thanh niên nổi bật lên như một vị công tử. Và xứ Bạc Liêu vốn là nơi xuất thân của những anh con nhà giàu, nhờ cách ăn chơi, mà nổi danh công tử, công tử Bạc Liêụ Trong bó hoa tặng cho Năm Thanh có cài một danh thiếp đề rõ họ tên - "Trần Hữu Liêm, Thông ngôn quan chủ tỉnh", dưới có hai hàng chữ, viết tay "vô cùng ngưỡng mộ!" Và một dòng chữ tiếng Pháp, mà cả gánh chẳng ai hiểụ Năm Thanh nhận được hoa của khán giả là chuyện thường, có gì đáng nóị Rồi đêm sau, chúng tôi chú ý thấy vị công tử ngồi ghế thượng hạng, và khi màn hạ, vị công tử lại lên sân khấu tặng hoa cho Năm Thanh, lần này trong bó hoa không phải là danh thiếp mà là một lá thự Khán giả gửi thư cho đào Năm Thanh cũng không phải là chuyện lạ. Đêm sau, đêm thứ ba, cũng vậy, cũng chẳng có điều gì đáng ngạc nhiên. Gánh chúng tôi nhổ neo, rời bến. Đêm đầu đến điểm mới cách xa chợ Bạc Liêu có đến ba ngày đêm đường sông nước, sau một hồi chuông, chúng tôi hé màn nhìn khán giả, lại thấy vị công tử với chiếc áo lụa lèo, ngồi ở ghế thượng hạng. Rồi sau khi màn hạ, vị công tử lại lên sân khấu tặng hoa cho đào Năm Thanh. Đêm sau, và đêm sau nữa, cũng vậỵ Sau ba đêm diễn, gánh lại nhổ neo.. Từ tỉnh này sang tỉnh khác, từ miền Tây đến miền Trung, không thể nhớ bao nhiêu sân khấu, bao nhiêu đêm diễn, đêm nào chúng tôi cũng thấy vị công tử trên ghế thượng hạng, và đêm nào đào Năm Thanh cũng nhận một bó hoa với một lá thư tình của chàng công tử si tình. Vị công tử biết tôi tuồng nào cũng diễn cặp với Năm Thanh, khi Năm Thanh trong vai Lữ Bố, tôi là Đổng Trác, khi đào Năm Thanh là hoàng tử cầm quân ra biên ải thì tôi là tướng giặc, khi Năm Thanh là cô gái quê thì tôi là chàng sở khanh, khi Năm Thanh trong vai người đàn bà đài các thì tôi là đức lang quân, và biết tôi là bậc đàn anh của Năm Thanh, đêm nào vị công tử cũng nài nỉ mời tôi và Năm Thanh đi nhà hàng sau đêm biểu diễn. - Anh Ba ơi, nếu người nào đó mời thì em đi, những vì em thấy vị công tử này lậm quá, em sợ, anh Ba đi giùm em đị Những lần đầu, tôi lựa lời nói cho quạ Càng ngày càng nhìn thấy cái vẻ si mê trên gương mặt, trong đôi mắt và giọng nói của anh chàng, tôi thấy động lòng, nói xa nói gần với anh rằng, anh nhỏ hơn Năm Thanh gần mười tuổi, cho anh thất vọng, ngờ đâu sau đó, anh viết cho Năm Thanh.. "Với anh, em là người không có tuổị..". Có hôm, tôi khuyên anh không nên bỏ công ăn việc làm, vừa hao tốn mà chẳg ích lợi gì thì thư anh viết cho Năm Thanh có câu: "Tình yêu không suy tính. Và mỗi đêm anh phải đến em, vì tình yêu cũng có nghĩa là ngắm, nhìn. Càng ngắm em càng lộng lẫỵ Càng nhìn càng thêm yêu thương. Nhìn em như hoa đang nở. Ôi, em là đóa hoa nở mãi không tàn". Đọc những dòng chữ của anh, không thể không nhận anh là con người tinh tế. Năm ấy, đào Năm Thanh vừa tuổi ba mươi, cái tuổi đầy đặn của người đàn bà. Thật ra, Năm Thanh không phải là người đẹp sắc sảo, hay lộng lẫy, cũng không có vẻ quyến rũ gợi tình, cũng không duyên dáng mặn mà, Năm Thanh có một vẻ đẹp phúc hậụ Nhưng khác hơn người, Năm Thanh có một giọng nói rất lạ. Năm Thanh không nói bằng môi, không nói bằng lưỡi, mà như nói từ tận đáy của tấm lòng. Một giọng nói bắt anh phải quay nhìn, phải tìm kiếm, phải lắng nghẹ Và một điều kỳ lạ hơn, sân khấu là phông màn, là cảnh giả nhưng khi đào Năm Thanh với vai hoàng tử bước ra sân khấu cùng với tiếng kèn tiếng trống, thì cái cảnh giả của sân khấu bỗng lộng lẫy, uy nghi của một triều đình. Khi đào Năm Thanh là một cô gái quê trong bộ đồ bà ba vá vai, tay cầm chiếc nón lá bước ra, thì sân khấu là một cánh đồng quệ Và khi Năm Thanh cất tiếng thì trong rạp như không còn hơi thở nữạ Sau, tôi phải nói thẳng với vị công tử rằng Năm Thanh đã có chồng, thì thư anh viết: ".. Em có chồng hay không, em vẫn là của anh. Thế gian có biết bao nhiêu người, những sao anh chỉ thấy, chỉ nghĩ, chỉ mơ một mình em, em ơi!". - Vậy là lậm quá rồi anh Ba, chắc em phải trốn. Đêm sau đó, khi vị công tử mang hoa lên sâu khấu thì một cô đào khác bước đến anh: - Thưa công tử, chồng của cô Năm Thanh vừa mới rước cô đi, bó hoa này xin công tử tặng cho em. Vị công tử si tình chết lặng giữa những cặp mắt đào kép đứng vây quanh, vị công tử si tình vẫn lịch sự, đưa tay rút lại lá thư cài trong bó hoa, đặt bó hoa vào tay cô đào, rồi quay gót lẳng lặng đi.. Tôi nhìn thấy sự sụp đổ qua dáng đi của anh. Anh gục đầu lùi lũi như một thân cây đã trốc gốc. Từ đó gánh chúng tôi không còn gặp lại vị công tử si tình ấy nữạ Câu chuyện vị công tử si tình ấy mỗi ngày một nhạt dần trong câu chuyện và tôi cũng quên đi, thì gặp lại chàng trong nhà thương điên. Trong song sắt, có lúc chàng đóng vai Lữ Bố của Năm Thanh, vừa múa vừa la hét, khi đã mệt lả thì cất tiếng ngâm thợ Thư anh viết cho Năm Thanh, anh thường trích thơ tình của nhà thơ Xuân Diệu hoặc Nguyễn Bính, bấy giờ trong cơn điên, anh ta la hét thơ của anh: "Yêu là giết cả hồn tạ Yêu là thiên đàng, là địa ngục. Ta đã đến tận cùng địa ngục. Ta bị lửa tình địa ngục đốt ra trọ Ôi ta hạnh phúc" Vị công tử lúc tỉnh, lúc điên. Lúc tỉnh ra anh ta nhận ra tôi: - Anh Ba hả anh Bả - Tôi đậy - Anh Ba đi đâu đẩy * * * - Năm Thanh tôi đâu anh Bả Vừa nhắc đến tên Năm Thanh thì anh quơ tay múa theo Năm Thanh trong vai Lữ Bố. - Thiệt vậy sao anh Bả - Năm Thanh hỏi mà không phải hỏi, mắt ngước nhìn tận đâu đậu - Nếu bây giờ em đến thăm thì liệu anh có tỉnh lại không anh Bả - Có thể lắm! Lúc ấy, gánh chúng tôi đang hát ở Thủ Dầu Một, cách Biên Hòa chẳng bao xạ Sáng hôm sau, Năm Thanh bao một chiếc xe thồ mộ. Trên xe Năm Thanh chỉ dặn tôi một điều: "Anh Ba giữ kín chuyện này giùm em nghe anh Ba". Tôi gật đầu, suốt trên đường chẳng ai nói với nhau thêm lời nàọ Trong tiếng vó ngựa gõ đều trên mặt đường, tôi chợt thấy Năm Thanh đẹp hơn mọi ngày, nhưng là vẻ đẹp u buồn. * * * Sau vài đêm hát, gánh trở lại Sài Gòn. Và mỗi ngày lặng lẽ một mình, Năm Thanh đều đi Biên Hòạ Mỗi ngày Năm Thanh đều tin cho tội - Bác sĩ nói, bữa nay ảnh tỉnh nhiều hơn hôm quạ Mỗi lần ảnh lên cơn, bác sĩ nhắc lại lời dặn của em thì ảnh dịu xuống. Ảnh bớt hát bớt hò. Nhưng đến bữa ăn thì vẫn còn đổ cơm xuống nền nhà, ăn bốc. Chiều hôm sau, Năm Thanh tin thêm: - Bữa nay, trước mặt em, ảnh chịu ngồi yên để hớt tóc, đầu cổ bữa nay gọn gàng rồị Nhưng con mắt nhìn em vẫn còn dại lắm. Chiều hôm sau: - Bữa nay ảnh đi tắm. Chiều hôm sau nữa: - Ảnh hỏi em là anh đang ở đẩu Sau mỗi ngày là mỗi tin vui của người điên. Có gần một tháng mỗi ngày đều đi thăm người điên, chiều hôm ấy, Năm Thanh hỏi tôi: - Anh Ba còn tiền cho em mượn đỡ. Đào kép chúng tôi hỏi mượn tiền nhau là chuyện thường, nhưng với Năm Thanh đây là lần đầụ.. Sáng ngày hôm sau, Năm Thanh gọi tôi lúc tôi đang ngủ. Nhìn Năm Thanh tôi giật mình, Năm Thanh như già đi trong vẻ bơ phờ. Hai con mắt, không còn hai con mắt vừa long lanh, vừa bãng lãng của một cô đào nữa, hai tròng mắt cứ nhìn ngược lên, dài dại, đôi môi như sẫm lại trong bóng tối của đôi mắt thâm quầng. - Có chuyện gì vậy Năm? - Chiều hôm qua, em không nói với anh. Em hỏi mượn tiền anh là vì em rước ảnh về Sài Gòn, em thuê phòng cho ảnh ở. Tối qua, hát xong, em vào thăm ảnh. Đêm qua, em cho ảnh hết rồi anh Ba! Cho xong, em hỏi ảnh: "Anh thấy chửa Tôi có gì để cho anh phải mơ ước, phải khao khát đến phát điên? Tôi cũng là một người đàn bà, một người đàn bà, bình thường đừng thêu đừng dệt thêm cho tôi nữạ Thôi, anh về, tịnh tâm cưới vợ, đẻ con, sống như mọi người". Em nói mà không nhìn mặt ảnh. Rồi em đưa ảnh ra bến xe, mua vé cho ảnh và dặn dò tài xế phải đưa ảnh về tận nhà. Xe chạy lâu rồi anh Bạ Nói xong, Năm Thanh gục đầu, ôm mặt khóc. Khóc nức, khóc nở, khóc vật vã, khóc rung cả đôi vại Tiếng khóc của Năm Thanh tôi nghe như tiếng cào, tiếng xé trong tâm hồn mình. Tiếng khóc nhói đau suốt cả cuộc đời tội - Anh Ba ơi, em có lỗi với chồng em, em là người đàn bà hư hỏng. - Không! Không phải vậy đâu Năm Thanh. Đừng nghĩ bậỵ Em đã cứu một người điên, em là Người đàn bà đức hạnh. Năm sau, lão nghệ sĩ quái kiệt mất, thọ 80 tuổị Nếu cõi này có cả thế giới bên kia, hai linh hồn của hai nghệ sĩ chắc gặp nhạu Họ đã để lại trần gian những điều thiện, điều đẹp, linh hồn họ chắc thanh thản, phiêu diêu. Khi tôi nhận vai "người điên" trong vở "Khi người điên biết yêu", tôi đến nhà thương điên Biên Hòa để nhập vào xã hội người điên. Từ nhà thương Biên Hòa trở về, tôi tìm Năm Thanh. Năm Thanh là cô đào, cùng gánh, cùng hát với tội Một cô đào lừng danh, hầu như không ngày nào không có hình ảnh cùng lời ca ngợi trên các mặt báo Sài Gòn. Có người dù chưa được dịp xem cô diễn lần nào, vẫn nghe tên tiếng và tài năng của cô, cũng si mê cô theo người khác. Trong làng, trong xóm, thấy cô nào đẹp, người ta ví "Đẹp như đào Năm Thanh". Cô gái nào giọng hát hay, người ta cũng ví: "Hay như đào Năm Thanh". Nơi nào có đào Năm Thanh về, nơi đó trở nên nô nức, tưng bừng. Người đang kể chuyện với tôi là lão nghệ sĩ. Lão nghệ sĩ đã một thời được báo chí tôn vinh là quái kiệt, vượt hẳn những nghệ sĩ được tôn là kép độc hoặc kép mùị - Năm nay tôi đã bảy chín rồị "Thất thập cổ lai hy". Chẳng biết đi ngày nào, đi ngày nào cũng là hợp với lẽ trờị Không chỉ đủ mà đã quá thừa, có gì để tiếc? Nhưng còn tiếc một điều, đó là chuyện chẳng ai biết, ngoài tội Tôi có thề với Năm Thanh sống để bụng, chết mang thẹo Nhưng nhiều đêm suy nghĩ, nếu tôi mang theo xuống mồ thì trên thế gian này dù có muôn triệu chuyện vui buồn, vẫn thiếu một chuyện đời, chuyện đời của đào Năm Thanh. Đêm qua, trước khi quyết định kể, tôi đã thắp một nén nhang lạy cô ba lạy xin cô cho tôi được phản lại lời thề. Năm Thanh dù mất đã lâu, nhưng hồn cô vẫn thiêng. Không ai hiểu được điều đó hơn tội Khi tôi cầm nén nhang trước bàn thờ tổ, qua làn khói lởn vởn trong bóng tối âm u của bàn thờ, lần nào tôi cũng thấy cô hiện lên trước mắt tôi những vai diễn của cộ Khi là Lưu Kim Đính, khi là Lữ Bố, khi là một gái quê, khi là một mệnh phụ. - Năm ấy! - Tôi thường gọi Năm Thanh là Năm. Ở nhà thương Biên Hòa, tình cờ anh gặp lại vị công tử si tình của em. - Ông ta làm gì ở đó? - Ông ta điên vì Năm thì phải nằm nhà thương điên chớ làm gì? - Đừng nói chơi, anh Bạ - Bộ hết chuyện nói chơi sao mà nói chơi về một người điên? Năm Thanh nhìn lại tôi, biết là tôi nói thật. Năm Thanh đang vui, mặt mày đang rạng rỡ, đôi mắt bỗng sụp xuống như bóng đêm. - Thiệt vậy sao anh Bạ Và tôi kể lại với Năm Thanh. Khi tôi nghe có một người điên vì tình, tôi mừng (ác vậy) vậy là đúng "vai" của mình rồi, tôi lật đật đến thăm. Một người điên vì tình, nhìn qua song sắt, tôi thấy quen quen. Một thanh niên, tóc quăn từng lọn, phủ cả ót, cả mặt mày, chiếc áo sơ mi màu hột gà nát bươm khoác qua người, chiếc quần tây trắng cũng tả tợi Hình như người điên nào cũng thích xé áo xé quần. Khi người điên nhe răng, thì tôi bỗng lùi lại, tôi nhận ra anh ta, người mà trong gánh hát ai cũng gọi đùa là vị công tử si tình của Năm Thanh. Đó là chàng thanh niên tuổi độ hai bốn hai lăm, con của một nhà giàu xứ Bạc Liêu, ruộng đất cò bay thẳng cánh, từng học ở Sài Gòn, lấy bằng "đíp lôm". Đêm đầu hát ở Bạc Liêu, sau khi hạ màn, giãn hát, thì có một thanh niên ăn mặc sang trọng quần tây trắng, áo sơ mi lụa lèo màu hột gà, người tầm thước, nước da trắng hồng, mái tóc hớt xanh, tay cầm một bó hoa hồng rực rỡ lên sân khấu xin được tặng cho cô đào Năm Thanh. Ở một miền đất xa, trong một thành phố nhỏ, giữa những người lam lũ, người thanh niên nổi bật lên như một vị công tử. Và xứ Bạc Liêu vốn là nơi xuất thân của những anh con nhà giàu, nhờ cách ăn chơi, mà nổi danh công tử, công tử Bạc Liêụ Trong bó hoa tặng cho Năm Thanh có cài một danh thiếp đề rõ họ tên - "Trần Hữu Liêm, Thông ngôn quan chủ tỉnh", dưới có hai hàng chữ, viết tay "vô cùng ngưỡng mộ!" Và một dòng chữ tiếng Pháp, mà cả gánh chẳng ai hiểụ Năm Thanh nhận được hoa của khán giả là chuyện thường, có gì đáng nóị Rồi đêm sau, chúng tôi chú ý thấy vị công tử ngồi ghế thượng hạng, và khi màn hạ, vị công tử lại lên sân khấu tặng hoa cho Năm Thanh, lần này trong bó hoa không phải là danh thiếp mà là một lá thự Khán giả gửi thư cho đào Năm Thanh cũng không phải là chuyện lạ. Đêm sau, đêm thứ ba, cũng vậy, cũng chẳng có điều gì đáng ngạc nhiên. Gánh chúng tôi nhổ neo, rời bến. Đêm đầu đến điểm mới cách xa chợ Bạc Liêu có đến ba ngày đêm đường sông nước, sau một hồi chuông, chúng tôi hé màn nhìn khán giả, lại thấy vị công tử với chiếc áo lụa lèo, ngồi ở ghế thượng hạng. Rồi sau khi màn hạ, vị công tử lại lên sân khấu tặng hoa cho đào Năm Thanh. Đêm sau, và đêm sau nữa, cũng vậỵ Sau ba đêm diễn, gánh lại nhổ neo.. Từ tỉnh này sang tỉnh khác, từ miền Tây đến miền Trung, không thể nhớ bao nhiêu sân khấu, bao nhiêu đêm diễn, đêm nào chúng tôi cũng thấy vị công tử trên ghế thượng hạng, và đêm nào đào Năm Thanh cũng nhận một bó hoa với một lá thư tình của chàng công tử si tình. Vị công tử biết tôi tuồng nào cũng diễn cặp với Năm Thanh, khi Năm Thanh trong vai Lữ Bố, tôi là Đổng Trác, khi đào Năm Thanh là hoàng tử cầm quân ra biên ải thì tôi là tướng giặc, khi Năm Thanh là cô gái quê thì tôi là chàng sở khanh, khi Năm Thanh trong vai người đàn bà đài các thì tôi là đức lang quân, và biết tôi là bậc đàn anh của Năm Thanh, đêm nào vị công tử cũng nài nỉ mời tôi và Năm Thanh đi nhà hàng sau đêm biểu diễn. - Anh Ba ơi, nếu người nào đó mời thì em đi, những vì em thấy vị công tử này lậm quá, em sợ, anh Ba đi giùm em đị Những lần đầu, tôi lựa lời nói cho quạ Càng ngày càng nhìn thấy cái vẻ si mê trên gương mặt, trong đôi mắt và giọng nói của anh chàng, tôi thấy động lòng, nói xa nói gần với anh rằng, anh nhỏ hơn Năm Thanh gần mười tuổi, cho anh thất vọng, ngờ đâu sau đó, anh viết cho Năm Thanh.. "Với anh, em là người không có tuổị..". Có hôm, tôi khuyên anh không nên bỏ công ăn việc làm, vừa hao tốn mà chẳg ích lợi gì thì thư anh viết cho Năm Thanh có câu: "Tình yêu không suy tính. Và mỗi đêm anh phải đến em, vì tình yêu cũng có nghĩa là ngắm, nhìn. Càng ngắm em càng lộng lẫỵ Càng nhìn càng thêm yêu thương. Nhìn em như hoa đang nở. Ôi, em là đóa hoa nở mãi không tàn". Đọc những dòng chữ của anh, không thể không nhận anh là con người tinh tế. Năm ấy, đào Năm Thanh vừa tuổi ba mươi, cái tuổi đầy đặn của người đàn bà. Thật ra, Năm Thanh không phải là người đẹp sắc sảo, hay lộng lẫy, cũng không có vẻ quyến rũ gợi tình, cũng không duyên dáng mặn mà, Năm Thanh có một vẻ đẹp phúc hậụ Nhưng khác hơn người, Năm Thanh có một giọng nói rất lạ. Năm Thanh không nói bằng môi, không nói bằng lưỡi, mà như nói từ tận đáy của tấm lòng. Một giọng nói bắt anh phải quay nhìn, phải tìm kiếm, phải lắng nghẹ Và một điều kỳ lạ hơn, sân khấu là phông màn, là cảnh giả nhưng khi đào Năm Thanh với vai hoàng tử bước ra sân khấu cùng với tiếng kèn tiếng trống, thì cái cảnh giả của sân khấu bỗng lộng lẫy, uy nghi của một triều đình. Khi đào Năm Thanh là một cô gái quê trong bộ đồ bà ba vá vai, tay cầm chiếc nón lá bước ra, thì sân khấu là một cánh đồng quệ Và khi Năm Thanh cất tiếng thì trong rạp như không còn hơi thở nữạ Sau, tôi phải nói thẳng với vị công tử rằng Năm Thanh đã có chồng, thì thư anh viết: ".. Em có chồng hay không, em vẫn là của anh. Thế gian có biết bao nhiêu người, những sao anh chỉ thấy, chỉ nghĩ, chỉ mơ một mình em, em ơi!". - Vậy là lậm quá rồi anh Ba, chắc em phải trốn. Đêm sau đó, khi vị công tử mang hoa lên sâu khấu thì một cô đào khác bước đến anh: - Thưa công tử, chồng của cô Năm Thanh vừa mới rước cô đi, bó hoa này xin công tử tặng cho em. Vị công tử si tình chết lặng giữa những cặp mắt đào kép đứng vây quanh, vị công tử si tình vẫn lịch sự, đưa tay rút lại lá thư cài trong bó hoa, đặt bó hoa vào tay cô đào, rồi quay gót lẳng lặng đi.. Tôi nhìn thấy sự sụp đổ qua dáng đi của anh. Anh gục đầu lùi lũi như một thân cây đã trốc gốc. Từ đó gánh chúng tôi không còn gặp lại vị công tử si tình ấy nữạ Câu chuyện vị công tử si tình ấy mỗi ngày một nhạt dần trong câu chuyện và tôi cũng quên đi, thì gặp lại chàng trong nhà thương điên. Trong song sắt, có lúc chàng đóng vai Lữ Bố của Năm Thanh, vừa múa vừa la hét, khi đã mệt lả thì cất tiếng ngâm thợ Thư anh viết cho Năm Thanh, anh thường trích thơ tình của nhà thơ Xuân Diệu hoặc Nguyễn Bính, bấy giờ trong cơn điên, anh ta la hét thơ của anh: "Yêu là giết cả hồn tạ Yêu là thiên đàng, là địa ngục. Ta đã đến tận cùng địa ngục. Ta bị lửa tình địa ngục đốt ra trọ Ôi ta hạnh phúc" Vị công tử lúc tỉnh, lúc điên. Lúc tỉnh ra anh ta nhận ra tôi: - Anh Ba hả anh Bả - Tôi đậy - Anh Ba đi đâu đẩy * * * - Năm Thanh tôi đâu anh Bả Vừa nhắc đến tên Năm Thanh thì anh quơ tay múa theo Năm Thanh trong vai Lữ Bố. - Thiệt vậy sao anh Bả - Năm Thanh hỏi mà không phải hỏi, mắt ngước nhìn tận đâu đậu - Nếu bây giờ em đến thăm thì liệu anh có tỉnh lại không anh Bả - Có thể lắm! Lúc ấy, gánh chúng tôi đang hát ở Thủ Dầu Một, cách Biên Hòa chẳng bao xạ Sáng hôm sau, Năm Thanh bao một chiếc xe thồ mộ. Trên xe Năm Thanh chỉ dặn tôi một điều: "Anh Ba giữ kín chuyện này giùm em nghe anh Ba". Tôi gật đầu, suốt trên đường chẳng ai nói với nhau thêm lời nàọ Trong tiếng vó ngựa gõ đều trên mặt đường, tôi chợt thấy Năm Thanh đẹp hơn mọi ngày, nhưng là vẻ đẹp u buồn. * * * Sau vài đêm hát, gánh trở lại Sài Gòn. Và mỗi ngày lặng lẽ một mình, Năm Thanh đều đi Biên Hòạ Mỗi ngày Năm Thanh đều tin cho tội - Bác sĩ nói, bữa nay ảnh tỉnh nhiều hơn hôm quạ Mỗi lần ảnh lên cơn, bác sĩ nhắc lại lời dặn của em thì ảnh dịu xuống. Ảnh bớt hát bớt hò. Nhưng đến bữa ăn thì vẫn còn đổ cơm xuống nền nhà, ăn bốc. Chiều hôm sau, Năm Thanh tin thêm: - Bữa nay, trước mặt em, ảnh chịu ngồi yên để hớt tóc, đầu cổ bữa nay gọn gàng rồị Nhưng con mắt nhìn em vẫn còn dại lắm. Chiều hôm sau: - Bữa nay ảnh đi tắm. Chiều hôm sau nữa: - Ảnh hỏi em là anh đang ở đẩu Sau mỗi ngày là mỗi tin vui của người điên. Có gần một tháng mỗi ngày đều đi thăm người điên, chiều hôm ấy, Năm Thanh hỏi tôi: - Anh Ba còn tiền cho em mượn đỡ. Đào kép chúng tôi hỏi mượn tiền nhau là chuyện thường, nhưng với Năm Thanh đây là lần đầụ.. Sáng ngày hôm sau, Năm Thanh gọi tôi lúc tôi đang ngủ. Nhìn Năm Thanh tôi giật mình, Năm Thanh như già đi trong vẻ bơ phờ. Hai con mắt, không còn hai con mắt vừa long lanh, vừa bãng lãng của một cô đào nữa, hai tròng mắt cứ nhìn ngược lên, dài dại, đôi môi như sẫm lại trong bóng tối của đôi mắt thâm quầng. - Có chuyện gì vậy Năm? - Chiều hôm qua, em không nói với anh. Em hỏi mượn tiền anh là vì em rước ảnh về Sài Gòn, em thuê phòng cho ảnh ở. Tối qua, hát xong, em vào thăm ảnh. Đêm qua, em cho ảnh hết rồi anh Ba! Cho xong, em hỏi ảnh: "Anh thấy chửa Tôi có gì để cho anh phải mơ ước, phải khao khát đến phát điên? Tôi cũng là một người đàn bà, một người đàn bà, bình thường đừng thêu đừng dệt thêm cho tôi nữạ Thôi, anh về, tịnh tâm cưới vợ, đẻ con, sống như mọi người". Em nói mà không nhìn mặt ảnh. Rồi em đưa ảnh ra bến xe, mua vé cho ảnh và dặn dò tài xế phải đưa ảnh về tận nhà. Xe chạy lâu rồi anh Bạ Nói xong, Năm Thanh gục đầu, ôm mặt khóc. Khóc nức, khóc nở, khóc vật vã, khóc rung cả đôi vại Tiếng khóc của Năm Thanh tôi nghe như tiếng cào, tiếng xé trong tâm hồn mình. Tiếng khóc nhói đau suốt cả cuộc đời tội - Anh Ba ơi, em có lỗi với chồng em, em là người đàn bà hư hỏng. - Không! Không phải vậy đâu Năm Thanh. Đừng nghĩ bậỵ Em đã cứu một người điên, em là Người đàn bà đức hạnh. Năm sau, lão nghệ sĩ quái kiệt mất, thọ 80 tuổị Nếu cõi này có cả thế giới bên kia, hai linh hồn của hai nghệ sĩ chắc gặp nhạu Họ đã để lại trần gian những điều thiện, điều đẹp, linh hồn họ chắc thanh thản, phiêu diêu. Hết.