Người chị hàng xóm của bạn tôi Tác giả: Di Văn Hiên Thể loại: Truyện ngắn. (Truyện được viết lại dựa theo lời chia sẻ của người trong cuộc. Tác giả đã thay đổi tên, địa chỉ) Tôi gặp là Như người bạn thời đại học của mình vào một ngày mưa lớn ở Sài Gòn. Hôm lớn trời mưa lớn đến mức khi tôi còn ngồi trong văn phòng đã có linh tính thế nào hôm nay cũng chẳng về nhà được. Tranh thủ khi đồng nghiệp chưa tan làm, tôi đã lân la hỏi thăm có ai muốn ngủ lại trong công ty vào tối nay không nhưng đáng tiếc là nhóm đều là các chị có chồng con đề huề cả. Dù mấy chị rất chán các cảnh phải chạy xe trong dòng nước ngập tới bô hay phải đứng gồng mình chịu cảnh tắt đường cả nửa tiếng nhưng cũng không thể nào không tất tả chạy về đón con hay nấu một bữa cơm tươm tất cho gia đình nhỏ của mình. Chỉ có tôi là sinh viên vừa mới ra trường cách đây hai năm nên sau khung giờ cơ bản hành chính vẫn còn được hưởng cái không khí của sự tự do ngắn ngủi của thanh xuân. Không có ai ngủ lại công ty thì dù tôi đành chấp nhận vượt qua quãng đường dài mệt mỏi sau năm giờ để trở về cái tổ của mình. Nhưng ông trời vẫn còn muốn trêu chọc chúng tôi những con người đã mệt mỏi sau một ngày làm việc lu bu, trời cứ mưa từ bốn giờ đến tận sáu chiều mà vẫn chưa có dấu hiệu dừng. Tôi không biết mình đã bị hủy bao nhiêu cuộc đặt xe, người thì ở quá xa, người thì phải tắt app để chạy về đón con nhỏ, có ông bác còn gọi trực tiếp đến xin tôi hủy chuyến vì xe của ông bị tắt máy giữa đường. Đối với những trường hợp này tôi đều vô cùng thông cảm cho họ, họ cũng như tôi phải vật lộn mưu sinh ở nơi xứ người, thông cảm được thì cứ thông cảm bời vì chung quy tất cả cũng đều vì miếng cơm manh áo, chẳng ai muốn tối hôm nay mình trở về trong tay chỉ có đúng năm mươi đồng. Tôi vào một quán cà phê ở dưới tòa nhà để ngồi chờ đợi cơn mưa dai dẳng ngoài kia chấm dứt. Khi đó tôi lại không ngờ gặp lại Như, người bạn có thể không tính là hợp cạ nhưng lại có duyên đến lạ thường. Sau khi tốt nghiệp, tôi gần như không có tin tức về Như chỉ biết thông qua lời nói của vài người bạn là cô đã về quê mở một shop quần áo như ước mơ của mình. Chỉ nghe như thế như thế là tôi đã cảm thấy an lòng rồi, dù sao được làm việc mình thích thì dù khó khăn vẫn có cảm giác hạnh phúc hơn bản thân tôi hiện tại đang phải gồng ép mỗi ngày trong căn phòng với bốn bức tường. Như vẫn như vậy, vẫn vui tính vẫn ghiền trà sữa như thời đi học nhưng trên đôi mắt của cô cũng giúp như tôi đã có mờ mờ vết thâm đen của những đêm mất ngủ khi mãi trằn trọc suy nghĩ về cuộc đời mình. "Mày vẫn khỏe chứ, mặt đã bớt mụn hơn thời đi học rồi nè." Tôi lấy tay xoa xoa hai gò má cươi đáp: "Đi làm có tiền rồi thì thích gì thì sắm cái đó, dù sao công việc hiện tại cũng cần có bề ngoài tươm tất một chút. Nếu hoa loa quá thì khách hàng hay sếp đều không vừa ý." "Tao làm chủ shop quần áo nên vụ này tao rành lắm, nhân viên bên tao cũng vậy dù ở quê ăn mặc cũng ra dáng một chút không khách lại xì xào chê bai." Hai chúng tôi ngồi lê la nói chuyện tán gẫu kéo ra không biết bao nhiêu là những việc xấu hổ trước đây từ việt rớt môn phải đi làm thêm cực lực để đóng tiền học lại hay những đêm thức trắng để làm để chạy hạn nộp tiểu luận. Nhưng chuyện đó hiện tại khi nhắc lại thì cảm thấy nhẹ nhàng nhưng trong lòng chúng tôi đều biết để có thể cầm tấm bằng đại học ra trường thì phải nỗ lực như thế nào. "Mày còn liên lạc với chị Tuyền không, cái chị hàng xóm ở cạnh phòng trọ mày á. Hồi đó tao hay qua chơi bả đều cho tao trái cây ăn." Như nghe tôi nhắc đến chị Tuyền thì ánh mắt lập tức chuyển buồn. Cô khuấy ly cà phê đã uống cạn của mình nói: "Chị ấy không qua khỏi đợt dịch năm ngoái rồi mày ạ." "Lúc đó ba tao bắt về quê gấp nên tao dọn về luôn, gần cuối năm trở lên thì phòng đó cho người ta thuê rồi. Bà chủ nói chị cũng dính cô v hồi tháng 8 bùng dữ ấy, lúc đó cả thành phố gần như bị khủng hoảng luôn. Trong xóm trọ bị quá trời, trẻ nhỏ, người già gì đều dính cả." Tim của tôi chợt thắt lại: "Tao nhớ chị ấy khỏe lắm mà, hồi đó một mình chỉ vác lần lượt vác năm thùng nước từ đầu xóm vào cho mấy phòng cơ." "Bình thường thì khỏe nhưng dính con cô vy rồi thì gần như thở cũng không nổi luôn á. Trong xóm khi đó là người già bệnh trước rồi đưa vào khu cách ly, tới mấy bác lớn tuổi một chút thì bắt đầu quá tải rồi. Khi đó một tay chị ấy chạy khắp nơi mua thuốc chỗ này chỗ nọ, thức ăn tiếp tế cho mọi người." "Mấy đứa nhỏ hơn mình hai khóa kể là thời điểm đó tụi nó sợ quá không dám ra ngoài mà trong túi không còn đồng bạc vào, về quê cũng không được tối nào cũng khóc hết á. Nhờ có chỉ chạy ra chạy vô mua đồ ăn rồi cho chúng nó mượn tiền thì mấy phòng đó mới qua được." Tôi chợt nhớ đến chuyện cũ ngày xưa: "Tao nhớ hồi đó mấy phòng kia đâu có thân thiết gì với chị, đang nói chuyện mà thấy chị về đóng cửa lại hết." Như nhìn qua bên ngoài ngắm màn mưa đêm nói: "Ờ ghét lắm, thấy chỉ là tụi nó né qua một bên hết à. Hồi tao mới chuyển qua ấy đâu có biết gì cứ thấy chị hàng xóm tốt bụng thì chơi rồi sau đó bác chủ nhà mới kéo tao lên hỏi là tao có làm gái không mà chơi với chị Tuyền. Tới lúc đó tao mới biết chị làm nghề đó." Tôi gật đầu thờ dài: "Còn tao là lần thứ hai gặp chỉ là chỉ nói nhỏ tao luôn. Nói mình làm nghề này, còn dặn tao gặp chỉ ở ngoài thì đừng nói chuyện không người ta ghét lây." "Chị cũng nói với tao vậy chứ nhưng tao kệ. Cứ chơi với chỉ. Mày nhớ hồi tao lắp wifi không? Mấy đứa phòng bên kia cứ ý ới xin pass, ta cho một đứa rồi về tụi nó phát tán cho cả xóm luôn xài riết yếu xìu. Tao tức tao đổi pass thì nói xấu tao với bác chủ nhà, mà tao đâu có sợ, tao đóng tiền nhà tiền điện đàng hoàng mà." "Tụi nó đứa nào cũng ngày trà sữa sáu bảy chục ngàn mà chẳng chịu bỏ ra ba chục đóng wifi cả tháng. Chỉ có chị là qua phòng tao xin chia đôi tiền nên tao chơi hợp với bả luôn." "Bởi bả kể cho tao nhiều chuyện lắm, hồi đó ở quê bả cũng ăn chơi tập rập mới dính vào cái nghề này giờ muốn thoát ra thì mấy thằng ma cô nó tìm đến đánh chết luôn không thì tụi nó gửi hình về quê cho cha mẹ chỉ. Nên bả cắn răng làm đến khi ba mươi thì tụi nó tha sau thì kiếm nghề khác sống." Tôi chớ đến vài người hay ghé qua phòng chị Tuyền. "Mấy ông kia, không làm gì luôn à." Như cười chua chát nói: "Xì, toàn là anh hùng nổ thôi không thì tìm cách ăn bám bả. Chứ có ai yêu thật lòng, dù có thì bị bọn kia hù dọa kia thì xách dép chạy hết trơn, có ai trụ qua hai tháng đâu. Tao là con gái nên mấy chả bỏ qua chứ con trai mà sáp sáp lại gần chỉ là tụi nó hâm rồi." Như nhún vai chán nản: "Tao chơi với bả thân như chị em, nếu không có bả cho tao mượn tiền đóng học lại chắc môn cuối tao bỏ thiệt. Năm đó học phí tự nhiên tăng vọt mà tao làm lúa thất cả mùa vụ, nợ dưới quê quá trời tao đâu có dám xin tiền. Bả thấy tao khóc rồi gặng hỏi, tao bảo không có tiền đóng tiền học thì bả chạy về phòng lấy tiền tiết kiệm cho tao mượn luôn." "Bởi tao mới tự nhủ, đối với người thì cứ ai đối tốt mình mình đối lại như vậy, quan tâm nghề nghiệp thì có mập lên được miếng nào." "Chỉ là trời không thương chỉ" Như kết thúc câu nói bằng một tiếng nấc nghẹn, tôi ngồi lặng người vị cà phê trong miệng đột nhiên trở nên đắng chát. "Tóm lại chỉ bị bệnh khi nào cả xóm trọ có ai biết đâu cứ tưởng là bả theo đoàn về quê tránh dịch, tới khi người không tìm thân nhân rồi dựa vào địa chỉ tạm trú trên Sài Gòn rồi gửi hủ cốt đến thì mọi người biết." "Chẳng ai biết chỉ quê ở đâu, bác chủ nhà cũng lên đăng báo tìm người rồi nhờ chính quyền nhưng mãi vẫn không có tung tích. Mọi người trong xóm góp tiền đem chị ấy vào chùa gửi. Gửi một năm hai năm là cùng chứ ai giữ mãi." Trời bên ngoài cũng mưa rích rả, tôi cùng Tuyền tiếp tục ôn lại những chuyện lặt vặt trong cuộc sống. Đến khi em nhân viên lo lắng đến báo với tôi là quán sắp đóng cửa, tôi nhìn em ấy nói tiếng cảm ơn rồi rút một bao nhỏ gửi cho em, Như cũng làm như vậy. "Tao còn nhớ hồi còn đi phụ quán, ông nào bo năm ngàn là mừng hết lớn. Đủ mua gói mỳ rồi chứ bộ." "Sau đợt năm trước, cái gì cũng lên năm ngàn giờ còn không đủ gửi xe." "Bởi có tao nhớ bả lắm, tao góp năm ngàn mỳ, bả góp ba chục tiền chả cá xích xúc vậy mà ăn ngon lắm mày ạ." "Mày chưa về quê đúng chứ, chủ nhật đưa tao đi thăm chỉ đi. Đột nhiên nhớ ra mình còn chuyện muốn nói với chị ấy." "Vậy thì đi. Tao ráng kiếm tiền nếu sau gia đình chỉ không đến tao mua một ô nghĩa địa để đưa chị ấy về đó. Chứ để chỉ bơ vơ mãi tao không yên lòng." "Ừ."