Ngữ văn: Tổng hợp toàn bộ nội dung, nghệ thuật lớp 12 - Học kì 2

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Ngọc Hạc Phong, 3 Tháng ba 2022.

  1. Ngọc Hạc Phong

    Bài viết:
    250
    VỢ CHỒNG A PHỦ

    - TÔ HOÀI

    1. Đánh giá chung về nhân vật

    - Tóm lại, cuộc đời, số phận, diễn biến tâm lí nhân vật Mị và A Phủ tiêu biểu cho số phận tủi nhục của đồng bào miền núi dưới ách thống trị của thực dân phong kiến.

    - Cho dù hoàn cảnh khắc nghiệt đến thế nào, tâm hồn Mị vẫn tiềm tàng một sức sống mãnh liệt, cháy bỏng một cuộc sống tự do, hạnh phúc.

    - Diễn biến tâm lí nhân vật Mị tưởng chừng như đối lập nhưng rất thống nhất, phù hợp với quy luật phát triển tâm lí của con người.

    - Nhà văn đã tỏ ra hiểu rất rõ tâm lí và sức sống mãnh liệt của lòng ham muốn trong tâm hồn Mị.

    2. Nội dung "Vợ chồng A Phủ" có giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc

    - Tác giả tố cáo những tập tục lạc hậu, những tội ác của bọn phong kiến, thực dân ở miền Tây Bắc.

    - Tô Hoài cảm thông sâu sắc với nỗi tủi nhục của người dân miền núi dưới ách thống trị.

    - Tô Hoài ca ngợi những đức tính cao đẹp thấu hiểu những khát khao của con người về tự do – hạnh phúc.

    - Tô Hoài đã phát hiện ra sức sống mãnh liệt vẫn luôn tiềm tàng trong tâm hồn người cùng khổ.

    - Tác giả luôn tin tưởng vào ý thức tự giải phóng của đồng bào vùng Tây Bắc. Tô Hoài đã chỉ rõ con đường để mọi người cùng khổ có được cuộc sống tự do. Đó là phải vùng lên tự cứu lấy cuộc đời mình và giải thoát cho người cùng cảnh ngộ. Đó chính là chiều sâu của giá trị nhân đạo trong tác phẩm rất mới mẻ và sâu sắc.

    3. Nghệ thuật

    - Truyện được kể không theo trật tự thời gian nhất định mà theo diễn biến tâm lí của nhân vật nên rất dễ hiểu, đi sâu vào đời sống nội tâm nhân vật.

    - Ngôn ngữ truyện giàu chất thơ, thấm đẫm chất trữ tình, có tính tạo hình, mang đậm màu sắc dân tộc, có tính hiện thực và nhân văn sâu sắc.

    - Tô Hoài thành công trong việc xây dựng những nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình.
     
    Chỉnh sửa cuối: 3 Tháng ba 2022
  2. Đăng ký Binance
  3. Ngọc Hạc Phong

    Bài viết:
    250
    VỢ NHẶT

    - KIM LÂN -

    Bấm để xem
    Đóng lại
    1. Nghệ thuật

    - Xây dựng được tình huống truyện độc đáo:

    · Tràng nghèo, xấu, lại là dân ngụ cư, giữa lúc đói khát nhất, khi cái chết đang cận kề lại nhặt được vợ, có vợ theo.

    · Tình huống truyện éo le này gây ngạc nhiên cho chính Tràng và tất cả mọi người.

    · Tình huống này là đầu mối cho sự phát triển của truyện, tác động đến tâm trạng, hành động của các nhân vật và thể hiện giá trị hiện thực, nhân đạo của truyện.

    - Cách kể chuyện tự nhiên, hấp dẫn.

    - Cách dựng cảnh gây ấn tượng với nhiều chi tiết đặc sắc.

    - Nhân vật được khắc họa sinh động, đối thoại sinh động, miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế.

    - Ngôn ngữ nông thôn mộc mạc, giản dị, nhuần nhị, nhưng chắt lọc và giàu sức gợi.

    2. Giá trị tác phẩm

    - Đây là tác phẩm có giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc.

    · Tác giả phản ánh chân thực nạn đói, tố cáo tội ác thực dân, phát xít.

    · Thể hiện sự cảm thương sâu sắc đối với những số phận bất hạnh.

    · Ca ngợi phẩm chất, tình yêu thương con người dù trong những hoàn cảnh khắc nghiệt nhất.
     
  4. Ngọc Hạc Phong

    Bài viết:
    250
    CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA

    - NGUYỄN MINH CHÂU -

    Bấm để xem
    Đóng lại
    1. Ý nghĩa nhan đề

    - Hình ảnh "Chiếc thuyền ngoài xa" là biểu tượng của bức tranh thiên nhiên về biển tuyệt đẹp "Một vẻ đẹp đơn giản và toàn bích" làm rung động tâm hồn con người.

    - Hình ảnh "Chiếc thuyền ngoài xa" cũng là biểu tượng về cuộc sống sinh hoạt của người dân chài khó nhọc, đối diện với bao gian truân, nhọc nhằn.. "Chiếc thuyền ngoài xa" là một hình ảnh gợi cảm, có sức ám ảnh về sự bấp bênh, dập dềnh của những thân phận, những cuộc đời trôi nổi trên sông nước.

    - "Chiếc thuyền ngoài xa" là biểu tượng cho mối quan hệ giữa nghệ thuật và đời sống. Trung tâm của bức tranh nghệ thuật chính là vẻ đẹp rất bình dị của những con người lam lũ, vất vả trong cuộc sống thường ngày. Nhan đề "Chiếc thuyền ngoài xa" ẩn chứa ý nghĩa tác phẩm.

    2. Giá trị tác phẩm

    A) Giá trị triết lí

    - Truyện kể lại chuyến đi thực tế của người nghệ sĩ nhiếp ảnh và những cảm nhận sâu sắc về số phận con người. Qua đó, tác giả bày tỏ những chiêm nghiệm sâu sắc về cuộc đời, về nghệ thuật của người nghệ sĩ, đề cao tính trung thực của người nghệ sĩ và mối quan hệ chặt chẽ giữa văn học và hiện thực.

    - Từ câu chuyện về một bức ảnh nghệ thuật và sự thật cuộc đời đằng sau bức ảnh, truyện ngắn nhắc nhở chúng ta cần nhìn nhận cuộc sống và con người một cách đa diện, nhiều chiều, phát hiện ra bản chất thật đằng sau vẻ bề ngoài của hiện tượng.

    B) Giá trị hiện thực

    - Truyện phản ánh tình trạng bạo lực trong gia đình do cuộc sống nghèo đói cơ cực. Người chồng vì gánh nặng mưu sinh trở thành kẻ vũ phu, thô bạo. Người vợ vì thương con nên nhẫn nhục chịu đựng mà không biết đã làm tổn thương tâm hồn thơ dại của con. Đứa con vì thương mẹ, bênh vực mẹ mà trở nên thù địch với cha. À Chừng nào chưa thoát khỏi đói nghèo, con người còn phải đối diện với cái xấu và cái ác.

    C) Giá trị nhân đạo

    - Trái tim nhân hậu của nhà văn: Trân trọng vẻ đẹp của tình mẫu tử, đức hy sinh của người phụ nữ; nỗi lo âu khắc khoải về tình trạng nghèo cực, tăm tối của con người; lên tiếng bảo vệ khát vọng được sống trong yêu thương, yên bình của trẻ thơ.

    D) Giá trị nghệ thuật

    - Hình ảnh, chi tiết chân thực giàu ý nghĩa biểu tượng..

    - Tình huống truyện bất ngờ.. Truyện được kể ở ngôi thứ nhất, tạo sự chân thật cho câu chuyện. Nhà văn dễ bộc lộ quan niệm nghệ thuật của mình.

    - Mạch truyện tự nhiên theo thời gian nhưng vẫn có sự đan xen linh hoạt.

    - Giọng điệu trần thuật lúc khách quan, dí dỏm, khi day dứt, tự trào, lúc lại trầm ngâm triết lý, có tính trữ tình. À Vẻ đẹp văn xuôi của Nguyễn Minh Châu là vẻ đẹp toát ra từ tình yêu tha thiết con người.
     
  5. Ngọc Hạc Phong

    Bài viết:
    250
    RỪNG XÀ NU

    - NGUYỄN TRUNG THÀNH -

    Bấm để xem
    Đóng lại
    1. Nội dung

    - Tất cả các nhân vật, các thế hệ của dân làng Xôman từ già đến trẻ, từ đàn ông đến đàn bà, từ có tên đến không tên đều đã được nhà văn miêu tả, khắc họa một cách chân thật. Những nhân vật đó đã trở thành biểu tượng của nhân dân Việt Nam anh hùng trong công cuộc kháng chiến chống giặc giữ nước. Tất cả những nhân vật đó đã góp phần thể hiện rõ chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam trong thời đại kháng chiến chống Mỹ:

    • Ca ngợi những con người sống với lí tưởng cao đẹp, giàu lòng yêu nước căm thù giặc sâu sắc.

    • Sẵn sàng hy sinh vì đất nước, đó là những con người biết đặt trách nhiệm, nghĩa vụ công dân lên trên quyền lợi của gia đình, cá nhân.

    • Những con người tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và tương lai tươi sáng của đất nước.

    • Những con người sống rất tình cảm, biết yêu thương, căm thù, xót xa, đau đớn.

    • Số phận cá nhân luôn gắn bó sâu sắc với vận mệnh của đất nước.

    - Do đó, các tác phẩm thể hiện chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam thường có giọng điệu ngợi ca tráng lệ, hào hùng, có tầm bao quát lịch sử, thể hiện vẻ đẹp con người mới trong cuộc sống mới.

    2. Nghệ thuật

    - "Rừng xà nu" của Nguyễn Trung Thành là tác phẩm mang đậm sắc thái sử thi và cảm hứng lãng mạn. Trong "Rừng xà nu", Nguyễn Trung Thành đã phản ánh vấn đề trọng đại của dân tộc. Đó là kháng chiến chống Mĩ, dùng đấu tranh vũ trang để chống lại kẻ thù hung bạo. Nhân vật trong truyện điển hình cho người anh hùng thời đại có những phẩm chất tốt đẹp như yêu nước, căm thù giặc, yêu thương quê hương đất nước.

    - Trong đoạn trích, Nguyễn Trung Thành đã xây dựng được những hình ảnh tráng lệ hào hùng, ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên và con người Tây Nguyên. Truyện có kết cấu như một vòng tròn khép kín mở đầu và kết thúc đều xuất hiện hình ảnh rừng xà nu bát ngát. Tác giả sử dụng ngôn ngữ giàu hình ảnh, có sức biểu cảm, giàu ý nghĩa, xây dựng được những nhân vật, hình tượng độc đáo. "Rừng xà nu" là câu chuyện về một đời người trong một thời điểm nhưng khái quát được cả một giai đoạn lịch sử hào hùng xứng đáng là thiên anh hùng ca về mảnh đất và con người Tây Nguyên.
     
  6. Ngọc Hạc Phong

    Bài viết:
    250
    HỒN TRƯƠNG BA, DA HÀNG THỊT

    - LƯU QUANG VŨ -

    Bấm để xem
    Đóng lại
    1. Giá trị nghệ thuật

    - Mâu thuẫn kịch được đẩy lên cao trào, đời hỏi phải có hướng giải quyết.

    - Tính cách nhân vật được khắc họa qua độc thoại và đối thoại.

    - Vở kịch giàu chất trữ tình và tự sự.

    - Tác giả sử dụng chất liệu dân gian để sáng tạo nên một bi kịch mang giá trị triết lí sâu sắc.

    - Hồn Trương Ba, da hàng thịt là sự kết hợp giữa giá trị truyền thống và màu sắc hiện đại.

    È Tiêu biểu cho thể loại bi kịch.

    2. Giá trị nội dung

    - Đoạn trích đề cập đến bi kịch của Trương Ba khi bị đặt vào nghịch cảnh phải sống nhờ, sống tạm và trái tự nhiên khiến tâm hồn nhân hậu thanh cao bị tha hóa trước sự lấn át của thể xác thô lỗ, phàm tục. Qua đó, Lưu Quang Vũ muốn gửi tới người đọc một thông điệp. Đó là được sống làm người quý giá thật nhưng phải là cái "tôi toàn vẹn", phải được sống đúng là mình, sống trọn vẹn với những giá trị mình vốn có và theo đuổi còn quý giá hơn.

    - Sự sống thực sự có ý nghĩa khi con người được sống tự nhiên với sự hài hòa giữa thể xác và tâm hồn. Con người phải vượt lên trên mọi hoàn cảnh để đấu tranh với nghịch cảnh, với chính bản thân, chống lại sự dung tục để hoàn thiện nhân cách và vươn tới những giá trị tinh thần cao quý.

    3. Giá trị hiện thực

    - Không chí có ý nghĩa triết lí về nhân sinh, về hạnh phúc con người, trong vở kịch nói chung và đoạn kết nói riêng, Lưu Quang Vũ muốn góp phần phê phán một số biểu hiện tiêu cực trong lối sống lúc bấy giờ: Thứ nhất, con người đang có nguy cơ chạy theo những ham muốn tầm thường về vật chất, chỉ thích hưởng thụ đến nỗi trở nên phàm phu, thô thiển. Thứ hai, lấy cớ tâm hồn là quý, đời sống tinh thần là đáng trọng mà chẳng chăm lo thích đáng đến sinh hoạt vật chất, không phấn đấu vì hạnh phúc toàn vẹn. Cả hai quan niệm, cách sống trên đều cực đoan, đáng phê phán.

    - Ngoài ra, vở kịch còn đề cập đến một vấn đề cũng không kém phần bức xúc, đó là tình trạng con người phải sống giả, không dám và cũng không được sống là bản thân mình. Đấy là nguy cơ đẩy con người đến chỗ bị tha hóa do danh và lợi. Từ đó, ta cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn của những người lao động trong cuộc đấu tranh chống lại sự giả tạo và dung tục, bảo vệ quyền được sống đích thực cùng khát vọng hoàn thiện nhân cách.

    - Đoạn trích rất tiêu biểu cho phong cách viết kịch của Lưu Quang Vũ.
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...