1. Hình ảnh rừng xà nu A) Hình ảnh "rừng xà nu" được giới thiệu ở đầu và cuối tác phẩm a. 1) Hình ảnh có mặt suốt câu chuyện, hiện diện trong mọi sinh hoạt của dân làng Xôman - Trong suốt "Rừng xà nu", hơn 20 lần Nguyễn Trung Thành đã nhắc đến hình ảnh rừng xà nu, cây xà nu. Đầu tiên là hình ảnh những cánh rừng xà nu bao quanh làng Xôman. - Hình ảnh "rừng xà nu" được giới thiệu ở đầu và cuối tác phẩm: "Đến hút tầm cũng không thấy gì khác ngoài những rừng xà nu nối tiếp nhau chạy đến chân trời" . - Hình ảnh "rừng xà nu" được tác giả miêu tả trực tiếp và hình ảnh "rừng xà nu" cũng hiện lên trong chuyến về thăm làng. Hình ảnh "rừng xà nu" còn hiện lên qua lời kể của cụ Mết. - Truyện có bố cục như một vòng tròn khép kín, kết cấu truyện gợi cho người đọc cảm nhận khắp không gian ở Tây Nguyên đều được bao phủ bởi những cánh rừng xà nu bạt ngàn. Rừng xà nu trở thành nhân vật trung tâm của tác phẩm và được tác giả chọn làm nhan đề tác phẩm. a. 2) Đặc điểm Cây xà nu chịu nhiều đau thương: - "Chúng nó bắn, đã thành lệ, mỗi ngày hai lần, hoặc buổi sáng sớm và xế chiều, hoặc đứng bóng và sẩm tối, hoặc nửa đêm và trở gà gáy, hầu hết đạn đại bác đều rơi vào ngọn đồi xà nu cạnh con nước lớn". - Rừng xà nu có vị trí rất quan trọng với dân làng Xôman. Với lối viết nhân hóa kết hợp lối tả thực, tác giả không chỉ giới thiệu được nơi ở của dân làng Xôman mà còn giới thiệu được những cánh rừng xà nu đó đang là người che chở làng Xôman thoát khỏi những làn đại bác của giặc. - Rừng xà nu có nhiều điểm đặc trưng. Có những cây con vừa lớn ngang tầm ngực người ta bị đạn đại bác chặt đứt làm đôi. " Với chi tiết này, ta biết rừng xà nu, những cánh rừng thượng nguồn đang bị tàn phá, hủy diệt bởi chiến tranh, đại bác. Rừng xà nu là một loài cây có sức sống mãnh liệt," sinh sôi nảy nở khỏe ", có hình dáng như" cây thông, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời ". - " Cạnh một cây xà nu mới ngã gục, đã có bốn năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời. " - Cây xà nu có nhựa, cành lá xum xuê. Thân cây to, nếu cây cao qua đầu người thì vết thương rất chóng lành. - " Đạn đại bác không giết nổi chúng, những vết thương của chúng chóng lành như trên một thân thể cường tráng. Chúng vượt lên rất nhanh, thay thế những cây đã ngã.. " - Hình tượng rừng xà nu có sức sống mãnh liệt tượng trưng cho tinh thần bất khuất của người dân Tây Nguyên trong công cuộc kháng chiến chống Mĩ. Cây xà nu luôn hướng về ánh sáng mặt trời. - " Cũng ít có loại cây ham ánh sáng mặt trời đến thế.. " - Giống như loài hoa hướng dương, cây xà nu luôn hướng về ánh sáng mặt trời. Có ánh sáng, cây xà nu lớn nhanh hơn, trở nên vững chắc hơn. Hình ảnh mặt trời bao giờ cũng tượng trưng cho ánh sáng, nguồn nuôi dưỡng sự sống, cho rừng xà nu, cho thiên nhiên Tây Nguyên, tượng trưng cho lí tưởng, cho ánh sáng của Đảng. Hình ảnh rừng xà nu luôn hướng về cuộc sống độc lập tự do, luôn tin tưởng vào cán bộ. Màu sắc của rừng xà nu" lóng lánh vô số hạt bụi vàng "và thơm" mỡ màng ". - " Nó phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh nắng, thứ ánh nắng trong rừng rọi từ trên cao xuống từng luồng lớn thẳng tắp, lóng lánh vô số hạt bụi vàng từ nhựa cây bay ra thơm mỡ màng ". - Nhựa cây hòa với ánh nắng tạo cảm giác kì diệu như có vô số hạt bụi lấp lánh. Thêm vào đó, nhựa xà nu thơm mỡ màng như thể hiện sức sống mãnh liệt của thiên nhiên và núi rừng nơi đây. B) Cây xà nu là biểu tượng cho đồng bào Tây Nguyên nói riêng, nhân dân cả nước nói chung - Cánh rừng xà nu đang bị hủy diệt. " Cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào không bị thương. Có những cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình, đổ ào ào như một trận bão ". - Lối viết hai lần phủ định, tác giả khẳng định một sự thật tất cả cây xà nu trong rừng đều bị trúng đạn của giặc. Lối viết tả thực cùng hình ảnh so sánh cho thấy rừng xà nu như một sinh thể có hồn, có sự sống, cái chết. Những cánh rừng xà nu đang bị thương, bị hủy diệt bởi quân thù gợi liên tưởng đến nỗi đau của con người trong chiến tranh. - " Trận đại bác đêm qua đã đánh ngã bốn năm cây xà nu to.. Quanh đó vô số những cây con đang mọc lên. Có những cây mới nhú khỏi mặt đất, nhọn hoắt như những mũi lê ". Tác giả đã miêu tả rất chân thực hình ảnh những cánh rừng xà nu sau những loạt đại bác của giặc thông qua những từ ngữ, hình ảnh so sánh gợi liên tưởng đến sức sống mãnh liệt, tinh thần kiên cường, không chịu khuất phục của người dân Tây Nguyên. Các thế hệ cây xà nu nối tiếp nhau phát triển, tạo thành những cánh rừng xà nu xanh bất tận, tượng trưng cho các thế hệ con người Tây Nguyên chiến đấu vì độc lập tự do để thống nhất đất nước. Tác giả dùng lối viết miêu tả giàu sức gợi, giàu hình ảnh nhờ vào những từ láy, hình ảnh so sánh, ẩn dụ, nhân hóa rất linh hoạt. Tất cả những điều đó đưa người đọc đến với thiên nhiên, đồng bào Tây Nguyên kiên cường. Cây xà nu đã trở thành linh hồn, nhân vật trong tác phẩm." Rừng xà nu "đã trở thành bản anh hùng ca của một thời đại không thể nào quên. 2. Nhân vật Tnú A) Hoàn cảnh rất đáng thương. - Cụ Mết kể: " Nó đấy! Nó là người Strá mình. Cha mẹ nó chết sớm, làng Xôman này nuôi nó. Đời nó khổ, nhưng bụng nó sạch như nước suối làng ta " . - Lời giới thiệu của cụ Mết rất giản dị nhưng qua so sánh, gợi hình, ta cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn trong sáng của Tnú. Lời giới thiệu của cụ Mết ẩn chứa niềm tự hào sâu sắc về Tnú, về dân làng. B) Tính cách b. 1) Thuở nhỏ: Tnú thông minh nhanh nhẹn, làm liên lạc cho cách mạng. - " Qua sông, nó không thích lội chỗ nước êm cứ lựa chỗ thác mạnh mà bơi ngang, vượt lên trên mặt nước, cưỡi lên thác băng băng như một con cá kình ". - Tnú tuy còn nhỏ tuổi nhưng đã sớm ý thức được trách nhiệm của mình với đất nước. Tnú dũng cảm, đầy bản lĩnh, có cách ứng xử nhanh nhẹn kịp thời để giữ bí mật cho cách mạng. Tnú gan dạ, dũng cảm và ham học hỏi. - " Tnú tới một thác sông Đắc Năng vừa cuốn cái thư của anh Quyết gửi về huyện trong một ngọn lá dong, ngậm vào miệng định vượt thác thì họng súng của thằng phục kích chĩa vào tai lạnh ngắt, Tnú chỉ kịp nuốt lá thư " - Tnú học không giỏi bằng Mai, lại hay quên mặt chữ. Tnú tức giận đập bể bảng nứa. Tnú nghỉ một đêm và quyết định nhẫn nại học tiếp. Tnú ý thức rất rõ trách nhiệm của mình với đất nước. Tnú đã trở thành biểu tượng cho thiếu niên Việt Nam anh hùng góp công góp sức vào thắng lợi chung của dân tộc. b. 2) Lớn lên: Tnú vượt qua được bi kịch cá nhân trở thành niềm tự hào của làng Xôman, hoàn thành nhiệm vụ được giao · Vợ con của anh bị giặc giết hại, Tnú có lòng căm thù giặc mãnh liệt - " Tnú bỏ gốc cây của anh. Anh đã bứt đứt hàng chục trái vả mà không hay. Ở chỗ hai con mắt của anh bây giờ là hai cục lửa lớn ". - Lớn lên, Tnú và Mai lấy nhau, có một đứa con đầy tháng thì xảy ra sự kiện bọn giặc kéo xuống vây làng Xôman bắt Tnú nhưng không được. Chúng đã dùng kế hèn hạ bắt vợ con Tnú tra tấn dã man bằng một trận mưa cây sắt đập vào lưng Mai. Mà lưng của Mai thì đang địu con. Đôi mắt Tnú chứa lòng căm thù sâu sắc trước hành động vô nhân tính của quân thù. Sự phẫn nộ, lòng căm thù đã thôi thúc Tnú hành động. Tnú chạy ra để cứu lấy vợ con mình. · Tnú kiên cường bất khuất - Tnú có niềm tin trong sáng và sắt đá vào chân lí của cách mạng. Tnú nghe lời dặn dò của anh Quyết, mài giáo chuẩn bị chiến đấu với giặc. Giặc kéo về vây làng, quyết bắt được Tnú. Cụ Mết và Tnú dẫn thanh niên lánh vào rừng. Anh tận mắt chứng kiến cảnh vợ con mình bị tra tấn. Khi cụ Mết buông vai Tnú ra " Một tiếng hét dữ dội, Tnú đã nhảy xổ vào giữa bọn lính. Anh không biết đã làm gì, chỉ thấy thằng lính giặc to béo nằm ngửa ra giữa sân, thằng Dục tháo chạy vào nhà ưng ". - Tnú có một khí phách phi thường, một tinh thần chiến đấu quả cảm vô song. " Anh nghe lửa cháy trong lồng ngực, cháy ở bụng, máu anh mặn chát ở đầu lưỡi. Răng anh đã cắn nát môi anh rồi. Anh không kêu lên. Anh Quyết nói: "Người cộng sản không thèm kêu van". Nhưng trời ơi! Cháy, cháy cả ruột đây rồi! Anh Quyết ơi! Cháy! Không, Tnú sẽ không kêu! Không! " - Một loạt câu cảm thán ngắn, nhịp văn dồn dập đã đặc tả được nỗi đau tột cùng về thể xác của Tnú nhưng Tnú vẫn kiên cường, dũng cảm không kêu đau, không kêu van. Tnú có một bản lĩnh phi thường. Tnú có tinh thần kỉ luật cao - Sau đó, Tnú xung phong đi bộ đội, có tính kỉ luật cao. Tnú xung phong đi bộ đội, anh lập được nhiều chiến công, đơn vị thưởng anh 3 ngày phép về thăm quê hương. Ở quê đúng một đêm, anh đã đưa giấy phép: " Đồng chí về có giấy không? " Tnú vẫn trình giấy phép theo đúng nguyên tắc. Điều đó góp phần làm nên sức mạnh của quân đội ta, biểu hiện của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam. Tnú có một tình yêu lớn lao, sâu sắc với gia đình, quê hương xứ sở · Tnú yêu thương vợ con - Lần đầu tiên khi ở tù về, Tnú gặp lại Mai, thấy Mai đã lớn không ngờ. Mai cầm hai bàn tay lúc đó còn lành lặn, ứa nước mắt khóc, không phải như một đứa trẻ nữa mà như một người con gái đã lớn, vừa xấu hổ, vừa thương yêu. - Tnú tha thiết yêu thương gia đình mình. Điều này thể hiện qua khá nhiều chi tiết trong tác phẩm rất cảm động. Điển hình như khi gặp lại gốc cây xà nu đầu làng, từng là nhân chứng cho tình yêu của Tnú và Mai. Ít nhất đã hơn 3 năm xa nhau nhưng khi gặp lại gốc cây kỉ niệm xưa, lòng Tnú vẫn đau như có một vết dao cắt. - " Tnú không đi KonTum mua vải được " . Tnú đã xé đôi tấm dồ làm tấm choàng cho Mai địu con. Một hành động nhỏ nhưng ẩn chứa biết bao nhiêu tình yêu thương vô hạn của người chồng, người cha hết mực yêu thương vợ con. · Tnú yêu quê hương, yêu đồng bào - Tnú yêu bản làng sâu sắc. Khi về gần đến làng, nghe được tiếng chày giã gạo quen thuộc, bấy giờ anh chợt hiểu ra cái mà anh nhớ nhất ở làng là tiếng chày đó. - " giờ anh chợt hiểu ra rằng hình như cái mà anh nhớ nhất ở làng, nỗi nhớ day dứt lòng anh suốt ba năm nay chính là tiếng chày đó, tiếng chày chuyên cần và rộn rã của những người đàn bà và những cô gái Strá, của mẹ anh ngày xa xưa, của Mai, của Dít, từ ngày lọt lòng anh đã nghe tiếng chày ấy rồi ". - Khi nghe, Tnú xúc động bồi hồi khi nghe âm thanh quen thuộc bản sắc quê hương. Khi về đến làng, anh nhận ra tất cả. Bên cạnh những phẩm chất kiên cường, yêu nước thường thấy ở một người anh hùng, Tnú còn là một người biết yêu thương, giàu tình cảm, sống có trách nhiệm với gia đình, bản làng. Thông qua những chi tiết miêu tả bàn tay Tnú, tác giả đã khắc họa nhân vật Tnú rất cụ thể. Những chi tiết liên quan đến Tnú đều mang đậm màu sắc sử thi, cảm hứng lãng mạn. Hình tượng nhân vật Tnú trở thành người anh hùng trong công cuộc chống giặc giữ nước, tiêu biểu cho chủ nghĩa anh hùng cách mạng, cho một thời không thể nào quên. 3. Nhân vật cụ Mết là người lãnh đạo tinh thần của dân làng A) Ngoại hình quắc thước: - " Ông cụ vẫn quắc thước như xưa, râu bây giờ đã dài tới ngực và vẫn đen bóng, mắt vẫn sáng và xếch ngược, vết sẹo ở má bên phải vẫn láng bóng. Ông ở trần, ngực căng như một cây xà nu lớn ". Tác giả dùng hình ảnh so sánh gợi hình kết hợp bút pháp tả thực để khắc họa hình ảnh một ông cụ tuổi đã cao mà vẫn còn khỏe mạnh. Dáng vẻ bên ngoài của cụ Mết tiêu biểu cho hình ảnh thường gặp của già làng ở Tây Nguyên. B) Cụ lãnh đạo dân làng kháng chiến: - " Tất cả người già, người trẻ, người đàn ông, người đàn bà, mỗi người phải tìm lấy một cây giáo, một cây mác, một cây rựa ". Cụ Mết kêu gọi mọi người đoàn kết cầm vũ khí chống lại kẻ thù. Lời kêu gọi của cụ Mết như lời kêu gọi của rừng thiêng sông núi, động viên trách nhiệm của mọi người với đất nước. Tác giả đã vẽ ra khung cảnh mang đậm màu sắc sử thi. C) Cụ nắm vững đường lối đấu tranh vũ trang: - " Sau này tau chết rồi bay còn sống phải nói lại cho con cháu chúng nó đã cầm súng mình phải cầm giáo " . Cụ Mết kể lại sự việc Tnú cứu vợ con và bị bắt, kể lại sự việc lãnh đạo nhân dân xông ra cứu Tnú. Cụ Mết khuyên bảo mọi người đoàn kết cầm vũ khí xông lên chiến thắng giặc hung tàn, tập hợp dưới sự lãnh đạo của Đảng. - " Cán bộ là Đảng, Đảng còn, núi nước này còn ". Cụ Mết tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng. Cán bộ Đảng ở làng Xô man là anh Quyết. Bảo vệ anh Quyết là bảo vệ Đảng. Tin tưởng vào hướng dẫn, chỉ đạo của anh Quyết là tin tưởng và đi theo đường lối của Đảng. D) Cụ có ý thức giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ và dân làng: - " Người Strá ai có cái tai, ai có cái bụng thương núi, thương nước, hãy lắng mà nghe mà nhớ. Sau này tau chết rồi, chúng mày phải kể lại cho con cháu nghe ". Cụ dặn dò thế hệ sau hãy nhớ truyền thống người Strá phải có lòng yêu quê hương, giữ vững truyền thống bản sắc văn hóa của bản làng và phải truyền được những bản sắc đó cho thế hệ tiếp theo. Cụ là người có trách nhiệm với thế hệ sau, tương lai đất nước. E) Cụ có niềm tin vào sức sống bất diệt của nhân dân Tây Nguyên và đồng bào cả nước: - " Không có cây gì mạnh bằng cây xà nu đất ta. Cây mẹ ngã, cây con mọc lên. Đố nó giết hết rừng xà nu này! " - Hình ảnh" rừng xà nu "chính là hiện thân của bao thế hệ người dân làng Xôman đứng lên chống giặc ngoại xâm. F) Cụ giàu tình thương yêu: - " Nó là người Strá mình. Cha mẹ nó chết sớm, làng Xôman này nuôi nó. Đời nó khổ, nhưng bụng nó sạch như nước suối làng ta " - Hình ảnh so sánh trong lời nói cụ Mết gợi liên tưởng hình tượng rừng xà nu và hình ảnh con người Tây Nguyên. Cụ thương yêu Tnú như con. Hình ảnh cụ Mết được miêu tả chân thực cụ thể mang đậm màu sắc sử thi và cảm hứng anh hùng ca. Cụ Mết tiêu biểu cho già làng Tây Nguyên giàu lòng yêu nước, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, luôn ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Cụ Mết như cây đại thụ xà nu, tuổi cao, chí khí cao, kinh nghiệm nhiều, trở thành chỗ dựa tinh thần vững chắc cho làng Xôman làm kháng chiến thành công. 4. Nhân vật Dít: Cũng là một nhân vật trung tâm trong tác phẩm, là em của Mai. - " Ngày Mai mất và Tnú ra đi, nó lầm lì không nói gì cả mắt ráo hoánh trong khi mọi người, cả cụ già Mết đều khóc vì cái chết của Mai ". Đó là đôi mắt chất chứa căm thù và chứa đựng ý chí quyết tâm trả thù nhà, đền nợ nước. Khi còn nhỏ, Dít đã bò theo máng nước đi tiếp tế cho thanh niên trong rừng. Bọn giặc bắt được, chúng bắn uy hiếp đạn bay sượt tay. - " Đến viên thứ mười nó chùi nước mắt, từ đó im bặt. Đôi mắt nó vẫn nhìn bọn giặc bình thản lạ lùng " . Đó là đôi mắt kiên cường bất khuất, đầy bản lĩnh. Lớn lên, Dít làm bí thư chi bộ của làng Xôman kháng chiến. Khi Tnú về thăm làng, Dít hỏi: " Đồng chí về có giấy không? " - " Hai hàng lông mày đậm đến che tối cả đôi mắt mở to, bình thản, trong suốt. Đôi mắt nghiêm khắc của Dít.. Đúng rồi, có chữ kí người chỉ huy. Sao anh về có một đêm thôi? " Đó là đôi mắt của một vị chỉ huy có tổ chức, có tính kỉ luật cao đặt trách nhiệm với đất nước lên trên tình cảm gia đình. Khi miêu tả Dít, nhiều lần tác giả đã nhắc đến hình ảnh đôi mắt của cô. Từ đó giúp người đọc dễ hình dung được tính cách của Dít một cách cụ thể. Dít là lực lượng chủ yếu trong quá trình kháng chiến chống ngoại xâm, giành chủ quyền cho đất nước. 5. Nhân vật bé Heng - Bé Heng là liên lạc của làng Xôman: " Ngày anh ra đi, nó mới đừng ngang bụng anh, chưa biết mang củi, chỉ mới đeo cái xà – lét nhỏ xíu theo người lớn ra rẫy. Bây giờ nó mang một khẩu súng trường mát, dẫn anh đi ". - Nó đội một cái mũ sụp xin được của một anh giải phóng quân nào đó, mặc một chiếc áo bà ba dài phết đít, vẫn đóng khố, súng đeo chéo ngang lưng ra vẻ một người lính thật sự. Nó nhắc: " Không phải như trước đâu, đi theo tui chứ" - Một cách tự tin, bé Heng trong giống như cây xà nu non đang lớn, đang đi tiếp con đường mà thế hệ trước đã đi. Chắc chắn bé Heng sẽ trưởng thành và lập được nhiều chiến công như Tnú.