Ngữ văn: Phân tích Ánh Trăng - Nguyễn Duy

Thảo luận trong 'Cần Sửa Bài' bắt đầu bởi tuyetngan0206, 25 Tháng ba 2022.

  1. tuyetngan0206

    Bài viết:
    16
    Nguyễn Duy thuộc lớp nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ nửa cuối thể kỉ XX. Thế hệ này từng trải qua nhiều thử thách gian khổ, từng chúng kiên bao hi sinh lớn lao của nhân dân, đồng đội trong chiến tranh, từng gắn bó với thiên nhiên, núi rừng tình nghĩa. Nhưng khi đã ra khỏi thời bom đạn ác liệt, được sống trong hòa bình với những tiện nghi sinh hoạt hiện đại, không phải ai cũng nhớ những gian nan, những kỉ niệm, nghĩa tình của một thời đã qua. Bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy được viết năm 1978 tại Thành phố Hồ Chí Minh đã ghi lại một lần giật mình trước cái điều vô tình dễ gặp ấy. Bài thơ không chỉ là tiếng lòng, cảm xúc của riêng nhà thơ mà nó còn là của cả một lớp người, một thế hệ đang tự cảnh tỉnh, nhắc nhở mình.

    Bài thơ mang dáng dấp một câu chuyện nhỏ được kể theo trình tự thời gian, trong đó Ánh trăng là hình tượng xuyên suốt giàu ý nghĩa. Mở đầu là lời kể tự nhiên về mối quan hệ giữa nhà thơ và vầng trăng ở tuổi ấu thơ.

    "Hồi nhỏ sống với đồng

    Với sông rồi với bể".

    Hai câu thơ được gieo vẫn lưng "sông-đồng", từ "với" được điệp lại 3 lần nhằm diễn tả một tuổi thơ hạnh phúc, được sung sướng cảm nhận về vẻ đẹp thiên nhiên, được ngắm trăng trên cánh đồng, trên dòng sông và trên bãi bể. Những điều đó như một chút hoài niệm xa vời thời thơ ấu của tác giả. Từ thời chiến tranh ở rừng vầng trăng đã trở nên thân thiết với người lính "Hồi chiến tranh ở rừng/Vầng trăng thành tri kỉ". Vầng trăng hồn nhiên cùng người lính cụ Hồ đã trở thành đôi bạn tri kỉ, nẻo đường hành quân của họ nhiều đêm trở thành "nẻo đường trăng dát vàng". Không chỉ vậy, giữa rừng khuya sương muối, người chiến sĩ đứng canh gác mà có "đầu súng trăng treo". Trăng đã chia sẻ ngọt bùi, cùng họ hân hoan trong niềm vui chiến thắng. Từ Hán Việt "tri kỉ" khiến ta thấy rõ tình cảm gắn bó giữa trăng và người lính.

    Khổ thơ thứ hai như một lời nhắc nhở của tác giả về những năm tháng gian lao đã qua của người lính. Trăng là người bạn tri âm tri kỉ hồn nhiên trần trụi như cây cỏ, tình nghĩa tưởng như không thể quên. Hình ảnh so sánh "như cây cỏ" cùng hình ảnh nhân hóa "vầng trăng tình nghĩa" làm nổi bật mối quan hệ thân thiết gắn bó giữa người lính và trăng. Bởi đó là quãng đời sống hồn nhiên chân thật nhất của người lính trong thiếu gian khổ những không thể thiếu niềm vui và hạnh phúc. Vầng trăng là biểu tượng tươi đẹp của quê hương, của thiên nhiên thơ mộng, biểu tượng cho quá khứ, tấm lòng gắn bó thủy chung của nhân dân ngỡ như không thể nào quên. Từ "ngỡ" rõ ràng đã diễn tả một sự ngỡ ngàng nhưng nhắm để lhẳng định một lần nữa tình cảm của trăng và người.

    Người ta cứ đinh ninh về sự bện chặt của mối giao tình ấy. Nhưng "Từ hồi về thành phố", hoàn cảnh sống thay đổi. Không còn chiến tranh bom đạn, thành phố với những ánh đèn điẹn, cửa gương dễ làm người ta lãng quên quá khứ kể cả vầng trăng tình nghĩa năm xưa. Vầng trăng tri kỉ một thời bây giờ trở thành người dưng qua đường. Sự thay đổi khiến ta đau đớn xót xa. Sự đối lập giữa hình ảnh vầng trăng tình nghĩa năm xưa với vầng trăng trong hiện tại đã diến tả những thay đổi trong tình cảm con người. Hoàn cảnh thay đổi, người ta dễ dàng quên đi quá khứ nhất là quá khứ gian khổ. Trước bao vinh hoa phú quý, người ta có thể phản bội lại chính mình, thay đổi tình cảm với nghĩa tình đã qua. Đó là qui luật cuộc sống tình cảm của con người, không ít người sống và nghĩ như thế và coi đó là điều bình thường, đương nhiên. Bởi thế ca dao đã lên tiếng từ lâu: "Thuyền về có nhớ bến chăng?". Hay trong thơ của Tố Hữu, người dân Việt Bắc cũng có một tâm trạng băn khoăn ấy:

    "Mình về thành thị xa xôi

    Nhà cao còn nhớ núi đồi nữa chăng?"

    Tuy nhiên, cuộc sống hiện đại luôn có những trắc trở "thình lình đèn điện tắt". Tình huống mất điẹn là chuyện không hiếm trong những năm tháng ấy khiến tác giả vốn đã quen với ánh trăng nơi căn phòng buyn-đinh hiện đại, phải vội vã đi tìm ánh sáng. Các từ "vội, bật, tung" đặt liền nhau diễn tả sự khó chịu và hành động khẩn trương đi tìm ánh sáng. Và hình ảnh vầng trăng tròn hiện ra giữa trời khi thình lình đèn điện tắt thật ý nghĩa. Phải đột ngột như thế con người mới thấy và nhận ratrắng. Phải đột ngột như thế mới làm thức dậy cảm xúc trong lòng người. Khổ thơ như một cái nút để khơi gợi tâm trạng và cảm xúc của tác giả.

    Một sự đối mặt xúc động "Ngửa mặt lên nhìn mặt/Có cái gì rưng rưng". Đây là tư thế tập trung chú ý, mặt đối mặt, mắt nhìn mắt trực tiếp và cảm xúc dâng trào khi gặp lại vầng trăn. "Rưng rưng" là biểu hiện của nỗi xúc động đến không nói được bằng lời, nước mắt đang ứa ra, sắp khóc. Giọt nước mắt làm lòng người thanh thản lại, trong sáng lại. Bao kỉ niệm trong quá khứ ùa về. Trăng "như là đồng là bể/như là sông là rừng". Hình ảnh vầng trăng là thiên nhiên gợi nhớ thiên nhiên, gợi nhớ về những nơi anh đã đi qua, những nơi anh đã sống, đã gắn bó, thậm chí đã để lại một phần máu thịt. Những năm tháng của cuộc đời vụt hiện lại trong hồi tưởng của anh khi anh ngửa mặt ngắm trăng. Cấu trúc song hành với các biện pháp điẹp từ, so sánh của đoạn cho thấy ngòi bút của Nguyễn Duy thật tài hoa. Đoạn thơ hay ở chất thơ bộc bạch, chân thành, ở tính biểu cảm, ngôn từ và hình ảnh thơ đi vào lòng người khắc sâu những gì nhà thơ muốn tâm sự với ta.

    Khổ thơ cuối mang một hàm ý độc đáo. Mặc cho con người vô tình, trăng cứ tròn vành vạnh. Ngoài nghĩa đen "trăng tròn vành vạnh" còn có nghĩa ẩn dụ tượng trung cho vẻ đẹp nghĩa tình của một quá khứ đầy đặn của quê hương, đất nước, nhân dân. Mặc cho con người vô tình, ánh trăng vẫn "im phăng phắc". Phép nhân hóa khiến vầng trăng hiện ra như một người cụ thể, một người bạn nghĩa tình nhưng vô cùng nghiêm khắc đăng nhắc nhở con người. Sự im lặng của trăng còn biểu trưng cho lòng độ lượng vị tha của quá khứ, nhân dân. Sự im phăng phắc những cũng đủ làm cho con người giật mình nhận ra sự vô tình không đáng có, sự lãng quên đáng trách. Cái giật mình của sự ăn năn, hối lỗi, giật mình để thay đỏi, đẻ trở về, trở về với chính mình. Thành công của tác giả là mượn cái giật mình của nhân vật trữ tính để qua đó rung lên hồi chuông cảnh tỉnh nhắc nhở mọi người, nhất là thế hệ ông không được quên quá khứ, cần ssông có trách nhiệm với quá khứ, coi quá khứ là điểm tựa của hiện tại, phải nhớ lấy đạo lí "Uống nước nhớ nguồn". Đó là tiếng tiếng lòng của một người nhưng đồng thời của là tiếng lòng của bao người bởi nó đặt ra vẫn đề về thái độ với quá khứ, với những người đã khuất, với cả chính bản thân mình khi cuộc sống đổi thay. Vì vậy bài thơ đã khép lại nhưng dư âm của nó vẫn còn ngân lên, tạo nên sức ám ảnh lớn đối với người đọc.

    Bài thơ ngắn gọn, đơn sơ như dáng dấp của một câu chuyện ngụ ngôn ít lời mà giàu ý nghĩa. Ánh trăng thật sự như một tấm gương soi để thấy được gương mặt thực sự của mình, để tìm lại cái đẹp tinh khôi mà đôi khi ta đánh mất.
     
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...