Ngữ văn: Ôn tập kiến thức chung Đọc hiểu văn bản kỳ thi THPT Quốc Gia - Lớp 10, 11, 12 đều học được

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Ngọc Hạc Phong, 4 Tháng ba 2022.

  1. Ngọc Hạc Phong

    Bài viết:
    250
    PHONG CÁCH CHỨC NĂNG NGÔN NGỮ

    1. Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt

    - Biểu hiện: Tính cụ thể, tính truyền cảm, tính cá thể.

    2. Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ hành chính

    - Biểu hiện: Tính khuôn mẫu, tính chính xác, tính công vụ.

    3. Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ khoa học

    - Biểu hiện: Tính khái quát, tính chính xác, tính khách quan.

    4. Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ báo chí

    - Biểu hiện: Tính thông tin thời sự, tính ngắn gọn, tính hấp dẫn.

    5. Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận

    - Biểu hiện: Tính công khai, tính chặt chẽ, tính truyền cảm.

    6. Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

    - Biểu hiện: Tính hình tượng, tính truyền cảm, tính cá thể.
     
  2. Ngọc Hạc Phong

    Bài viết:
    250
    PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT

    1. Miêu tả

    2. Tự sự

    3. Biểu cảm

    4. Điều hành

    5. Thuyết minh

    6. Nghị luận
     
  3. Ngọc Hạc Phong

    Bài viết:
    250
    BIỆN PHÁP TU TỪ (PHẦN 1)

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Biện pháp tu từ là cách sử dụng các phương tiện ngôn ngữ, nhằm đạt tới hiệu quả diễn đạt hay, đẹp, biểu cảm, hấp dẫn.

    SO SÁNH

    Đối chiếu hai sự vật, hiện tượng có nét nghĩa tương đồng nhằm làm cho đối tượng được nói đến trở nên sinh động, cụ thể và nổi bật.

    "Mặt trời xuống biển như hòn lửa

    Sóng đã cài then, đêm sập cửa" (Đoàn thuyền đánh cá – Huy Cận)

    ẨN DỤ

    Dùng tên gọi của đối tượng này làm tên gọi của đối tượng khác dựa trên sự liên tưởng về mối tương đồng giữa hai đối tượng nhằm tạo ra cách diễn đạt hấp dẫn, thú vị..

    + Ẩn dụ cảm giác: Ví dụ: Tâm hồn giá lạnh, cuộc sống lênh đênh, tuổi xuân mơn mởn..

    + Ẩn dụ chuyển đổi: Chân trời, tay ghế, lưng đồi, eo biển..

    + Ẩn dụ hình tượng: Thuyền, bến, hoa, bướm, mặt trời, xuân..

    "Thuyền về có nhớ bến chăng?

    Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền" (Ca dao)

    HOÁN DỤ

    Dùng tên gọi của đối tượng này làm tên gọi của đối tượng kia tuy chúng không có nét nghĩa giống nhau nhưng chúng có mối liên hệ, đi đôi với nhau trong thực tế làm cho cách nói ngắn gọn, tăng sức gợi hình gợi cảm trong diễn đạt

    "Áo chàm đưa buổi phân li

    Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay" (Việt Bắc –Tố Hữu)

    NHÂN HÓA

    Gán ghép cho đối tượng được nói đến những thuộc tính của con người, nhằm nhấn mạnh đặc trưng của đối tượng được nói đến và làm tăng sự hấp dẫn trong diễn đạt.


    "Núi ấp ôm mây, mây ấp núi

    Lòng sông gương sáng bụi không mờ" (Mới ra tù tập leo núi – Hồ Chí Minh)

    LIỆT KÊ

    Sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn và có ý nghĩa khát quát, có sắc thái biểu cảm

    "Của ong bướm này đây tuần tháng mật

    Này đây hoa của đồng nội xanh rì

    Này đây lá của cành tơ phơ phất ;

    Của yến anh này đây khúc tình si" (Vội vàng – Xuân Diệu)

    ĐẢO NGỮ

    Sự thay đổi trật tự cấu tạo ngữ pháp của câu, nhằm nhấn mạnh và làm nổi bật ý cần diễn đạt.

    "Chất trong vị ngọt mùi hương

    Lặng thầm thay những con đường ong bay" (Hành trình của bầy ong - Nguyễn Đức Mậu)
     
  4. Ngọc Hạc Phong

    Bài viết:
    250
    BIỆN PHÁP TU TỪ (PHẦN 2)

    Bấm để xem
    Đóng lại
    CÂU HỎI TU TỪ

    Là hình thức câu hỏi nghệ thuật không đòi hỏi câu trả lời mà để khẳng định nhằm tạo ấn tượng, tăng sức biểu cảm trong diễn đạt.

    "Em là ai, cô gái hay nàng tiên?

    Em có tuổi hay không có tuổi?" (Người con gái Việt Nam – Tố Hữu)

    PHÉP ĐỐI

    Các từ ngữ được sắp xếp tạo nên sự đối xứng nhau giữa hai vế của mỗi câu hoặc giữa hai câu về số lượng tiếng, về từ loại, về nghĩa, về kết cấu ngữ pháp nhằm mục đích gợi ra một vẻ đẹp hoàn chỉnh và hài hòa, nhằm diễn đạt một ý nghĩa nào đó.

    "Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn

    Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ" (Bình Ngô đại cáo –Nguyễn Trãi)

    TƯƠNG PHẢN

    Sử dụng từ ngữ trái nghĩa, đối lập nhau để tạo hiệu quả cao trong diễn đạt.

    "Chúng mang bom nghìn cân

    Dội lên trang giấy trắng" (Trang giấy học trò – Chính Hữu)

    CHƠI CHỮ

    Lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước làm cho câu văn hấp dẫn và thú vị.

    "Da trắng vỗ bì bạch"

    - Biện pháp: Chơi chữ: "Da" –> "bì", "trắng" -> "bạch"

    NÓI QUÁ

    Là cách diễn đạt phóng đại tính chất, mức độ của đối tượng nói đến nhằm tô đậm tính chất của đối tượng và gây ấn tượng mạnh đối với người tiếp nhận.

    "Lỗ mũi mười tám gánh lông

    Chồng yêu chồng bảo tơ hồng trời cho" (Ca dao)

    NÓI GIẢM NÓI TRÁNH

    Dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề, tránh thô tục, thiếu lịch sự

    "Bác đã đi rồi sao Bác ơi!

    Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời" (Bác ơi – Tố Hữu)

    PHÉP ĐIỆP

    Sự lặp đi lặp lại một yếu tố nào đó về ngôn ngữ nhằm làm nổi bật ý muốn nói, gây cảm xúc mạnh.

    a. Điệp âm: Lặp đi lặp lại một âm nào đó liên tục trong câu.

    "Nỗi niềm chi rứa Huế ơi

    Mà mưa xối xả trắng trời Thừa Thiên" (Nước non ngàn dặm - Tố Hữu)

    b. Điệp vần: Lặp đi lặp lại một vần nào đó liên tục trong câu.

    "Chị ấy năm nay còn gánh thóc

    Dọc bờ sông trắng nắng chang chang" (Mùa xuân chín – Hàn Mặc Tử)

    c. Điệp từ: Lặp đi lặp lại một từ nào đó trong câu

    "Sao anh không về chơi thôn Vĩ?

    Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên" (Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử)

    d. Điệp ngữ: Lặp đi lặp lại một cụm từ (ngữ) nào đó liên tục trong câu

    "Này đây lá của cành tơ phơ phất

    Của yến anh này đây khúc tình si.." (Vội vàng – Xuân Diệu)

    e. Điệp cấu trúc: Lặp đi lặp lại một kiểu cấu tạo câu

    "Em đẹp, bàn tay ngón ngón thon

    Em duyên, đôi má nắng hoe tròn" (Áo trắng – Huy Cận)

    f. Điệp thanh: Lặp đi lặp lại một thanh nào đó liên tục trong câu (thanh bằng (B) hoặc trắc (T) NHẮM GÂY ẤN TƯỢNG MẠNH, TẠO GIỌNG ĐIỆU, ÂM HƯỞNG CHO VĂN BẢN VÀ THỂ HIỆN GIÁN TIẾP Ý TƯỞNG, TÌNH CẢM CỦA NGƯỜI VIẾT.

    "Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm

    Heo hút cồn mây súng ngửi trời" (Tây Tiến – Quang Dũng)
     
  5. Ngọc Hạc Phong

    Bài viết:
    250
    CÁC THỂ THƠ THƯỜNG GẶP

    Bấm để xem
    Đóng lại
    1. Thể thơ lục bát:

    • Một câu 6 tiếng -> một câu 8 tiếng, cứ như thế cho đến hết bài.
    • Số câu thơ: Không qui định, phải là số chẵn.

    2. Thể song thất lục bát:

    • Hai câu 7 tiếng -> một câu 6 tiếng -> một câu 8 tiếng, cứ như thế cho đến hết bài.
    • Số câu thơ: Không qui định, phải là số chẵn.

    3. Thể ngũ ngôn tứ tuyệt:

    • Mỗi câu 5 tiếng.
    • Một bài 4 câu.

    4. Thể ngũ ngôn bát cú:

    • Mỗi câu 5 tiếng.
    • Một bài 8 câu.

    5. Thể thất ngôn tứ tuyệt:

    • Mỗi câu 7 tiếng.
    • Một bài 4 câu.

    6. Thể thất ngôn bát cú:

    • Mỗi câu 7 tiếng.
    • Một bài 8 câu.

    7. Thể thơ tự do:

    • Không qui định số tiếng trong mỗi câu thơ.
    • Không qui định số dòng trong một bài thơ.
     
    Chỉnh sửa cuối: 5 Tháng ba 2022
  6. Ngọc Hạc Phong

    Bài viết:
    250
    THAO TÁC LẬP LUẬN TRONG VĂN NGHỊ LUẬN

    Bấm để xem
    Đóng lại
    1. Giải thích: Định nghĩa, khái niệm, A là, biểu hiện..

    2. Chứng minh: Dẫn chứng, ví dụ, số liệu..

    3. Phân tích: Chia nhỏ đối tượng ---> nói về đối tượng. Thao tác đi kèm: Tổng hợp.

    4. So sánh: Điểm giống và khác nhau của 2 hay nhiều đối tượng, 2 mặt hay 2 khía cạnh của 1 đối tượng..

    5. Bác bỏ: Phủ định hay phủ nhận 1 ý kiến, 1 phần của ý kiến.

    6. Bình luận: Nêu ý kiến, quan điểm của bản thân, giải thích + chứng minh.
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...