Tình yêu tan vỡ, hạnh phúc đã rời xa Thúy Kiều mãi mãi. Tưởng chừng rằng mọi sóng gió đã qua đi nhưng thực chất, đây mới là sự bắt đầu cho những tháng ngày oan nghiệt và đầy bất hạnh. Thúy Kiều gặp phải quá nhiều bất hạnh trong cuộc đời. Và bất hạnh kế tiếp sau khi tình yêu tan vỡ chính là việc nàng phải sống trong cảnh lầu xanh nhơ nhớp. Vậy hoàn cảnh và tâm trạng của Kiều khi ấy ra sao thì bây giờ chúng ta sẽ được tìm hiểu. I. Tìm hiểu chung Vị trí đoạn trích Từ câu 1229 đến câu 1248: Miêu tả hoàn cảnh sống ô nhục của Kiều nơi lầu xanh. 2. Bố cục: Chia làm 3 đoạn Đoạn 1: "Biết bao.. Trường Khanh" : Giới thiệu hoàn cảnh trớ trêu của Kiều. Đoạn 2: "Khi tỉnh rượu.. biết xuân là gì?" : Tâm trạng, nỗi niềm của Kiều trong cảnh sống ở lầu xanh. Đoạn 3: Phần còn lại: Tâm tình cô đơn, đau khổ của Kiều. II. Đọc – Hiểu văn bản Tình cảnh trớ trêu của Kiều "Biết bao bướm lả ong lơi Cuộc say đầy tháng trận cười thâu đêm Dập dìu lá gió cành chim Sớm đưa Tống Ngọc, tối tìm Trường Khanh" Hình ảnh ước lệ, đối xứng "bướm lả ong lơi" : Thái độ suồng sã, đùa cợt của những người khách làng chơi. Cụm từ "lá gió cành chim" : Khung cảnh người kĩ nữ phải tiếp khách bốn phương tìm tới. Cụm từ "suốt đêm, sớm đưa, tối tìm" và điển cố, điển tích "Tống Ngọc, Trường Khanh" : Kiều phải tiếp khách làng chơi triền miên. Thực tế trớ trêu, bẽ bàng của Kiều ở lầu xanh nhưng vẫn giữ được chân dung cao đẹp của nàng. Nguyễn Du đã trân trọng và cảm thông sâu sắc đối với Thúy Kiều. 2. Tâm trạng, nỗi niềm của Kiều trong cảnh lầu xanh A) Kiều thức tỉnh và thương mình "Khi tỉnh rượu lúc tàn canh Giật mình mình lại thương mình xót xa" Thời gian "tàn canh" : Là thời điểm mở đầu cho một chuỗi dài tâm sự. Không gian: Ở lầu xanh, lúc tĩnh lặng, vắng vẻ, cô liêu như mang nặng bao nỗi niềm sâu lắng. Khách làng chơi về hết, Kiều nghe rõ tiếng nức nở cào xé trong lòng mình, nghe được cả tận cùng nỗi đau của mình. Nhịp thơ 3/3 và phép tiểu đối: Trạng thái bàng hoàng, thảng thốt. Kiều như sực tỉnh và đối diện với lòng mình. "Giật mình" : Trạng thái tâm lí. Kiều tự ý thức về nhân phẩm và thương xót cho thân phận của mình. Tỉnh dậy khi tàn canh, Kiều giật mình đối diện với chính mình. Điệp từ "mình" và nhịp thơ 2/4/2 nhấn mạnh sự cô đơn, trống trải đầy đau xót. Kiều muốn vươn tới điều thánh thiện nhưng lại phải ngụp lặn trong chốn bùn nhơ. Kiều thương mình. Từ "xót xa" với âm "a" cuối dòng tạo sự lan tỏa, kéo câu thơ chùng xuống như xoáy sâu vào nỗi thương thân của Kiều. Giọng thơ buồn trầm lắng. Kiều cô dơn và tự thương xót cho mình. b) Kiều đau đớn, nhục nhã ê chề khi ở chốn lầu xanh "Khi sao phong gấm rủ là Giờ sao tan tác như hoa giữa đường Mặt sao dày gió dạn sương Thân sao bướm chán ong chường bấy thân! Mặc người mưa Sở mây Tần Những mình nào biết có xuân là gì" Quá khứ: "Phong gấm rủ là" Êm đềm, hạnh phúc chỉ được miêu tả trong một câu. Hiện tại: "Tan tác như hoa" Đau đớn, phũ phàng. Hình ảnh đối lập: Hiện tại phũ phàng đang vùi lấp quá khứ êm đẹp. Kiều tự dằn vặt, giày vò và nuối tiếc, xót xa quặng lòng. Sự đối lập giữa thực tại và quá khứ thể hiện sự tiếc thương thân mình vì bị vùi dập và nỗi đau về sự thay thân đổi phận. Điệp từ "sao" tạo ra những câu hỏi và câu cảm thán xoáy sâu vào nỗi đau tận cùng. Kiều không tin vào thực tế xót xa, nhục nhã của mình. Phép so sánh "như hoa giữa đường" tạo liên tưởng bất ngờ: Kiều không được nâng niu trân trọng. Số phận nàng trôi dạt lênh đênh theo dòng đời bất tận. Việc tách từ sử dụng sáng tạo thành ngữ (dày sạn sương gió dày gió dạn sương, bướm ong chán chường bướm chán ong chường) : Nhấn mạnh sự nhục nhã ê chề, làm tăng nỗi khổ tâm tuyệt vọng. "Mặc" : Mặc kệ, không quan tâm. Phép đối "Mặc người >< riêng mình" và điển tích "mưa Sở mây Tần" đặc tả thành công thái độ của Kiều: Thờ ơ lạnh lùng với mọi diễn biến xung quanh. "Xuân" : Mùa xuân, tuổi xuân. Cách nói phủ định "nào biết.." : Kiều không còn chú ý đến thời gian và quên đi cả tuổi xuân sắc của mình. Kiều đau đớn, xót xa, tủi nhục cho chính mình và khao khát một cuộc sống tốt đẹp 2. Kiều cảm thấy cô đơn, đau khổ đến tột đỉnh A) Bức tranh thiên nhiên tươi đẹp "Đòi phen gió tựa hoa kề Nửa rèm tuyết ngậm bốn bề trăng thâu * * *Đòi phen nét vẽ câu thơ Cung cầm trong nguyệt nước cờ dưới hoa" Cảnh lầu xanh có trăng hoa, tuyết, nguyệt: Đẹp, nên thơ. Thú vui: Cầm, kì, thi, họa: Tao nhã. Không gian thiên nhiên đẹp đẽ, tao nhã, nên thơ ấy như một sự giễu cợt, mỉa mai, chua chat đối với Kiều. b) Cảnh vật và tâm trạng của Kiều như có sự đồng điệu với nhau: "Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ?" Nỗi sầu từ lòng người thấm vào cảnh vật. Bằng sự thông cảm lạ lùng, và bằng tài năng kì diệu, Nguyễn Du đã viết nên hai câu thơ hay nhất giữa ngoại cảnh và tâm cảnh, giữa cảnh và tình. c) Kiều cảm thấy cô đơn, lạc lõng và bế tắc "Vui là vui gượng kẻo là Ai tri âm đó mặn mà với ai?" Câu hỏi tu từ và đại từ phiếm chỉ "ai" : Kiều vui gượng gạo, miễn cưỡng vì ở chốn lầu xanh này không ai là người tri âm tri kỉ. Cảnh vật với Kiều là sự giả tạo, Kiều thờ ơ với tất cả mọi việc xung quanh. Kiều không hòa nhập được với cuộc sống chốn lầu xanh. Hiện thực chua xót bẽ bàng khiến Kiều càng đau khổ tái tê. Tâm hồn nàng trong sáng, cao đẹp. III. Tổng kết Nội dung Đoạn trích cho thấy sự thương thân xót phận và ý thức cao về nhân phẩm của Kiều. Đồng thời ta thấy được thái độ yêu thương và trân trọng của Nguyễn Du đối với Thúy Kiều. Đoạn trích còn là lời tố cáo xã hội phong kiến bất công đã xô đẩy cuộc đời Kiều vào bể trầm luân. 2. Nghệ thuật Vận dụng thể thơ lục bát nhuần nhị. Kết hợp tài tình giữa ngôn ngữ bác học và ngôn ngữ bình dân. Sử dụng sáng tạo thành ngữ dân gian. Kết hợp hài hòa giữa các biện pháp tu từ (phép đối, phép điệp, hình ảnh ước lệ, câu hỏi tu từ, so sánh) và giọng thơ buồn sâu lắng. Khắc họa rõ nét tâm trạng đầy xót xa, cay đắng, tủi nhục của Thúy Kiều trong cảnh đọa đày ở chốn lầu xanh. 3. Đánh giá chung Giá trị nhân đạo và hiện thực sâu sắc. Thể hiện tài năng và tấm lòng yêu thương con người của Nguyễn Du.