Ngữ văn: Đại thi hào Nguyễn Du và Truyện Kiều

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Ngọc Hạc Phong, 19 Tháng ba 2022.

  1. Ngọc Hạc Phong

    Bài viết:
    250
    I. Cuộc đời

    1. Tiểu sử

    - Nguyễn Du (1765 – 1820) tên chữ Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, quê ở Hà Tĩnh.

    - Lúc nhỏ sống trong gia đình phong kiến quyền quý, 10 tuổi mồ côi cha, 13 tuổi mồ côi mẹ.

    - Năm 18 tuổi thi Hương đậu tam trường, làm quan võ ở Thái Nguyên.

    - Năm 1789, chiến tranh xảy ra (Nguyễn Huệ phá tan quân Thanh, Nguyễn Du chạy theo Lê Chiêu Thống nhưng không kịp), ông về quê vợ ở Thái Bình, sống long đong vất vả, bệnh tật.

    - Năm 1802 ra làm quan cho nhà Nguyễn.

    - Năm 1813 được thăng Cần Chánh điện học sĩ.

    - Năm 1820 chưa kịp đi sứ lần hai thì ông mất.

    Nguyễn Du là người thông minh, có tài, có tấm lòng nhân đạo bao la nhưng cuộc đời lại long đong vất vả.

    - Năm 1965, hội đồng hòa bình thế giới đã làm lễ kỉ niệm 200 năm sinh và công nhận Nguyễn Du là danh nhân văn hóa thế giới.

    2. Những yếu tố kết tinh nên thiên tài Nguyễn Du

    A) Bản thân:

    - Cuộc đời gió bụi, phiêu bạt trong loạn lạc chính là yếu tố quan trọng làm nên thiên tài Nguyễn Du.

    B) Gia đình:

    - Cha là Nguyễn Nghiễm, từng giữ chức Tể tướng, là một sử gia, một nhà thơ.

    - Mẹ là Trần Thị Tần, xinh đẹp, giỏi hát xướng, biết nhiều ca dao dân ca.

    Nguyễn Du xuất thân trong gia đình đại quý tộc nhiều đời làm quan, có nhiều người sáng tác văn chương.

    Đó là cơ sở cho thiên tài phát triển.

    C) Quê hương:

    - Quê cha: Hà Tĩnh: Có truyền thống hiếu học, có nhiều người đỗ đạt cao.

    - Quê mẹ: Bắc Ninh: Có truyền thống hát quan họ à nuôi dưỡng tâm hồn thơ Nguyễn Du.

    È Thơ Nguyễn Du vừa có tính uyên bác, vừa đậm đà tính truyền thống.

    D) Thời đại:

    - Đó là một thời đại bão táp của lịch sử. Chiến tranh triền miên giữa các tập đoàn phong kiến đã làm cho cuộc sống của nhân dân trở nên điêu đứng, số phận con người bị chà đạp thê thảm.

    Nhận xét: Cuộc đời Nguyễn Du đầy bi kịch, thông cảm với nỗi đau của những kiếp người bị đọa đày. À Các tác phẩm của ông đều hướng về thực tại nhân sinh, hàm chứa chiều sâu nhân đạo, chưa từng thấy của thi ca Việt Nam.

    II. Sự nghiệp sáng tác

    1. Các tác phẩm văn học chính:

    A) Chữ Hán:

    - Thanh Hiên thi tập: 78 bài.

    - Nam Trung tạp ngâm: 40 bài.

    - Bắc hành tạp lục: 131 bài.

    B) Chữ Nôm:

    - Truyện Kiều.

    - Văn tế thập loại chúng sinh (Văn chiêu hồn).

    - Thác lời trai phường nón..

    2. Nội dung

    A) Giá trị nhân đạo:

    Nguyễn Du có lòng thương người bao la, đặc biệt là những người nhỏ bé, bất hạnh, người phụ nữ tài hoa bạc mệnh.

    - Ca ngợi và trân trọng con người.

    - Cảm thông, đau xót trước số phận bất hạnh của con người.

    - Tin vào bản chất trong sáng của con người.

    - Bênh vực và đồng cảm với những khát vọng hạnh phúc, khát vọng công lí chính đáng của con người.

    B) Giá trị hiện thực:

    Nguyễn Du tố cáo bản chất tàn bạo của xã hội phong kiến đã chà đạp quyền sống của con người:

    - Thế lực chà đạp con người: Bọn quan lại, bọn buôn người.

    - Đồng tiền làm băng hoại đạo đức con người.

    3. Nghệ thuật:

    - Chữ Hán: Vận dụng thành công thể thơ của Trung Quốc: Ngũ ngôn luật, thất ngôn luật, ca, hành..

    - Thơ chữ Nôm: Nguyễn Du góp phần trau dồi ngôn ngữ văn học dân tộc, làm giàu ngôn ngữ tiếng Việt bằng Việt hóa ngôn ngữ ngoại nhập, thể thơ lục bát trong "Truyện Kiều" đậm chất tự sự và trữ tình.

    4. Tác phẩm "Truyện Kiều"

    A) Nguồn gốc:

    - Từ cốt truyện "Kim Vân Kiều truyện" của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc), với tài năng nghệ thuật, nhất là với tấm lòng nhân đạo bao la, Nguyễn Du đã sáng tạo ra một kiệt tác văn chương bất hủ.

    B) Sự sáng tạo của Nguyễn Du:

    - Về nội dung:

    Nguyễn Du tạo ra một "khúc ca mới đứt ruột" (Đoạn trường tân thanh) nhấn vào nỗi đau bạc mệnh và gửi gắm những cảm xúc của nhà thơ trước "những điều trong thấy".

    - Về nghệ thuật:

    Lược bỏ các tình tiết về mưu mẹo, về báo oán trong "Kim Vân Kiều truyện", Nguyễn Du dùng thể thơ lục bát truyền thống với ngôn ngữ tinh tế, chính xác đến trình độ mẫu mực, Nguyễn Du đã tập trung thể hiện nội tâm nhân vật một cách tài tình.

    C) Nội dung tư tưởng:

    Trong văn học trung đại Việt Nam, "Truyện Kiều" là tác phẩm thể hiện một tư tưởng nhân đạo sâu sắc, giàu tính chiến đấu:

    - Tiếng khóc cho số phận con người:

    · Khóc cho tình yêu trong trắng, chân thành bị tan vỡ.

    · Khóc cho tình cốt nhục bị lìa tan.

    · Khóc cho nhân phẩm bị chà đạp.

    · Khóc cho thân xác con người bị đày đoạn

    - Lời tố cáo mạnh mẽ, đanh thép:

    · Phanh phui sức mạnh làm tha hóa con người của đồng tiền.

    · Tố cáo thế lực đen tối trong xã hội phong kiến. À Nguyễn Du đã vạch mặt những kẻ chà đạp quyền sống của con người trong thực tế.

    - Bài ca tình yêu tự do và ước mơ công lí.

    D) Nghệ thuật:

    "Truyện Kiều" là kết tinh của tài năng bậc thầy và truyền thống văn học dân tộc, là đỉnh cao chói lọi của thể loại truyện Nôm:

    · Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ điểu luyện.

    · Sử dụng tài tình thể thơ lục bát.

    · Nghệ thuật kể chuyện tinh tế, sinh động, nâng tác phẩm lên thành tiểu thuyết bằng thơ.

    · Nghệ thuật miêu tả tâm lí, tính cách nhân vật tài tình.

    Nguyễn Du – một tài năng sáng tạo nghệ thuật đặc sắc, một ngòi bút tài hoa, điêu luyện. "Truyện Kiều" trở thành một tuyệt tác của nên văn học nước nhà.

    E) Nhận xét:

    "Truyện Kiều" là một kiệt tác, một di sản văn học của nhân loại, là một "tập đại thành" của truyền thống nghệ thuật, văn hóa Việt Nam tiêu biểu cho cảm hứng nhân đạo chủ nghĩa. Nó vừa làm niềm thương cảm sâu sắc, vừa là tấm lòng "nghĩ tới muôn đời", vừa là thái độ nâng niu, trân trọng những giá trị nhân bản cao đẹp của con người.

    III. Tổng kết

    - Nguyễn Du là đại thi hào, là nhà nhân đạo lỗi lạc của dân tộc. Ông đã có những đóng góp rất to lớn cho nền văn học nước nhà, đưa ngôn ngữ văn học tiếng Việt lên trình độ điêu luyện, cổ điển, xứng đáng là bậc thầy của ngôn ngữ văn học dân tộc.

    Ông là một trong những viên đá tảng xây nên tòa lâu đài văn hào của nhân loại. "Nguyễn Du xứng đáng là một trong những nhà văn, nhà thơ lớn nhất của lịch sử văn chương nhân loại cổ, kim, đông, tây" (Mộng Liên Đường – Trung Quốc).
     
    Diệp Minh Châu thích bài này.
Trả lời qua Facebook
Đang tải...