Cảm nhận về đoạn thơ sau: "Rồi sớm rồi chiều, lại bếp lửa bà nhen, .. - Sớm mai này, bà nhóm bếp lên chưa?" (Bếp lửa – Bằng Việt) Dàn ý chi tiết: 1. Mở bài: - Giới thiệu khái quát về tác giả: Trưởng thành, nd sáng tác - Dẫn vào tác phẩm, đoạn trích. - Đánh giá sơ bộ: Đoạn thơ nói lên những suy ngẫm của người cháu về bà và hình ảnh bếp lửa; qua đó thể hiện tình cảm nhớ của cháu với bà 2. Thân bài: - Hoàn cảnh ra đời bài thơ: Viết năm 1963 khi tác giả đang học luật ở nước ngoài. - Mạch cảm xúc của bài thơ: Đi từ quá khứ đến hiện tại, từ kỉ niệm đến suy ngẫm. - Khái quát nội dung đoạn thơ (đi từ 4 khổ đầu -> nội dung đoạn thơ) \ Ba câu thơ mở đầu cho thấy hình ảnh bếp lửa đã khơi nguồn kỉ niệm về bà. Người cháu đã nhớ về những năm tháng tuổi thơ được sống bên bà, được cùng bà nhóm lửa. \ Từ kỉ niệm cháu thấu hiểu cảm nhận, suy ngẫm về bà và hình ảnh bếp lửa. Khép lại bài thơ là tình cảm nhớ thương, biết ơn của cháu dành cho bà. *LĐ 1: Những suy ngẫm của người cháu về hình ảnh bếp lửa: "Rồi sớm, rồi chiều.. dai dẳng" - Câu thơ mở đầu đã nhấn mạnh ý nghĩa bà là người thường xuyên nhóm lửa, đó là công việc quen thuộc của bà trong suốt cuộc đời. - Hình ảnh ẩn dụ "ngọn lửa lòng bà" -> trong lòng bà lòng bà lúc nào cũng ấm áp ngọn lửa yêu thương - Hình ảnh "bếp lửa" chuyển sang "ngọn lửa" -> vừa mang nghĩa thực bếp lửa được bà nhóm lên bằng nhiên liệu bên ngoài vừa mang ý nghĩa khái quát: Bếp lửa còn được nhóm bởi ngọn lửa yêu thương từ trong lòng bà - Điệp ngữ "một ngon lửa" -> nhấn mạnh: Trong lòng bà lúc nào cũng có tấm lòng yêu thương và niềm tin vào tương lai tất thắng của cuộc kháng chiến. Bà đã truyền lửa sang lòng cháu để cháu thấu hiểu và có những đức tin cao đẹp -> Bà là người nhóm lửa, giữ lửa và truyền lửa => Chốt: Thông qua suy ngẫm về hình ảnh bếp lửa, tác giả khẳng định và ngợi ca vẻ đẹp tần tảo, nhẫn nại, đầy yêu thương của bà hiện lên lấp lánh như một thứ ánh sáng kì diệu. * Lđ 2: Những suy ngẫm của cháu về bà và bếp lửa: + Ý 1: Suy ngẫm về cuộc đời vất vả của bà: "Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm.." - Từ láy "Lân đận" -> cđ vất vả, nhọc nhằn mà bà đã trải qua, đứa cháu thấm thía và thấu hiểu được. - "Biết mấy nắng mưa" là hình ảnh ẩn dụ cho những khó khăn vất vả mà bà đã trải qua - Đên giờ tuy đã già nhưng bà vẫn không quen hưởng thụ, vẫn thức khuya dậy sớm nhóm bếp, nhóm lên ngọn lửa y/thương, nhóm lên niềm tin hi vọng. => Bà mang vẻ đẹp tảo tần của người nông dân VN từ bao đời nay: Chịu thương, chịu khó, giàu đức hi sinh. + Ý 2: Suy ngẫm vê hành động nhóm lửa của bà: "Nhóm bếp lửa.. bếp lửa." - Điệp từ "nhóm" (4 lần) kết hợp các yếu tố tả thực mang nhiều ý nghĩa và liên tưởng khác nhau: \ "Nhóm bếp lửa, nhóm nồi xôi gạo" ->tả thực công việc nhóm lửa của bà \ "Nhóm niềm yêu thương, nhóm dậy cả tâm tình" -> ẩn dụ cho công việc thiêng liêng và cao quý nhất của con người. Bà đã khơi dậy trong tâm hồn cháu và những người xung quanh niềm yêu thương, sự sẻ chia. -> Bà vừa là người thắp lên ngọn lửa của tình yêu thương, vừa là ng truyền cho cháu ngọn lửa yêu thương ấm áp của ý chí và nghị lực và giữ cho ngọn lửa ấy cháy sáng mãi để cháu thấu hiểu được ý nghĩa, tình nghĩa của nhân dân đất nc và có tuổi thơ trong sáng tốt đẹp. - Hoán dụ "khoai sắn ngọt bùi, nồi xôi gạo mới" ->tình cảm gắn bó với những gì giản dị, gần gũi của quê hương và tình làng, nghĩa xóm sẻ chia ấm áp. Tình yêu bà đã được nâng lên thành tình yêu quê hương đất nước. - Điều "kì lạ và thiêng liêng" mà bây giờ cháu mới nhận ra: Bếp lửa thật giản dị nhưng bếp lửa cũng thật cao quý, kì diệu và thiêng liêng vì nó luôn gắn liền với bà - người giữ lửa, nhóm lửa, người tạo nên tuổi thơ ấu của cháu. Bếp lửa trở thành một mảnh tâm hồn, một phần không thể thiểu trong đời sống tinh thần của cháu. Dù cuộc đời có đổi thay, nhưng ngọn lửa tình bà cháu thì lúc nào cũng "ấp iu nồng đượm", nó luôn nâng bước người cháu trên suốt chặng đường dài của cuộc đời. => Bà không chỉ nhóm lửa bằng đôi tay khẳng khiu, gầy guộc, mà còn bằng tất cả tấm lòng đôn hậu "ấp iu nồng đượm" đối với con cháu- bà chính là kí ức tuổi thơ tốt đẹp nhất của cháu. * LĐ 3: Tình cảm của cháu với bà: "Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu, Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả, Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở: - Sớm mai này, bà nhóm bếp lên chưa?" - Nỗi nhớ bà và bếp lửa gợi lên từ thực tại, người cháu năm xưa giờ đã lớn khôn, trưởng thành, đã được chắp cánh bay xa, được làm quen với những chân trời rộng lớn. - Dòng thơ đầu được ngắt thành hai câu -> gợi sự trôi chảy của thời gian (từ bốn tuổi, tám tuổi đến trưởng thành). - Điệp từ "Trăm, có" kết hợp với thủ pháp liệt kê -> Người cháu đó có sự thay đổi lớn trong cuộc đời, cháu đang sống trong một thế giới rộng lớn với bao điều mới mẻ đã tìm được bao niềm vui mới - Trở về hiện tại nhà thơ muốn hỏi bà, nhắc bà việc nhóm bếp để nói cái ý không bao giờ quên quá khứ, không bao giờ quên được hình ảnh bà với bếp lửa của một thời thơ ấu nghèo khổ nhưng ấm áp nghĩa tình => Đứa cháu không thể quên được ngọn lửa của tấm lòng đùm bọc, ấp iu của bà. Ngọn lửa ấy trở thành kỉ niệm ấm lòng, thành niềm tin thiêng liêng kì diệu nâng bước người cháu trên suốt chặng đường dài. c. Đánh giá: + Nghệ thuật đoạn thơ: Thể thơ 8 chữ, giọng điệu suy ngẫm, xây dựng hình ảnh thơ vừa mang ý nghĩa thực vừa giàu ý nghĩa khái quát (hình ảnh bếp lửa), kết hợp biểu cảm với tự sự, miêu tả và bình luận. + Nội dung: - Đoạn thơ đã thể hiện những cảm nhận, suy ngẫm sâu sắc của cháu về bà về bếp lửa. Qua đó thể hiện tình cảm kính yêu biết ơn của cháu với bà - Tình yêu bà, tình yêu gia đình là khởi đầu cho tình yêu quê hương đất nước. 3. Kết bài: - Khẳng định vấn đề: - Liên hệ bản thân: * bài viết dành cho học sinh ôn thi vào 10.