Nhằm giúp các em hiểu và cảm nhận được những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của một số truyện kí Việt Nam (1900-1945) như: Nhớ được cốt truyện, sự kiện, nhân vật ý nghĩa và nét đặc sắc của từng truyện. Nhớ được chủ đề và cảm hứng chủ đạo của từng bài. Nhận biết được những cách bộc lộ tình cảm, cảm xúc đan xen với kể tả trong các bài kí, truyện. Mời các em cùng ôn tập. I. Ôn tập văn bản Một thứ quà của lúa non: Cốm (Thạch Lam) 1. Giá trị nội dung - Cốm mang nhiều vẻ đẹp: Vẻ đẹp của hương vị và màu sắc đồng quê, vẻ đẹp của người chế biến, của tục lệ nhân duyên, của cách mua và thưởng thức - Cốm là sản vật quý của dân tộc, cần được nâng nui và giữ gìn. Cụ thể: + Đoạn 1: Thể hiện tài quan sát tinh tế một sự cảm nhận tài hoa, một cách viết nhẹ nhàng, đầy chất thơ hương vị cốm là sự nhuần thấm các hương thơm của lá sen trên hồ do cơn gió mùa hạ đem lại. Là "Các mùi thơm mát" của bông lúa như thế nào.. Nguyên liệu làm ra cốm là "các chất quý trong sạch của trời:" được hình thành mộth cách linh diệu lúc đầu "Một giọt sữa trắng thơm phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ" sau được nắng thu làm cho "Giọt sữa dần dần đọng lại" ® Trái tim của tác giả như đang rung động trước màu xanh và hương thơm dịu ngọt của bông lúa nếp non trên cánh đồng quê. + Đoạn 2: Nhà văn tiếp tục cảm nhận đánh giá miêu tả những nét đẹp của cốm ông gọi cốm là "Quà riêng biệt" thức dâng của những cánh đồng cốm mang hương vị tất cả cái mộc mạc giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam cốm làm quà siêu tết với sự vương vít của tơ hồng nhà văn dùng bao lời hay ý đẹp so sánh miêu tả cặp bạn bè "Tốt đôi" "Nếu con lòng dạ đổi thay Cốm này lệ mối hồng này long tai. Tình duyên bền đẹp của lứa đôi như" Hồng cốm tốt đôi "sắc màu hương vị của hồng Cốm là sự hòa hớp tuyệt vời màu xanh tươi.. bền lâu" + Cách so sánh của tác giả không chỉ sắc sảo tài hoa mà còn thể hiện phong cách ẩm thực sành điệu. + Đoạn 3: Nhà văn vừa tiếp tục ca ngợi vẻ đẹp và giá trị của cốm vừa nhắn nhủ mọi người về cách thưởng thức cách ăn cốm "Cốm không phải.. ngẫm nghĩ". Ý tưởng và cảm xúc của tác gải tập trung chủ yếu ở cụm từ "ăn cốm ăn từng chút ít thong thả và ngẫm nghĩ" vì cốm chứa trong nó sự tinh tuý của hương sen mang theo mùi ngan ngác của hoa sen của đàm nước và được chào mời bởi cô gái làng vòng với đôi tay mềm mại.. Tóm lại, tác giả viết rất gợi cảm để nói lên mối quan hệ tự nhiên giữa lá sen và cốm tựa như hai linh hồn lương tựa vào nhau làm tôn lên hương sắc thanh quý cái lộc của trời cho. 2. Nghệ thuật: - Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm, có sự kết hợp nhiều phương thức biểu đạt khác - Lời văn mang nhiều cảm nghĩ sâu sắc nhưng dược diễn đạt êm ái, nhẹ nhàng gần như thơ * Các câu hỏi thường gặp: Câu 1. Văn bản này được sáng tác theo thẻ loại nào? - Thể loại: Tùy bút Câu 2. Nêu phương thức biểu đạt chủ yếu của văn bản? - Phương thức miêu tả, thuyết minh, biểu cảm và bình luận, phương thức biểu đạt chủ yếu là biểu cảm. Câu 3. Tác giải cảm nhận cốm bằng các giác quan nào? Vì sao nói đó là cảm nhận tin h tế? Tác giả cảm nhận tinh tế bằng: - Vị giác: Chất ngọt cốm, vị dịu dàng thanh đạm của loài thảo mộc. - Thính giác: Mùi thơm phức của lúa mới, mùi thơm ngát của lá sen. - Thị giác: Màu xanh của cốm, màu xanh của lá sen. Muốn gửi đến người đọc một thông điệp: Nên giữ gìn những nét đẹp văn hóa của dân tộc Câu 4. Nhận xét hình thức nghệ thuật của bài? - Phương thức biểu đạt là biểu cảm kết hợp với miêu tả, tự sự và nghị luận. - Lời văn trang trọng, tinh tế, giàu cảm xúc và đầy chất thơ. - Hình ảnh: Chọn lọc những chi tiết gợi nhiều liên tưởng sáng tạo - Giọng điệu: Nhẹ nhàng, sâu lắng - Ngôn ngữ: Tinh tế Câu 5. Theo em, vì sao tác giả lại khẳng định: Cốm là món quà sêu tết? - Cốm thích hợp với lễ vật siêu tết bởi cốm là thức dâng của đất trời, mang trong nó hương vị vừa thanh nhã vừa đậm đà hương vị của đồng quê nội cỏ. Nó còn thích hợp với lễ nghi văn hóa nông nghiệp lúa nước. II. Ôn tập Văn bản Sài Gòn tôi yêu – Minh Hương 1. Nội dung: - Sài Gòn mang vẻ đẹp của một đô thỉ trẻ trung hòa hợp - Người Sài Gòn có nhiều đức tính tốt đẹp như hồn nhiên, trung thực lễ độ tự tin. - Đó là mảnh đất đáng để chúng ta yêu mến. - Sự am hiểu Sài Gòn nhất là tình yêu với Sài Gòn thật nồng nàn, say đắm chân thành nồng hậu của tác giả làm nên sức truyền cảm của bài viết. 2. Nghệ thuật: - Tác giả giới thiệu Sài Gòn một cách độc đáo, hay và hấp dẫn. - Dùng nhân hóa Sài Gòn như một con người lạ lùng kết hợp cách so sánh và diễn đạt theo kiểu đối lập "Sài Gòn vẫn trẻ tôi thì đương già". - Sử dụng những con số độc đáo "Ba trăm năm so với ngàn năm tuổi của đất nước" để khẳng định cái trẻ chung năng động của Sài Gòn. - Lời văn biểu cảm kết hợp giữa biểu cảm trực tiếp và biểu cảm gián tiếp kết hợp yếu tố tự sự và miêu tả, nghị luận. * Câu hỏi ôn tập: Hoạt của thành phố, cư dân và phong cách của con người Sài Gòn. Câu 1. Thiên nhiên và khí hậu Sài gòn được tác giả cảm nhận qua nét riêng biệt nào? Trả lời: - Những hiện tượng thời tiết với những nét riêng: Nắng sớm, gió lộng buổi chiều, cơn mưa nhiệt đới ào ào và mau dứt. - Sự đổi thay nhanh chóng, đột ngột của thời tiết: Trời đang ui ui buồn bã bỗng nhiên trong vắt lại như thuỷ tinh. - Cảm nhận về không khí, nhịp điệu cuộc sống đa dạng của thành phố ở nhiều thời khắc khác nhau như đêm khuya, giờ cao điểm, buổi sáng tinh sương. Câu2. Nhận xét tình cảm của tác giả với Sài gòn? - Đó là một tình yêu nồng nhiệt, sâu sắc, yêu từ những gì gần gũi, thân quen, từ thiên nhiên đến con người, đến cả những "trái chứng giở trời" của thời tiết trong tâm trí tác giả cũng trở nên thành những cái đáng nhớ, đáng yêu. Câu 3. Nêu những đặc điểm trong nghệ thuật biểu cảm của văn bản? - Văn bản được thể hiện dưới dạng tùy bút, ghi lại những cảm nhận của tác giả. - Biểu cảm kết hợp miêu tả. III. Ôn tập Văn bản Mùa xuân của tôi – Vũ Bằng. 1. Nội dung: - Bài văn viết về cảnh sắc và không khí mùa ở đất bắc trong những ngày rằm tháng giêng. - Khi mùa xuân đến tác tác giả bồi hồi nhớ lại mùa xuân ở miền Bắc, mùa xuân của Hà Nội trong tâm trạng náo nức, tha thiết, nồng nàn và cũng rất trân trọng vẻ đẹp của đời sống, của thiên nhiên, đất nước. Cụ thể: + Cảnh sắc mùa xuân Hà Nội và miền Bắc được tác giả miêu tả: Cảnh sắc thiên nhiên: Tác giả đã gợi được thời tiết, khí hậu đặc biệt của mùa xuân, vừa có cái lạnh của mưa riêu riêu, gió lành lạnh của mùa đông còn vương lại, có cái ấm áp nồng nàn của khí trời mùa xuân. Đó còn là của tiếng nhạn kêu, tiếng trống trèo, câu hát huê tình của cô gái đẹp. Không khí mùa xuân còn được thể hiện trong đời sống gia đình, trong không khí đoàn tụ êm đềm. Khung cảnh bàn thờ phật, bàn thờ thánh, bàn thờ tổ tiên với đèn nến, hương trầm. Mùa xuân đã khơi dậy ở thiên nhiên, con người sức sống tiềm tàng và làm cho nó trở nên mạnh mẽ, làm bừng dậy lòng yêu đời, khát khao sống và yêu thương. "Nhựa sống ở trên người căng lên như máu căng lên trong lộc của loài nai, như mầm non của cây cối, nằm im mãi không chịu được phảI trồi ra thành những cái lá nhỏ li ti..". Qua cách miêu tả này tác giả muốn thể hiện cảnh sắc mùa xuân ở Hà Nội và miền Bắc có một vẻ đẹp riêng biệt, thơ mộng nhưng cũng dào dạt tình người. + Không khí và cảnh sắc thiên nhiên từ sau ngày giằm tháng giêng có nét đẹp riêng biệt: Trời đất: Trời hết nồm, mưa xuân bắt đầu thay thế cho mưa phùn.. Thấy những vệt xanh tươi trên trời. Thiên nhiên: Đào hơi phai nhưng nhuỵ vẫn còn phong, cỏ không ướt xanh như cuối đông, đầu giêng, nhưng trái lại, lại nức một mùi hương man mác. Ở đây tác giả tập trung miêu tả những nét riêng của trời đất, thiên nhiên, không khí mùa xuân. Bằng một loạt hình ảnh so sánh, tác giả đã làm nổi bật cảnh sắc mùa xuân từ sau ngày giằm tháng giêng Qua đó thể hiện tác giả không chỉ là người am hiểu thiên nhiên mà còn rất yêu thiên nhiên, biết trân trọng cuộc sống và tận hưởng những vẻ đẹp của cuộc sống. 2. Nghệ thuật: - Tác giả đã bộc lộ sự quan sát, sự cảm nhận rất tinh tế trong từng chi tiết miêu tả ngoại cảnh. * Bài tập: Câu 1. Bài văn "Mùa xuân của tôi" viết về cảnh sắc và không khí mùa xuân ở đâu? Trong hoàn cảnh nào? – Bài tuỳ bút này tái hiện cảnh sắc thiên nhiên và không khí mùa xuân trong tháng giêng ở Hà Nội và miền Bắc qua nỗi nhớ thương da diết của một người con xa quê. – Khi viết tác phẩm này, tác giả đang sống ở miền Nam, vì điều kiện công tác phải xa Hà Nội, xa miền Bắc. Câu 2. Em có nhận xét gì về ngon ngữ và giọng điệu của đoạn văn miêu tả cảnh sắc khi mùa xuân đến? – Ngôn ngữ miêu tả tinh tế, thiên về gợi cảm, giọng điệu da diết, tràn đầy cảm xúc đã miêu tả một hình ảnh mùa xuân tràn đầy sức sống. Câu 3. Trong bài "Mùa xuân của tôi", qua việc tái hiện những cảnh sắc và không khí, tác giả đã thể hiện sự tinh tế, nhạy cảm trước thiên nhiên từ sau ngày rằm tháng giêng như thế nào? – Qua việc tái hiện những cảnh sắc và không khí ấy đã thể hiện tác giả là một người am tường những phong tuc tập quán, những nét văn hóa trong tâm hồn người xứ Bắc. Đồng thời thể hiện sự quan sát tinh tế những thay đổi của thiên nhiên. Chúc các em học tốt. Thân ái!