Ngữ văn 12 - Việt Bắc của Tố Hữu

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Swaka Nguyệt Lam, 5 Tháng mười 2021.

  1. Swaka Nguyệt Lam Giai Nguyệt Lam

    Bài viết:
    631

    - Tố Hữu -

    [​IMG]



    PHẦN I: TÁC GIẢ TỐ HỮU


    I. Vài nét về tiểu sử


    - Tố Hữu (1920 -2002) quê ở Thừa Thiên - Huế.

    - Vào tuổi thanh niên, ông tham gia phong trào cách mạng và trở thành người lãnh động chủ chốt của Đoàn Thanh niên Dân chủ ở Huế, năm 1938 ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương.

    - Tháng 4/1939 đến tháng 3/1942 ông bị thực dân Pháp bắt giam qua nhiều nhà tù ở miền Trung và Tây Nguyên.

    - Tháng 3/1942 ông vượt ngục, tìm đường ra Thanh Hóa, tiếp tục hoạt động cách mạng.

    - Tháng 8/1945 ông là chủ tịch Ủy ban khởi nghĩa ở Huế.

    - Kháng chiến toàn quốc diễn ra, ông công tác ở cơ quan Trung ương Đảng, phụ trách về văn hóa văn nghệ.

    - Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ, mãi cho đến năm 1986, ông liên tục giữ những vị trí trọng yếu trong bộ máy lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Năm 1996, ông được Nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn hóa nghệ thuật.


    II. Con đường cách mạng, đương thơ

    - Tố Hữu là một trong những lá cờ đầu tiên của nền văn nghệ cách mạng Việt Nam. Các chặng đường thơ của Tố Hữu luôn gắn liền và phản ánh chân thật những chặng đường cách mạng đầy gian khổ, hi sinh nhưng cũng nhiều thắn lợi vinh quang của dân tộc, đồng thời cũng là những chặng đường vận động trong quan điểm tư tưởng và bản lĩnh nghệ thuật của chính nhà thơ.

    - Các tập thơ:


    • Từ ấy (1937-1946)
    • Việt Bắc (1946 - 1954)
    • Hai tập thơ "Ra trận" (1962 - 1971) và tập "Máu và hoa" (1972 - 1977)
    • "Một tiếng đờn" (1992) và "Ta với ta" (1999)



    III. Phong cách thơ Tố Hữu


    - Về nội dung, thơ Tố Hữu mang tính chất trữ tình chính trị sâu sắc:


    • Hồn thơ Tố Hữu luôn hướng về cái ta chung với lẽ sống lớn, tình cảm lớn, niềm vui lớn của con người cách mạng, của cả dân tộc.
    • Thơ Tố Hữu mang đậm tính sử thi, coi những sự kiện chính trị lớn của đất nước là đối tượng thể hiện chủ yếu, luôn đề cập đến những vấn đề có ý nghĩa lịch sữ và c1 tích chất toàn dân. Cảm hứng chủ đạo trong thơ Tố Hữu là cảm hứng lịch sử - dân tộc, chứ không phải là cảm hứng thế sự, đời tư.

    - Nghệ thuật biểu hiện trong thơ Tố Hữu mang tính dân tộc rất đậm đà.

    • Về thể thơ, Tố Hữu có những tiếp thu tinh hoa của phong trao thơ mới, của thơ ca thế giới cổ điện và hiện đại, nhưng ông đặc biệt thành công khi vận dụng những thể thơ truyền thống của dân tộc.
    • Về ngôn ngữ, Tố Hữu không chú ý sáng tạo những từ mới, cách diễn đạt mới mà ông thường sử dụng những từ ngữ và cách nói quen thuộc với dân tộc.

    - còn tiếp -
     
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...