CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA Mở Bài: Nguyễn Minh Châu được xem là một trong những cây bút tiên phong của nền văn học Việt Nam thời kì đổi mới, là "người mở đường tinh anh và tài năng" (Nguyên Ngọc). Những sáng tác của ông đều xuất phát từ cảm hứng thế sự, đời tư mang đậm chất triết lý nhân sinh trong giai đoạn văn học mới, khác xa cảm hứng sử thi lãng mạn quen thuộc trước năm 1975. Truyện ngắn "Chiếc thuyền ngoài xa" là một sáng tác thuộc giai đoạn thứ hai của nhà văn. Đặc biệt, đến với tác phẩm, ta bắt gặp (đề bài) "..." Qua đoạn trích "..." Truyện ngắn "Chiếc thuyền ngoài xa" lúc đầu được in trong tập "Bến quê", sau được nhà văn lấy làm tên chung cho một tập truyện ngắn (in năm 1987). Truyện in đậm phong cách tự sự triết lý của Nguyễn Minh Châu, tiêu biểu cho hướng tiếp cận đời sống từ góc độ thế sự của nhà văn cùng những chiêm nghiệm sâu sắc của ông về "nghệ thuật và cuộc đời". Gói gọn trong truyện là những suy tư, trăn trở của ông về gánh nặng mưu sinh giam hãm vợ chồng người dân làng chài trong cảnh tối tăm, đói khổ, bấp bênh. Đoạn trích trên là.. Đề 1: Phát hiện thứ nhất của nghệ sĩ Phùng Bấm để xem Nhà thơ Nguyễn Đình Thi chia sẻ: "Nói đến nghệ thuật tức là nói đến sự cao cả của tâm hồn. Đẹp tức là một cái gì cao cả", và bức ảnh "đắt trời cho" mà Phùng vừa thu được từ bãi xe tăng hỏng cũng được coi là một định nghĩa về cái đẹp thực sự. Bởi khi bắt được cảnh tượng này, người nghệ sĩ Phùng đã không khỏi xúc động. Thế cho nên, đó phải là một cái đẹp đạt đến tuyệt hảo thì mới có thể khiến anh choáng ngợp đến vậy. 1/ Phát hiện thứ nhất của nghệ sĩ Phùng: Cảnh đắt giá trời cho - Thời gian: Buổi sáng tháng bảy sau cơn mưa ở vungf biển miền Trung, đây là một cảnh hiếm. - Đó là bức ảnh "cảnh chiếc thuyền lưới vó với vài bóng người lớn lẫn trẻ con ngồi im phẳng phắc như tượng trên mui khum khum, đang hướng mặt vào bờ". Nhưng đó lại như "một bức tranh tàu mực của một danh họa thời cổ". Bởi từ đường nét đến ánh sáng đều hài hòa và đẹp, "mũi thuyền in một nét mơ hồ lòe nhòe vào bầu sương mù trắng như sữa có pha đôi chút màu hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vào. - Một vẻ đẹp" đơn giản "nhưng" toàn bích ". Và chính vẻ đẹp giản dị đạt đến độ toàn bích đã là một biểu trưng cho cái đẹp. - Điều đó khiến trái tim người nghệ sĩ suốt đời đi săn lùng cái đẹp như Phùng cảm thấy như có" cái gì đó bóp thắt chặt trái tim lại ". Và đây là lần đầu tiên, Phùng cảm nhận được" cái đẹp chính là đạo đức ", cái đẹp chính là cái thiện. Đứng trước cái đẹp, chúng ta cảm thấy tâm hồn mình như được gột rửa, thanh tao và nhẹ nhàng hơn, không phải vướng bận hay hoài nghi về những chuẩn mực thì đó chính là cái đẹp, cái đạo đức thực sự. => Khung cảnh đẹp đến mức nghệ sĩ Phùng" gác máy lên bấm "liên thanh" một hồi hết một phần tư cuốn phim, thu vào chiếc Pra-ti-ca cái khoảnh khắc hạnh phúc tràn ngập tâm hồn mình, do cái đẹp tuyệt đỉnh của ngoại cảnh vừa mang lại ". => Cuộc đời vẫn tồn tại cái đẹp, nhưng cần thu ngắn khoảng cách để có cái nhìn toàn diện hơn. Đề 2: Phát hiện thứ hai của nghệ sĩ Phùng Bấm để xem Với những nỗ lực hết mình cho nghệ thuật, Phùng đã được đền đáp xứng đáng với" bức ảnh đắt trời cho ". Nhưng" cuộc sống vốn không đơn giản ", con người là một bản thể thật khó hiểu, khó đoán, và khó đánh giá nếu như chỉ nhìn bề ngoài. Và chỉ cần chưa đầy mấy phút sau, khi chính cái con thuyền, chính cái vẻ đẹp toàn bích mà Phùng vừa thu được, chính những con người trong cái bức ảnh" đắt trời cho "ấy làm phơi bày ra cho anh một ảnh tượng đến ngỡ ngàng, một cái hiện tượng mà anh phải" há hốc mồm "ngạc nhiên. 1/ Phát hiện thứ hai của nghệ sĩ Phùng: Cảnh đời thực, tàn nhẫn, trần tục A/ Sự thật 1: Đằng sau cái bức ảnh" đẹp toàn bích "ấy chính là cái xấu, cái ác, cái tàn bạo * Cái xấu của đời sống: - Những con người trên thuyền mà Phùng ngỡ" đẹp từ chân tơ kẽ tóc "lại là một người đàn bà trạc ngoài bốn mươi, một thân hình quen thuộc của người vùng biển, mặt rỗ, tái nhợt vì thức đêm đánh lưới". - Đó là một người đàn ông "lưng rộng và to như lưng con gấu, chân đi chữ bát", hoang dã, thô kệch với tóc tổ quạ, hàng lông mày rủ xuống hai con mắt đầy vẻ độc dữ ". => Cả hai con người bước ra từ bức ảnh đều gợi đến những điều thô kệch, xấu xí chứ không hề đẹp như khi họ ngồi ở trên chiếc thuyền và cách xa bờ. => Hiện thực cuộc sống là những" bản lề "mở ra cảnh cửa đời sống mà vốn nhìn từ bên ngoài nó là một vườn hoa hồng, nhưng để hái được hoa hồng, thì phải bước sâu vào, và phải chịu sự đau đớn từ nhưng mũi gai đâm. Nhưng không sao, nếu chỉ là những" đường nét ", những" sự thật lung linh "này thì chúng ta cũng dễ dàng cảm thông, khi đó là những" ngổn ngang của biết bao muôn mặt đời thường ", làm sao có thể tránh được, bỏ đi được những vết bút chì còn sót lại, những" thô ráp "của cuộc đời. * Cái ác, cái tàn bạo: Là cảnh bạo lực gia đình - Nhưng tất cả lại chưa dừng lại ở đó, cái sự thật ngỡ ngàng của câu chuyện không đơn giản mà kết thúc ở đó. Nếu như cái vẻ đẹp của" bức ảnh đắt trời cho "là biểu trưng của cái thiện, của cái đạo đức thì những gì mà người đàn ông đã làm đối với người đàn bà lại là sự ám ảnh của cái ác, cái tàn bạo. Và đây mới chính là điều làm cho người nghệ sĩ Phùng đau xót nhất. - Cái lời nói phá tan bức ảnh của" đạo đức "lại là một lời gợi ra cái ác, một lời đe dọa:" Cứ ngồi yên đấy. Động đậy tao giết cả mày đi bây giờ "(lời nói của người đàn ông vọng lên thuyền). - Lão lập tức trở nên hùng hổ, mặt đỏ gay, lão rút trong người ra một chiếc thắt lưng của lính ngụy ngày xưa," lão trút cơn giận như lửa cháy bằng cách dùng chiếc thắt lưng quật tới tấp vào lưng người Đàn bà, lão vừa đánh vừa thở hồng hộc, hai hàm răng nghiến ken két, cứ mỗi nhát quất xuống lão lại nguyền rủa bằng cái giọng rên rỉ đau đớn: "Mày chết đi cho ông nhờ. Chúng mày chết hết đi cho ông nhờ!". => Cái đẹp ở ngoài xa, khi "tịnh tiến" gần lại là cái xấu, cái ác, cái tàn bạo. b/ Sự thật 2: "Cái đẹp là biểu trưng của cái thiện, của đạo đức", nhưng khi lại gần cái đẹp lại là cái vô đạo đức. - "Cái đẹp là biểu tượng của cái thiện, của đạo đức", nhưng cũng chính cái đẹp khi tịnh tiến lại gần, nó không chỉ là cái ác, cái xấu, cái bạo hành mà còn "đập vỡ" những suy nghĩ giản đơn trong tất cả chúng ta. Nó thực chất còn là cái "vô đạo" hay nói đúng hơn là "lỗi đạo". - Người đàn ông không hiểu vì nguyên nhân gì, mà đánh vợ. Cái trận bạo hành mà người đàn bà vừa hứng chịu lại không phải đến từ những người xa lạ, mà đến từ chính cánh tay của chồng mình. Lại lạ kì thay, người đàn bà ấy "lại không chống trả, không van xin, không kêu là mà cam chịu, nhẫn nhục chịu đòn". => Câu chuyện đánh vợ này không phải là đột ngột, không phải là do người đàn bà này đã "làm nên tội với chồng", cãi chồng mà bị đánh. Nó như là một nghi thức, một thói quen, một cái nếp cần phải có trong cuộc sống hàng ngày của họ. Thế nên, dù có nằm mơ Phùng cũng không thể nào tưởng tượng được. Anh "vứt chiếc máy ảnh xuống đất chạy nhào tới". - Cái vô đạo, lỗi đạo còn nằm ở chỗ, con đánh cha, cha đánh con. Thằng con ra sức bảo vệ mẹ mà đánh bố, "nó nhảy xổ vào cái lão đàn ông", "nó giằng chiếc thắt lưng, liền rướn thẳng người vung chiếc khóa sắt quật vào giữa khuôn ngực trần vạm vỡ cháy nắng của bố nó". - Rồi người đàn ông phản ứng bằng cách liền dang thẳng cánh cho thằng bé hai cái tát khiến thằng nhỏ Lảo đảo ngã dúi xuống cát ". => Chồng đánh vợ là cái vô đạo, điều đó từ trước đến nay, đặc biệt là ở một xã hội" nam quyền "thì người phụ nữ vẫn là người chịu nhiều thua thiệt về mình. Nhưng cảnh con đánh bố, bố tát con thì nó không đơn giản chỉ là cái vô đạo nữa, mà là lỗi đạo. Nó làm cho tôn ti trật tự của một gia đình đảo lộn," con đánh bố "," bố tát con "," mẹ quỳ lạy van xin con ".. một loạt các hình ảnh khó có thể tưởng tượng được cứ thi nhau diễn ra. => Gióng lên hồi chuông cảnh báo về bạo lực gia đình, đồng thời Phùng nhận ra cuộc sống chứa đầy nghịch lí. 2/ Bài học rút ra :(đọc chơi chơi thôi nha mấy bạn, ưng thì viết hổng ưng thì thôi) - Nghệ thuật sẽ chỉ là một sự đối chọi, va chạm nếu không xuất phát từ hiện thực. - Đứng trước cảnh bạo lực, anh không còn nghĩ gì đến nghệ thuật mà chỉ hành động để cứu người đàn bà hàng chài đang bị đánh. Dù không thể ngăn chặn được sự tiếp diễn của câu chuyện, không thể ngăn cho cái" lỗi đạo "diễn ra, nhưng phản ứng của Phùng đã cho thấy sự nghiệm ra của nghệ thuật. Cái thứ nghệ thuật đẹp như" mơ "của mình hóa ra lại được phủ một lớp sơn màu quá bóng, quá ảo diệu, ảo diệu đến mức che khuất đi hết tất thảy hiện thực sau đó. Hóa ra, ẩn đằng sau thứ nước rửa ảnh lung linh ấy lại là một cái hiện thực gai góc, nghiệt ngã mà cay đắng đến thế. Phần kết: Nhà văn Nguyễn Minh Châu đã xây dựng tình huống truyện đặc sắc, hấp dẫn, mang ý nghĩa khám phá về đời sống cùng nghệ thuật kể chuyện độc đáo với người kể chuyện là nghệ sĩ Phùng, tạo ra điểm nhìn trần thuật sắc sảo. Qua đoạn trích, nhà văn đã thể hiện niềm cảm thương sâu sắc với những nhân vật sống kiếp nghèo khó, bất hạnh, song song với nó là sự nâng niu, trân quý những nét đẹp trong tâm hồn con người và cũng là lòng tin vào khả năng vươn dậy của họ. Với" Chiếc thuyền ngoài xa ", đặc biệt qua (đề bài) trong đoạn trích"... " Nhà văn Nguyễn Minh Châu đem đến những nhận thức sâu sắc về con người, về cuộc đời, trải lên những trang văn của mình bằng cái nhìn đa chiều. Bằng tình huống truyện đặc sắc, hấp dẫn, thông qua người kể chuyện là nghệ sĩ Phùng tạo ra điểm nhìn trần thuật sắc sảo, nhà văn đã thu hẹp ống kính trong phạm vi cuộc sống một gia đình nhưng lại mở ra cả một vấn đề xã hội - vấn đề nhân sinh. Điều thống nhất trong hành tình sáng tạo của tác giả là nỗi lo âu đầy khắc khoải về con người, về cuộc sống. Đây cũng là lí do suốt cuộc đời cầm bút, nhà văn hi vọng:" Văn học sinh ra để giữ gìn trong từng con người - một cái gì hết sức mong manh và luôn run rẩy.. Một cái gì đó thật là như vậy, nhưng thiếu nó trong con người thì y rằng con người ấy không thể sống giữa quần thể loài người được, và trở thành một tai họa cho loài người."