Ngữ văn 11 Phân tích chất thép và chất tình trong bài thơ Chiều tối - Hồ Chí Minh

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Phượng ớt 911, 11 Tháng chín 2021.

  1. Phượng ớt 911

    Bài viết:
    2
    Sóng Hồng từng nhận định: "Thơ là hiện thực là cuộc đời và thơ còn là thơ nữa" Đúng vậy, thơ theo dấu chân Bác suốt cuộc đời mình để phục vụ cho cách mạng và ẩn sâu trong thơ Bác luôn là những tư tưởng cảm xúc của con người dạt dào tình yêu. Trong quá trình tìm lại tự do cho dân tộc bác vượt muôn trùng khó khăn khổ cực tuy nhiên ở Người vẫn ánh lên tinh thần lạc quan yêu đời vô bờ bến. "Chiều tối" trích trong tập thơ "Nhật kí trong tù" là minh chứng tiêu biểu cho nét đặc trưng ấy của Bác. Vần thơ đó khi thì cứng cỏi, kiên cường, lúc lại vút cao lên âm điệu thiết tha ngọt ngào của tình người.

    Bài thơ "chiều tối" khi Hồ Chí Minh đang trên đường chuyển lao từ nhà ngục Tĩnh Tây đến nhà ngục Thiên Bảo. Như tên gọi, bài thơ là bức tranh vẽ cảnh hoàng hôn. Chiều tối này không giống như bất kì chiều tối nào. Đây là cảnh chiều tối qua đôi mắt cùa người tù Hồ Chí Minh "'đi bộ năm mươi hai cây số" "tay bị trói, cổ đeo xích" ngang qua một vùng sơn dã. Bài thơ thể hiện một phong cách nghệ thuật nhất quán là sự thống nhất trong đa dạng của tập "Nhật kí trong tù". Đó chính là sự vận động của hình tượng thơ, trong thơ Bác bao giờ cũng từ bóng tồi hướng ra ánh sáng, từ lạnh lẽo đến ấm áp, từ nỗi buồn đến niềm vui. Bức tranh chiều tối được nhìn qua cặp mắt của người tù đày hiện ra với khung cảnh thiên nhiên núi rừng hiu quạnh:

    "Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ

    Cô vân mạn mạn độ thiên không."

    (Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ,

    Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không)

    Xuất hiện trong hai câu thơ đầu của Chiều tối, hình ảnh thơ hiện lên qua bút pháp ước lệ quen thuộc trong thơ cổ. Trong sự mệt mỏi gian lao vất vả trên đường chuyển lao, Bác cũng nhìn thấy cánh chim cũng mệt mỏi giống Người. Cái nhìn của nhà thơ không đơn thuần là cái nhìn thưởng thức mà còn gửi vào đó sự lưu luyến, trìu mến của một tấm lòng yêu thương vô hạn. Cánh chim nhỏ bé kia như có linh hồn khi. Có sự hòa hợp, cảm thông giữa tâm hồn nhà thơ với cảnh vật thiên nhiên. Cội nguồn của sự cảm thông ấy chính là tình yêu thương sâu xa của Bác dành cho mọi sự sống trên đời.

    Giữa thiên nhiên bao la hùng vĩ, con người và cảnh vật đều như dừng lại, chỉ có chòm mây ấy vẫn nhẹ nhàng trôi, càng làm nổi bật lên sự yên ắng, êm ả của buổi chiều tối nơi rừng núi. Theo nguyên bản, hai từ "cô vân" – nghĩa là "chòm mây lẻ loi, cô độc" và "mạn mạn" – nghĩa là "chậm chạp, lững lờ". Nhưng thật đáng tiếc, bản dịch đã đành mấy hai ý nghĩa quan trọng, theo đó, khung cảnh phần nào kém đi cái hiu quạnh vốn có của nó, mà lại có phần nhẹ nhàng, uyển chuyển, thanh thoát hơn, mất đi cái cô đơn, mệt mỏi của tác giả trên đường chuyển lao. Thơ cổ trung đại, cánh chim "bay đi nhanh, vào vô tận", chòm mây thì "bay đi hết, tan biến vào hư vô", tất cả đều toát lên vẻ thanh tao, thoát tục tựa như vần thơ trong Độc tọa kính đinh sơn của Lí Bạch:

    "Chúng điểu cao phi tận

    Cô vân độc khứ nhàn"

    Có điều trong thơ Hồ Chí Minh không phải là cảm giác khắc khoải mơ hồ của con người trước cõi trời hư không mà là sự ấm nồng hơi cuộc sống mà vẫn diễn tả sự cô độc ung dung tự nhiên, nỗi mệt mỏi đi đường của tác giả. Tuy chỉ hai câu thơ bảy chữ, nhưng cũng đã khiến cho người đọc tưởng tượng ra được cảnh chiều muộn nơi rùng núi thật mênh mông, âm u, vắng vẻ, quạnh quẽ. Đồng thời, cũng nói lên niềm mong ước quay trở về với quê hương, ước mong được tự do như đám mây kia. Qua đó ta thấy toát lên ở Bác một tâm hồn yêu thiên nhiên đến mức hòa hợp với thiên nhiên, một tâm hồn khát khao tự do, được trở về quê hương, Tổ quốc, với đồng bào, đồng chí.

    Raxun Gamzatop từng nhận định "Thơ sinh ra từ tình yêu". Phải chăng Từ trái tim người thi sĩ luôn ẩn chứa tình yêu con người, ở hai câu thơ cuối cái nhìn của bác hướng về cuộc sống sinh hoạt thường nhật của "xóm núi" với ánh mắt trìu mến, thương cảm:

    "Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc

    Bao túc ma hoàn, lô dĩ hồng

    (Cô em xóm núi xay ngô tối

    Xay hết, lò than đã rực hồng)"

    Giữa cảnh buồn của thiên nhiên như trong thơ cổ, cô sơn nữ hiện lên như một điểm sáng, làm cho cả bức tranh trở nên sinh động, vui tươi hơn. Cô gái đang miệt mài xay ngô bên lò than rực hồng để chuẩn bị bữa tối. Bản dịch thơ đã dịch từ "thiếu nữ" thành "cô em" làm mất đi nhiều sắc thái ý nghĩa. Cô gái xay ngô tuy là hình ảnh bé nhỏ giản dị, nhưng cô đang hăng say lao động, làm công việc nặng nhọc. Đó là hình ảnh trung tâm của bức tranh sinh hoạt lúc chiều tối. Trái lại, với thơ trung đại con người xuất hiện theo tính chất ước lệ, thường ẩn đi, chìm đi như muốn hòa vào thiên nhiên:

    "Lom khom dưới núi tiều vài chú

    Lác đác bên sông chợ mấy nhà"

    Bà Huyện Thanh Quan

    Trong 2 câu thơ cuối, Hồ Chí Minh khéo léo sử dụng biện pháp điệp liên hoàn "ma bao túc" "bao túc ma hoàn" vừa gợi lên vòng quay uyển chuyển đều đặn, liên tục của cối xay vừa thấy được nhịp điệu lao động hăng say, chăm chỉ cần mẫn của người lao động. Phải là một người yêu đời, yêu cuộc sống, yêu con người lao động vô cùng, một tâm hồn lạc quan, luôn hướng về sự sống mới có thể ghi lại một hình ảnh tinh tế của cô thôn nữ với cuộc sống lao động, sinh hoạt hàng ngày bình dị.

    Tứ thơ ở đây vận động từ bóng tối tới ánh sáng, thời gian chuyển dần theo cánh chim, bóng mây – từ chiều tà tới tối và điểm nhìn từ cô gái chuyển dần vào ánh lửa hồng, Mặc dù nhan đê bài thơ là Mộ (chiều tối) nhưng toàn bộ nguyên ác không có một chữ tối nào mà ngươi đọc vẫn hình dung ra bức tranh chiều tối bởi dùng thủ pháp chấm phá lấy ánh sáng miêu tả bóng tối ". Trong bản dịch thơ, người dịch đã thừa chữ" tối "làm giảm giá trị hình ảnh thơ.. Tứ thơ kết thúc bằng hinh ảnh" lô dĩ hồng "tỏa ra hơi ấm và ánh sáng, xua đi cái tăm tối lạnh lẽo của xóm núi. Chữ" hồng "chính là nhãn tự của bài thơ" làm sáng bừng lên câu thơ, thể hiện tinh thần lạc quan cách mạng của Người. Nó vang lên như một thanh âm trong trẻo giữa núi rừng, làm bừng sáng bức tranh nơi núi rừng, xua tan đi bóng tối, sưởi ấm tâm hồn cô đơn, hiu quạnh đang nhớ quê hương da diết của thi nhân. Va đúng như Hoàng Trung Thông nhận xét: "Một chữ hồng mà đủ sức cân lại với 27 chữ thơ kia, nó làm sáng cả câu thơ, cả bài thơ. Nó là nhãn tự (chữ mắt) của bài thơ" Trong thơ của Thôi Hiệu chữ "sầu" trong bài thơ Hoàng Hạc lâu cũng trở thành trụ cột là linh hồn của bài thơ:

    "Nhật mộ hương quan hà xứ nhị

    Yên ba giang thượng sử nhân sầu"

    Chất thép và chất tình tỏa ra từ bai thơ "Chiều tối". Cùng với đó là sự kết hợp hài hòa nhuẫn nhuyễn của chất cổ điển và hiện đại. Bằng tài năng và sự am hiểu sâu rộng vê thế giới thơ, Hô Chí Minh sử dụng điêu luyện thể thơ Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt đường luật. Bên cạnh đó là bút pháp chấm phá, lấy điểm vẽ diện, lấy động tả tĩnh càng khẳng định tài năng của Bác Hồ. Bác Hồ đã sống bằng cả trái tim nhuốm màu tình yêu và tinh thần sôi động thơ bác luôn chan chứa cảm xúc từ sâu trong trái tim, hướng về con dân Việt Nam. Nhà văn Nam Cao đã viết: "Khi người ta đau chân, người ta không còn tâm trí đâu để nghĩ đến người khác được.", để nói rằng, con người ta thường có xu hướng lo cho những đau khổ của bản thân. Thế nhưng, ở Bác Hồ – một người lúc nào cũng lo nỗi lo của dân tộc, của đất nước – vậy mà cũng vẫn luôn quan tâm đến những thứ nhỏ nhặt nhất, bình dị nhất. Đó chính là nhân cách cao đẹp của vị lãnh tụ vĩ đại của chúng ta.

    Tâm hồn thi sỹ và tinh thân thép của người tù cách mạng đã tạo nên thành công lớn cho sự nghiệp văn chương HCM. Trải qua hơn nửa thế kỉ với bao nhiêu thăng trầm của lịch sử, "Chiều tối" cho đến hôm nay vẫn còn nguyên giá trị của nó, vẫn được độc giả tìm đến với sự trân trọng, ngưỡng mộ.. Bài thơ đã làm người đọc xúc động trước tình cảm nhân ái, bao la của người chiến sĩ cộng sản Hồ Chí Minh dù trong hoàn cảnh tù đày nơi đất khách quê người nhưng Người vẫn vượt lên hết tất cả sự đày đọa, khổ đau về thể xác để đưa người đọc đến với những vần thơ hay tuyệt bút bằng 1 trái tim mà Tố Hữu đã từng thốt lên rằng:

    "Bác ơi tim bác mênh mông thế

    Ôm cả non sông trọn kiếp người"
     
    Aquafina thích bài này.
Trả lời qua Facebook
Đang tải...