Ngôn ngữ và văn hóa các dân tộc thiểu số ở các nước đông nam á

Thảo luận trong 'Khoa Học' bắt đầu bởi crush, 6 Tháng mười một 2021.

  1. crush

    Bài viết:
    2
    TIỂU LUẬN HẾT HỌC PHẦN NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á

    ĐỀ TÀI: VỊ THẾ CỦA TIẾNG MELAYU TRONG KHU VỰC ĐÔNG NAM Á HIỆN NAY

    MỞ ĐẦU

    1. Lý do chọn đề tài


    • Đông Nam Á – Southeast Asian (SA) là một khu vực chiến lược nằm phía Đông Nam của châu Á, và có tầm quan trọng hàng đầu trên thế giới với 11 quốc gia lớn mạnh. Trong đó, 10 quốc gia là thành viên chính thức của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASEAN bao gồm Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan, Việt Nam và quốc gia còn lại là quan sát viên của tổ chức này – Đông Timor.
    • Là một khu vực không chỉ vị trí chiến lược (vùng rộng lớn nằm chắn ngang tất cả các con đường hàng hải từ Ấn Độ Dương sang Thái Bình Dương) mà còn là một khu vực của địa lí thuận lợi. Từ buổi bình minh của lịch sử khu vực, Đông Nam Á đã giữ một vai trò đặc biệt trên con đường buôn bán Đông – Tây, và là nơi gặp gỡ, gio thoa các nền văn hóa lớn trên thế giới.
    • Vì có nhiều điểm tương đồng về vị trí, nên các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á mang đặc điểm rất đặc sắc là "tính thống nhất trong đa dạng". Đặc điểm này được thể hiện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống: Văn hóa, kinh tế, chính trị, lịch sử.. Tính thống nhất và tính đa dạng luôn tồn tại song song với nhau, bổ sung cho nhau và tạo nên bản sắc của khu vực Đông Nam Á. Đây chính là nhân tố, là nền tảng, là chất kết dính các nước thắt chặt quan hệ với nhau, và giúp các quốc gia gần gũi với nhau.
    • Tiếng Melayu hay còn gọi là tiếng Mã Lai (chữ Latinh: Bahasa Melayu), là khái niệm dùng để chỉ tiếng Malay trước đây. Hiện nay, tiếng Melayu là ngôn ngữ chung cho nhiều dân tộc ở khu vực Đông Nam Á hải đảo. "Tổng số người nói tiếng Melayu hiện nay rơi vào khoảng trên dưới 200 triệu." 1

    2. Tổng quan đề tài

    • Trước đó đã có rất nhiều công trình đi trước miêu tả về ngôn ngữ Melayu, chẳng hạn như: Các ngôn ngữ phương Đông (2001) do tác giả Mai Ngọc Chừ làm chủ biên, đã mô tả rõ nét những vai trò khi là ngôn ngữ chính của ngữ hệ Nam Đảo; bên cạnh ngữ âm, từ vựng – cấu tạo từ, và cả ngữ pháp của tiếng Melayu; Tiếng Melayu – Bahasa Melayu (2000) của Mai Ngọc Chừ; Cộng đồng melayu: Một số vấn đề đang được đặt ra về ngôn ngữ (2001), thuộc Nghiên cứu Đông Nam Á, số 3 của Mai Ngọc Chừ; Góp phần tìm hiểu vai trò của ngôn ngữ quốc gia ở các nước Đông Nam Á hải đảo (2000), Khóa luận tốt nghiệp của Trịnh Thị Thùy Vân.
    • Ngoài những công trình nghiên cứu, còn có những tạp chí, hay những bài khoa học liên quan mật thiết đến ngôn ngữ này, chẳng hạn như: Sự thay đổi của chính sách ngôn ngữ đối với nền giáo dục của Malaysia của Nguyễn Thị Vân, Khoa Việt Nam học và Tiếng Việt, Trường ĐHKHXH&NV; 1 Trần Thị Thu Hà, Bài tập chuyên đề: Lịch sử; K54 CLC, tr. 30 Kế hoạch hóa ngôn ngữ trong giáo dục ở Malaysia (2009) của tác giả Nguyễn Thị Vân, được in trong tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội; Bối cảnh và Chính sách ngôn ngữ ở Malaysia (2001) của nhà xuất bản ĐHQGHN.
    • Hay các quan điểm về vị thế khác nhau cũng được nhìn nhận khác biệt: Phản ánh góc nhìn của những nhà khoa học nước ngoài nổi tiếng về lí luận "vị thế", Chung Á và Nguyễn Đình Tấn đã thể hiện thành công qua công trình Nghiên cứu Xã hội học, do Nhà xuất bản chính trị quốc gia (1997) ; Những quan điểm dưới góc nhìn của xã hội học (bộ môn khoa học nghiên cứu về xã hội), Xã hội học đại cương, của tác giả Tạ Minh, được xuất bản bởi NXB Đại học quốc gia TP. HCM (2007). Công trình này là sự kế thừa quan điểm cũng như góc nhìn về vai trò hiện tại của ngôn ngữ Melayu với các nước Đông Nam Á hải đảo. Ngoài ra, trong bài tìm hiểu của mình, tôi có tham khảo những số liệu thống kê từ những trang từ điển lớn như Wikipedia, hay những bài báo được trích dẫn minh bạch. Bên cạnh đó, là sự mở rộng tìm hiểu và tổng hợp những thực trạng của việc sử dụng ngôn ngữ này tại các nước Đông Nam Á, đặc biệt với các nước Đông Nam Á hải đảo.
    • Mặt khác, trong quá trình tìm hiểu không tránh khỏi những sai sót, tôi mong sẽ nhận được nhiều ý kiến góp ý, và xin trân trọng cảm ơn.

    3. Đối tượng nghiên cứu Ngôn ngữ/Tiếng Melayu: Thực trạng sử dụng tiếng; Vai trò của tiếng.

    4. Phạm vi nghiên cứu Hiện trạng sử dụng của tiếng Melayu tại các nước Đông Nam Á.

    5. Mục tiêu nghiên cứu

    • Tìm hiểu và miêu tả bức tranh ngôn ngữ thiểu số Đông Nam Á nói chung, tiếng Melayu nói riêng.
    • Hiện trạng sử dụng ngôn ngữ đó ở Đông Nam Á.
    • Đối chiếu vai trò của ngôn ngữ này trong bức tranh ngôn ngữ chung ở Đông Nam Á và Đông Nam Á hải đảo.

    6. Mục đích nghiên cứu Có cái nhìn tổng quan về bức tranh ngôn ngữ, văn hóa Đông Nam Á nói chung và bức tranh ngôn ngữ nói riêng. Nắm bắt vị thế của tiếng Melayu trong khu vực Đông Nam Á.

    PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

    1. Một vài nét về bức tranh ngôn ngữ dân tộc thiểu số ở Đông Nam Á

    Đông Nam Á là một khu vực đông dân, với dân số của 11 quốc gia này chiếm 10% dân số thế giới hiện nay. Mặt khác, quá trình đô thị hóa diễn ra ở các nước Đông Nam Á khá nhanh, vì thế tỷ lệ dân thanh thị ở các nước trong mấy thập niên gần đây tang nhiều. Theo số liệu của Quỹ Dân số Liên Hiệp Quốc (UNFPA) tỷ lệ thị dân ở các nước Đông Nam Á như sau:

    Bên cạnh đó, các nước Đông Nam Á "đều là quốc gia đa tộc, không có nước nào là quốc gia đơn tộc" [Nguyễn Quốc Lộc, (2007) ] . Gồm 11 quốc gia rộng lớn vừa phong phú về văn hóa, nghệ thuật, kiến trúc.. vừa đa dạng về xã hội với các anh em dân tộc, minh chứng như Việt Nam là một đất nước với 54 dân tộc, trong đó có 53 dân tộc là dân tộc thiểu số. Hay chỉ là một hòn đảo nhỏ nhưng Singapore là một quốc gia đa tộc người. "Theo chỉ số Worldmeter năm 2017, dân số Singapore là 5.758.425 người, trong đó có khoảng 76, 8% số người gốc Hoa, 13, 9% người Mã Lai, 7, 9% gốc Ấn Độ, 1, 4% là các tộc người khác." 2 Cũng theo Nguyễn Quốc Lộc các quốc gia đa tộc được chia ra làm 4 nhóm như sau:

    • Nhóm I: Các nước có tộc người chủ thể chiếm từ 80 đến 94% dân số cả nước; gồm Việt Nam và Campuchia.
    • Nhóm II: Các nước có tộc người chủ thể chủ thể chiếm từ 50 đến 79%, gồm Singapore, Myanma, Lào, Brunei, Malaysia, Thái Lan.
    • Nhóm III: Các nước có tộc người chủ thể chiếm tỷ lệ từ 1/3 đến dưới ½ dân số cả nước gồm ba nước còn lại.
    • Nhóm IV: Các quốc gia không có tộc người nào chiếm tới 1/3 dân số cả nước. Bên cạnh tộc người chủ thể có rất nhiều tộc người khác cùng cư trú, sinh sống. Xác định số lượng tộc người và danh mục các tộc người trong từng nước Đông Nam Á là một nhiệm vụ khoa học quan trọng và rất phức tạp.

    Với đặc điểm đa dạng về tộc người như vậy nên Đông Nam Á cũng là quốc gia đa ngôn ngữ. Các dân tộc ở từng nước nói các ngôn ngữ khác nhau. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là, có bao nhiêu ngôn ngữ được các dân tộc nước ta sử dụng và mối quan hệ giữa dân tộc và ngôn ngữ. Qua đó, có thể thấy một bức tranh ngôn ngữ đa dạng về thành phần, phức tạp về địa vực cư trú, nhưng lại rất thống nhất.

    2. Khái niệm "vị thế". Vị thế ngôn ngữ là gì?

    • Theo quan niệm của I. Robertsons3, vị thế là một vị trí xã hội. Mỗi vị thế quyết định chỗ đứng của một cá nhân hay nhóm xã hội trong, kết cấu xã hội cũng như phương thức quan hệ, ứng xử của cá nhân và nhóm xã hội đó với xã hội xung quanh.
    • Theo J. H. Fischer4 vị thế là vị trí của một người đứng trong cơ cấu tổ chức xã hội theo sự thẩm định, đánh giá của xã hội. Vị thế xã hội là vị trí (địa vị) hay thứ bậc mà những người đang sống chung với một người nào đó dành cho họ một cách khách quan.
    • Theo quan điểm Xã hội học 5 vị thế là một vị trí xã hội, nó quyết định chỗ đứng của một cá nhân nào đó trong xã hội và mối quan hệ của cá nhân đó đối với những người xung quanh. Nó còn là chỗ đứng của cá nhân trong bậc thang xã hội, là sự đánh giá của cộng đồng xã hội đối với cá nhân đó thông qua sự kính nể trọng thị..
    • Vị thế 6 được hiểu là vị trí, địa vị, về mặt có vai trò, ảnh hưởng đến những mối quan hệ trong xã hội. Chẳng hạn: Có vị thế cao trong xã hội. Mỗi cá nhân có nhiều vị trí xã hội khác nhau do đó họ cũng có thể có nhiều vị thế xã hội khác nhau. Khi vị trí xã hội của họ thay đổi thì vị thế cũng thay đổi. Mặc dù có nhiều vị thế xã hội nhưng các cá nhân luôn có một vị thế chủ đạo xác định rõ chân dung xã hội của họ.

    3. Vài nét về đặc điểm của tiếng Melayu

    Các nhà ngôn ngữ học lịch sử Mã Lai cho rằng khả năng quê hương tiếng Mã Lai nằm ở phía tây Borneo kéo dài đến bờ biển Brunei. 7 Một dạng được gọi là ngôn ngữ Mã Lai nguyên thuỷ đã được nói ở Borneo ít nhất năm 1.000 TCN và nó được cho là ngôn ngữ tổ tiên của tất cả các ngôn ngữ Mã Lai tiếp theo. Tổ tiên của nó, ngôn ngữ Mã Lai-Đa Đảo nguyên thuỷ, hậu duệ của ngôn ngữ Nam Đảo nguyên thuỷ, bắt đầu phân tách ít nhất năm 2.000 TCN, có thể là kết quả của sự mở rộng về phía nam của các dân tộc Nam Đảo vào Đông Nam Á hải đảo từ đảo Đài Loan Tiếng Melayu thuộc ngữ hệ Nam Đảo, với khoảng 200 triệu người nói.

    Tiếng Mã Lai là thành viên của ngữ hệ Nam Đảo, bao gồm các ngôn ngữ từ Đông Nam Á và Thái Bình Dương, với số lượng nhỏ hơn ở lục địa châu Á.

    Với đặc trưng là một ngôn ngữ thuộc loại hình chắp dính, nên mang hầu hết những đặc điểm tiêu biểu của loại hình này:

    • Sử dụng rộng rãi các phụ tố để cấu tạo từ mới và diễn đạt những mối quan hệ ngữ pháp khác.
    • Hình vị có tính độc lập cao và mối liên hệ giữa các hình vị không chặt chẽ.
    • Họ hàng gần nhất của tiếng Mã Lai là những ngôn ngữ còn lại trên Sumatra, như tiếng Minangkabau, với 5, 5 triệu người nói ở miền duyên hải phía tây.
    • Tiếng Mã Lai hiện tại được viết chủ yếu bằng chữ Latinh, hay gọi là Tulisan Rumi. Chữ viết Latinh, tuy nhiên, được sử dụng phổ biến nhất ở Brunei và Malaysia, cho cả mục đích chính thức và không chính thức.

    PHẦN 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN

    1. Vai trò của tiếng Melayu hiện nay với khu vực Đông Nam Á.

    1.1. Vai trò chung của tiếng Melayu ở các quốc gia Đông Nam Á hải đảo.


    Tiếng Melayu hiện nay là ngôn ngữ chung cho nhiều dân tộc ở khu vực Đông Nam Á hải đảo, và được sử dụng làm ngôn ngữ quốc gia ở 4 nước: Indonesia, Malaysia, Brunei, Singapore. So với những ngôn ngữ khác ở Đông Nam Á, tiếng Melayu có phạm vi phổ biến lớn nhất và có vai trò rất lớn ở các quốc gia Đông Nam Á, đặc biệt là Đông Nam Á hải đảo. Những nhân tố nào đã khiến tiếng Melayu được chọn làm ngôn ngữ quốc gia của Malaysia, Indonesia, Brunei, Singapore? Một cách khái quát có thể nói rằng việc tiếng Melayu được chọn làm ngôn ngữ quốc gia của các nước là do hoàn cảnh lịch sử, điều kiện kinh tế - xã hội của mỗi nước và cấu trúc nội tại của ngôn ngữ này quy định. Trước hết, xét về lịch sử, trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, tiếng Melayu từng là tiếng nói của các tổ chức và phong trào yêu nước chống ách đô hộ của thực dân phương Tây. Như vậy, có thể thấy, tiếng Melayu là phương tiện thống nhất các dân tộc trong cuộc đấu tranh giành độc lập. Tiếng Melayu là một phương tiện truyền giáo hữu hiệu. Như chúng ta đã biết phần lớn những người Melayu đều theo đạo Hồi. Có được sư phổ biến và "bám sâu" ấy của đạo Hồi vào cộng đồng Melayu, phải kể đến vai trò to lớn của tiếng Melayu. Như vậy, một cách khách quan, đã góp phần không nhỏ vào việc phát triển của tiếng Melayu. Hơn nữa, khả năng sử dụng phụ tố để cấu tạo từ mới làm cho vốn từ của ngôn ngữ Melayu luôn được sản sinh, bổ sung.. Lợi thế về hệ thống ngữ âm đơn giản, bên cạnh hệ thống chữ viết dễ học, dễ nhớ. Điều đó phần nào lí giải cho vai trò nó là ngôn ngữ quốc gia ở 4 nước đó. Dù thành phần cư dân đa dạng, nhưng chính mối quan hệ chặt chẽ về nguồn gốc là điều kiện thuận lợi để các tộc người khác ở Đông Nam Á dễ chấp nhận tiếng Melayu như là một ngôn ngữ thứ hai khi cần.

    1.2. Phương tiện truyền thông đại chúng.

    Không chỉ hệ thống giáo dục, các tổ chức nghiên cứu ngôn ngữ tham gia vào việc phổ biến, tuyên truyền cho ngôn ngữ quốc gia mà còn có cả các phương tiện thông tin đại chúng, chẳng hạn như đài phát thanh, báo chí, truyền hình. Ở bốn nước sử dụng tiếng Melayu làm ngôn ngữ quốc gia, chính phủ các nước đã ưu tiên trước hết cho việc phát song và xuất bản báo chí bằng tiếng Melayu. Ngôn ngữ này được phát sóng trên TV1 – là hệ thống chính của truyền hình nhà nước, được phát trên những chương trình quan trọng của đài phát thanh và được xuất hiện trong những tờ báo là tiếng nói chính của chính phủ và nhân dân.

    1.3. Tiếng Melayu trong lĩnh vực văn học.

    Ngôn ngữ là chất liệu, là yếu tố thứ nhất của văn học, góp phần vào sự thành công trong các tác phẩm văn học. Nền văn học bằng tiếng Melayu ở Malaysia, Indonesia, Brunei, Singapore là nền văn học có truyền thống lâu đời nhất so với nền văn học bằng các ngôn ngữ tộc người khác. Nền văn học bằng tiếng Melayu hiện đại là sự kể tiếp của văn học bằng tiếng Melayu truyền thống – vừa là nền tảng, vừa là nguồn gốc của nền văn học bốn nước ngày nay. Với văn học dân gian truyền thống, vai trò của tiếng Melayu được thể hiện rõ nhất, tập trung nhất trong thể loại pantun nổi tiếng của cộng đồng Melayu. Bên cạnh đó, tiếng Melayu không chỉ là phương tiện chuyển tải những tác phẩm thơ ca hay truyện sử như trước đây mà còn chuyển tải cả những sáng tác theo các thể loại mới được du nhập từ phương Tây như truyện ngắn, kịch.. Do đó, tiếng Melayu là phương tiện, là yếu tố số một của nền văn học Melayu truyền thống cũng như hiện đại.

    2. Thực trạng sử dụng của Melayu.

    Tổng số người nói tiếng Melayu hiện nay rơi vào khoảng 200 triệu. Ở mỗi nước này tiếng Melayu thường có những tên gọi riêng: Tiếng Melayu ở Malaysia được gọi là Bahasa Malaysia (tiếng Malaysia), ở Indonesia – được gọi là Bahasa Indonesia còn ở Singapore và Brunei thì vẫn được gọi là Bahasa Melayu. Tiếng Melayu là khái niệm dùng để chỉ tiếng Malay trước đây (mà từ đó xuất hiện ngôn ngữ quốc gia ở 4 nước trên). Tuy nhiên hiện nay ngôn ngữ này được phát triển thành 2 tuyến với một số đặc điểm khác nhau: Tuyến ở Malaysia, Singapore, Brunei và tuyến ở Indonesia. Song mỗi tuyến đó đã thực sự trở thành một ngôn ngữ độc lập hay chưa thì chưa thể khẳng định được.

    2.1. Ngôn ngữ quốc gia của Indonesia - Tiếng Indonesia (Bahasa Indonesia)

    Ngoài được biết đến với tư cách là ngôn ngữ quốc gia – Bahasa Indonesia, thì ở các khu vực trung bộ và nam bộ của đảo Sumatra, tức những nơi mà tiếng Melayu là ngôn ngữ bản địa, người dân Indonesia tại đó gọi ngôn ngữ của họ là Bahasa Melayu và xem nó là một ngôn ngữ khu vực. Tiếng Indonesia là một dạng tiêu chuẩn của tiếng Mã Lai, một ngôn ngữ Nam Đảo (hoặc Malayo-Polynesian) và đã được sử dụng ở quần đảo Indonesia hàng thế kỉ nay. Cùng với tuyên bố độc lập của Indonesia vào năm 1945, tiếng Indonesia đã được nâng vị thế của mình lên thành ngôn ngữ chính thức của đất nước Indonesia. 8 9Do nguồn gốc của mình, tiếng Indonesia (ở dạng chuẩn nhất) là dạng chính thức nghiêm ngặt của tiếng Mã Lai. Tuy nhiên, nó khác với tiếng Mã Lai ở nhiều khía cạnh, ví dụ như khác biệt về phát âm và từ vựng.. Hầu hết người bản địa nói tiếng Indonesia đồng ý rằng phiên bản tiếng Indonesia đúng tiêu chuẩn hiếm khi được dùng trong giao tiếp hàng ngày. Một người có thể tìm thấy tiếng Indonesia đúng chuẩn trong những cuốn sách, trong các cuốn nhật báo, hoặc là khi họ nghe/xem các bản tin/dự báo trên radio hay truyền hình, nhưng trong các hội thoại hàng ngày rất ít người nói tiếng Indonesia bản địa sử dụng thứ tiếng Indonesia đúng chuẩn. Từ một ngôn ngữ lúc đầu được khoảng 1 chục triệu người sử dụng, đã trở thành ngôn ngữ giao tiếp phổ biến

    2.2. Ngôn ngữ quốc gia của Malaysia – Tiếng Malaysia (Bahasa Malaysia)

    Tiếng Malaysia (tiếng Mã Lai: Bahasa Malaysia; Jawi: بهاس مليسيا (hoặc Tiếng Mã Lai Malaysia (tiếng Mã Lai: Bahasa Melayu Malaysia) là tên thường dùng cho tiếng Mã Lai sử dụng ở Malaysia (để phân biệt với khẩu ngữ sử dụng ở Indonesia, được gọi là tiếng Indonesia). Về mặt hiến pháp, nó là ngôn ngữ chính thức của Malaysia là tiếng Mã Lai, nhưng chính phủ theo thời gian lại gọi nó là tiếng Malaysia. Tiếng Malaysia tiêu chuẩn là dạng chuẩn của phương ngữ Johore-Riau của tiếng Mã Lai. Nó được nói bởi phần lớn người dân Malaysia, mặc dù hầu hết đã học một dạng tiếng Mã Lai hoặc ngôn ngữ bản địa khác trước. Tiếng Mã Lai là một môn học bắt buộc trong các trường tiểu học và trung học. Ở Liên bang Malaysia, trong thời kì thực dân, tiếng Melayu cùng với tiếng Anh là ngôn ngữ giao tiếp chính thức. Sau khi giành độc lập tiếng Melayu và tiếng Anh vẫn là hai ngôn ngữ được dùng trong giao tiếp chính thức. Tuy nhiên, 1967, tiếng Melayu được chính phủ tuyên bố là ngôn ngữ chính thức duy nhất, được sửu dụng trong tất cả các hoạt động của các cơ quan nhà nước..

    2.3. Ngôn ngữ quốc gia của Brunei – Tiếng Bahasa Melayu.

    Số người Melayu chiếm tỉ lệ áp đảo: 62% dân số cả nước. Cộng đồng Melayu ở Brunei là dân bản địa, quyết định những vấn đề trọng đại của đất nước. Vì thế, chọn lựa ngôn ngữ của họ - tiếng Melayu làm ngôn ngữ quốc gia, là tất yếu. Ở Brunei Darussalam, việc phổ biến tiếng Melayu đơn giản hơn nhiều do cộng đồng Melayu ở đây chiếm tỉ lệ áp đảo thực sự. Sự lựa chọn tiếng Melayu trong giao tiếp xã hội ở Brunei là hoàn toàn tự nhiên, xuất phát từ chính quyền lợi của mỗi người. Trong giao tiếp chính thức, tiếng Melayu ở Brunei là thứ tiếng "cao cấp", được gọt giũa cẩn thận. Đó là thứ tiếng được sử dụng trong cung điện của Hoàng gia và các gia đình quý tộc, trong giao tiếp giữa Hoàng gia với các tổ chức xã hội, các quan lại địa phương, trong trao đổi thư từ, báo chí..

    2.4. Một trong 4 ngôn ngữ chính thức của Singapore – Tiếng Bahasa Melayu.

    Ở Singapore, cộng đồng người Melayu chiếm tỉ lệ rất nhỏ (khoảng 10% dân số). Hơn nữa, quốc gia này mới được tách ra từ Liên bang Malaysia mà tiếng Melayu trong một thời gian dài đã là ngôn ngữ phổ thông chung cho cả liên bang do tộc người "áp đảo" trong liên bang là Melayu. Do vậy, tiếng Melayu vẫn được chính phủ Singapore chọn làm ngôn ngữ quốc gia. Nhưng do tiếng Anh là ngôn ngữ hành chính, nên đó là lí do hạn chế ảnh hưởng của tiếng Melayu. Hay nói cách khác, vai trò của tiếng Melayu trong giao tiếp xã hội ở Singapore hạn chế hơn nhiều bởi ở đây cả bốn ngôn ngữ Anh, Tamil, Melayu, Trung đều được coi là ngôn ngữ chính thức.
     
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...