Ngôn ngữ nhân vật trong tác phẩm báo chí

Thảo luận trong 'Tổng Hợp' bắt đầu bởi Slyaz, 21 Tháng sáu 2021.

  1. Slyaz

    Bài viết:
    16
    I - Giới thiệu:

    Khi đọc hay xem các tác phẩm văn học thuộc các thể loại tự sự hay kịch, chúng ta thường thấy xuất hiện những lời thoại của các nhân vật có liên quan đến nội dung trong đó, đặc biệt là thể loại truyện hay kịch nói. Đó gọi là ngôn ngữ nhân vật .

    Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Thái Hòa, trong các tác phẩm tự sự, "lời thoại là hình thức kể bằng lời nhân vật. Nó còn được gọi là lời trực tiếp của nhân vật trong văn học, là" hình thức kể chuyện cá thể hóa triệt để tính cách và tình huống đối thoại "(Nguyễn Thái Hòa (2000), Những vấn đề thi pháp của truyện, NXB Giáo dục, Hà Nội).

    Nhưng không phải chỉ có trong tác phẩm văn học, trong tác phẩm báo chí, ngôn ngữ nhân vật là một công cụ cũng thường xuyên được tác giả sử dụng. Ngôn ngữ nhân vật đóng vai trò quan trọng trong tác phẩm báo chí. Nó là thứ chất liệu sống, bằng chứng sống hỗ trợ cho công việc đưa tin và định hướng du luận của báo chí. Bằng cách sử dụng ngôn ngữ nhân vật song song với ngôn ngữ tác giả, người viết sẽ khiến bài báo trở nên sinh động, chân thật hơn và khách quan hơn.

    II - Ngôn ngữ nhân vật trong tác phẩm báo chí:

    1. Ngôn ngữ nhân vật là gì? :

    Ngôn ngữ nhân vật là lời nói của nhân vật trong các tác phẩm thuộc các loại hình tự sự và kịch. Ngôn ngữ nhân vật là phương tiện quan trọng được sử dụng nhằm thể hiện quan điểm, cuộc sống và cá tính của nhân vật.

    Trong tác phẩm, người viết có thể cá thể hóa ngôn ngữ nhân vật bằng nhiều cách: Nhấn mạnh cách đặt câu, ghép từ, lời phát âm đặc biệt của nhân vật, cho nhân vật lặp lại những từ, câu mà nhân vật thích nói kể cả từ ngoại quốc và từ địa phương.. Trong các tác phẩm tự sự, người viết còn thường trực tiếp miêu tả phong cách ngôn ngữ của nhân vật.

    Ngôn ngữ nhân vật có sự kết hợp sinh động giữa cá thể và tính khái quát. Mỗi nhân vật có một ngôn ngữ mang đặc điểm riêng, ngôn ngữ ấy lại phản ánh được đặc điểm ngôn ngữ về nghề nghiệp, tâm lý, giai cấp, trình độ văn hóa.. của từng nhân vật đó.

    2. Ngôn ngữ nhân vật trong tác phẩm báo chí:

    Ngôn ngữ nhân vật trong tác phẩm báo chí là lời nói của nhân vật được nhà báo ghi chép lại và xuất hiện trong các tác phẩm báo chí. Lời nói của nhân vật xuất hiện trong tác phẩm báo chí phải là lời nói của những nhân vật có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự kiện mà tác phẩm báo chí đang đề cập, đưa tin.

     
    Chỉnh sửa cuối: 21 Tháng sáu 2021
Trả lời qua Facebook
Đang tải...