Ngọc thụ lâm phong là gì? Ngọc thụ lâm phong hay còn gọi là cây ngọc đón gió vì ngọc ở đây là viên ngọc, ngọc ngà, quý giá, ý chỉ những viên ngọc quý hiếm, còn thụ trong từ cây cổ thụ là những cây sống lâu năm thường cao to chắc khoẻ, lâm là rừng nếu đã nghe từ chúa tể sơn lâm thì thường sẽ liên tưởng đến hổ hoặc sư tử những con vật làm vua của núi rừng, cuối cùng là từ phong đây là từ trong số các nguyên tố có nghĩa là gió thường thì nếu nói về nguyên tố các từ như lôi, ám, phong ít nghe vì ngũ hành nguyên tố kim, mộc, thủy, hỏa, thổ mới là chính. Nhưng nếu bạn nào thường coi hoặc đọc các bộ tu tiên, kiếm hiệp, pháp sư thì sẽ không hiếm lạ với những điều này. Ngoài ra từ phong cũng có thể là núi. Thế nhưng ở cụm từ ngọc thụ lâm phong kia thì phải thống nhất toàn bộ ý nghĩa của nó thì khi dịch ra mới có nghĩa vì thế nên mới dùng phong là gió. Ngọc lâm phong thường dùng để chỉ khí chất của một người đàn ông thời xưa ý chỉ lên những người có nét kiêu hùng anh dũng, oai phong, lẫm liệt, kiên cường, đứng trước gió hay núi rừng điều vững vàng không hề xao động đổ ngã và ngọc cũng nói lên một vẻ đẹp của người đó vẻ đẹp tựa như ngọc (ở đây thì mình nói lên vẻ đẹp bên ngoài lẫn tâm hồn và ý chí luôn). Nếu nói theo tướng số thì đây thường là những anh chàng tướng đại phú đại quý (ngoại trừ những anh chàng lam nhan bạc mệnh) Thật ra thì ngọc thụ lâm phong cũng có thể dùng để chỉ nữ nhân có vẻ đẹp kiêu sa, anh dũng, phóng khoáng, kiên cường bất khuất nhưng cái này thì hơi bị khó và rất hiếm vì thời xưa thường quan niệm nữ nhân là phải giỏi cầm kì thi họa, thục nữ hoặc liễu yếu đào tơ nếu nữ nhân mà quá phóng khoáng giống nam nhân thì thường sẽ bị lời ra tiếng vào thậm chí có thể bị cho là vô liêm sỉ vậy mới nói tập tục xưa hơi bị khó khăn và khắc khe do chế độ nam quyền còn phổ biến. Thế nên từ ngọc thụ lâm phong là dùng cho nam nhân để chỉ nam nhân là phần lớn. Từ ngọc thụ lâm phong thì như đã nói là chuyên dùng trong thời xưa trong mấy bộ phim, truyện cổ trang hay kiếm hiệp, tu tiên gì đó và thường thì là nữ tử khen nam tử nhưng nếu nói với mấy bộ truyện tôi từng đọc thì được khen là số ít còn tự khen là phần lớn vì có một số nhân vật nam (nữ cũng có) rất tự luyến đến nỗi thường nói: "Bản công tử (cô nương) ngọc thụ lâm phong anh tuấn tiêu sái người gặp người yêu, hoa gặp hoa nở", dẫu sau tự luyến thì tự luyến thôi, tự luyến một chút cũng làm cốt truyện thêm sinh động phong phú mà. Hiện tại cũng có mấy bộ nữ đế nhưng cũng chưa thấy bộ nào dùng từ ngọc thụ lâm phong. Hình ảnh minh họa: Hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa
Đọc bài này xong khá bất ngờ luôn, mình lần đầu tiên biết "ngọc thụ lâm phong" còn có thể dùng để khen ngợi, tán thưởng cho các chị đẹp cơ đấy, trước giờ chỉ nghĩ thành ngữ bốn chữ này là chuyên chúc giành cho mấy anh trai thôi chứ.