Nghiên cứu tác động xã hội ảnh hưởng đến tâm lý hành vi của giới trẻ

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Swaka Nguyệt Lam, 30 Tháng chín 2022.

  1. Swaka Nguyệt Lam Giai Nguyệt Lam

    Bài viết:
    631
    Tiểu luận môn học
    Xã Hội Học

    Chủ đề
    Nghiên cứu tác động xã hội ảnh hưởng đến tâm lý hành vi của giới trẻ
    Đề tài
    Trào lưu chế nhạc chế ảnh công kích đời sống cá nhân trên mạng xã hội gây áp lực tâm lý cho giới trẻ

    Mục Lục



    "Khi phát triển đề tài, mục tiêu cuối dùng được đặt ra là đề tài có thể áp dụng vào việc giáo dục giới trẻ trong việc phát triển trên không gian mạng, đảm bảo giới trẻ có thể phát triển tốt trong môi trường công nghệ cao ngày nay, tránh bị những tác nhân xấu ảnh hưởng đến, gây lệch lạc tâm lý."
     
  2. Đăng ký Binance
  3. Swaka Nguyệt Lam Giai Nguyệt Lam

    Bài viết:
    631
    I. PHẦN MỞ ĐẦU

    1. Lý do chọn đề tài


    Ngày nay, công nghệ ngày càng phát triển, kéo theo nhiều vấn đề xảy đến. Công bằng mà nói, thế hệ ngày nay có nhiều điều kiện để phát triển hơn khi có thể tiếp thu kiến thức khoa học kỹ thuật tiên tiến hiện đại, vượt trội hơn so với các thế hệ trước..

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Song song đó, tính năng động, sáng tạo và sự linh hoạt trong lối sống, nề nếp sinh hoạt cũng tạo điều kiện tối đa cho thế hệ hôm nay phát triển. Tuy nhiên, cũng chính những sự thuận lợi này tạo thành rào cản, cũng như môi trường khiến giới trẻ phát triển những thói hư, tật xấu, tiêm nhiễm những thứ phong cách kỳ hoạch, ảnh hưởng đến tư duy, phát triển cá nhân, gây sai lệch về tính cách cũng như tạo tác động xấu đến những người xung quanh nói chung và thế hệ cùng lứa nói riêng. Đặc biệt là khi mạng xã hội, truyền thông đi lên song hành cùng sự phát triển của công nghệ thì giới trẻ ngày nay lại càng phát sinh ra nhiều thói xấu hơn, đặc biệt phải kể đến đó là câu chuyện biến tấu, thay đổi hình ảnh, âm nhạc gốc thành một loại hình ảnh, âm nhạc mới mang tính chất sai lệch so với bản gốc ban đầu mà nhiều người gọi đó là "ảnh chế", "nhạc chế".

    Chính từ sự phát triển này, văn hóa xã hội truyền thông lại nảy sinh ra một vấn đề, đó là người ta dùng ảnh chế, nhạc chế để đi công kích cá nhân người khác. Từ trước đến nay, nghệ thuật châm biếm từng được xem là một nghệ thuật văn hóa cổ truyển của dân tộc với các thể loại như ca trù, truyện ngụ ngôn châm biếm.. để phê phán, phản ánh những cái sai trong xã hội. Nghệ thuật châm biếm cũng đã có truyền thống trong văn học và được các tác giả Tam Lang, Trọng Lang, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Hoàng Đạo.. sử dụng khá đắc địa trong các tác phẩm của mình nhằm đả kích thói khoe khoang, nịnh hót và nạn tham những của bọn quan lại triều đình và bọn lý trưởng, lý địch ở chốn hương thôn. Có thể nói, đây là một nghệ thuật đẹp của văn hóa nước nhà. Thế nhưng, khi mà công nghệ ngày càng phát triển, thế hệ trẻ ngày nay đã khiến cho nghệ thuật này ngày càng sai lệch đi, tạo nên nhiều hiện tượng chế nhạc chế ảnh trên mạng xã hội gây ra những suy nghĩ lệch lạc, làm thoái hóa một phần tích cách của giới trẻ ngày nay.

    Nhận thấy được những điều trên, nhóm của chúng em đã quyết định phát triển đề tài "Trào lưu chế nhạc chế ảnh công kích đời sống cá nhân trên mạng xã hội gây áp lực tâm lý cho giới trẻ" với mong muốn có thể trả lại khái niệm về một loại hình nghệ thuật đã từng tồn tại bấy nhiêu năm trong nền văn học nước nhà, đồng thời cũng giúp cho giới trẻ nhận thức đúng đắn hơn về việc chế nhạc chế ảnh, tránh công kích cá nhân gây áp lực tâm lý cho những bạn trẻ khác.

    Từ đây, nhóm xin khẳng định lại các lý do khiến nhóm lựa chọn đề tài này làm đề tài phát triển của nhóm:

    - Đề tài chưa phổ biến, chưa có ai nghiên cứu.

    - Không làm sai lệch đi suy nghĩ về nghệ thuật châm biếm.

    - Không phá vỡ nét đẹp của hình ảnh và âm nhạc gốc.

    - Cảnh tỉnh giới trẻ không sử dụng ảnh chế, nhạc chế công kích cá nhân người khác.

    - Giảm thiểu tối đa tình trạng xâm phạm đời tư và sử dụng trái phép hình ảnh cá nhân.
     
  4. Swaka Nguyệt Lam Giai Nguyệt Lam

    Bài viết:
    631
    1. Mục tiêu nghiên cứu

    Đề tài "Trào lưu chế nhạc chế ảnh công kích đời sống cá nhân trên mạng xã hội gây áp lực tâm lý cho giới trẻ" của nhóm được phát triển với mục đích có thể giúp mọi người hiểu và biết về thực trạng chế nhạc chế ảnh của giới trẻ ngày nay, cũng như việc giới trẻ đang sử dụng những nhạc chế, ảnh chế đó vào việc công kích cá nhân người khác, dẫn đến việc vừa xâm phạm đời tư, công kích tinh thần người khác, vừa sử dụng hình ảnh cá nhân, hay nhạc bản quyền vào các mục đích sai trái mà chưa được chủ nhân cho phép.

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Từ đây, mọi người có thể có một cái nhìn tổng quát và khách quan nhất về hiện trạng này trong một nhóm giới trẻ của thế hệ thanh thiếu niên Việt Nam ngày nay. Cũng từ đó, người đọc có thể nhận thức rõ rằng đây là một vấn đề tiêu cực trong xã hội, đang được phát tán và lan rộng trên các phương tiện truyền thông và mạng xã hội theo cấp số nhân mà không có sự quản lý, nhắc nhở của người lớn. Đồng thời, đây cũng là một vấn đề cần được quan tâm và đưa ra hướng giải quyết sớm, tránh khiến cho giới trẻ ngày nay ngày càng tha hóa hơn về một phần suy nghĩ và nếp sống.

    Ngoài ra, đề tài còn có một mục tiêu nữa là tìm ra nguyên nhân, phân tích được các mối quan hệ tồn tại xung quanh giới trẻ, chỉ ra được đâu là những yếu tố dẫn dắt, khiến giới trẻ ngày càng ưa chuộng việc chế nhạc, chế ảnh, xem nó là điều hiển nhiên trong cuộc sống. Khi đã tìm hiểu được những nguyên nhân, vấn đề tồn tại xung quanh rồi, nhóm có thể dễ dàng lên ý tưởng, đưa ra được hướng giải quyết cụ thể và có tính khả thi nhất cho vấn đề này.


    2. Phương pháp nghiên cứu

    Bấm để xem
    Đóng lại
    + Phương pháp lý luận, lý thuyết: Được sử dụng để khái quát các khái niệm để hình thành cơ sở dữ liệu của đề tài. Phương pháp lý thuyết được sử dụng để giải thích các khái niệm tồn tại trong đề tài. Phương pháp lý luận được sử dụng nhằm từ các cơ sở dữ liệu đã có, lập luận thành các giải thuyết hình thành sơ bộ của đề tài.

    + Phương pháp quan sát: Sử dụng phương pháp quan sát không tham gia để theo dõi, thu thập thông tin từ những tình huống có thật trên mạng xã hội, cũng như quan sát xung quanh đời sống nhằm tìm hiểu được tình huống thật tế, từ đó có một cái nhìn tổng quát, khách quan nhất về những biểu hiện của việc chế nhạc, chế ảnh trong giới trẻ.

    + Phương pháp bảng hỏi: Sử dụng để thu thập thông tin, số liệu chi tiết nhất về vấn đề của nhóm nhằm mục đích phân tích chuyên sâu, chứng thực cho giả thuyết của đề tài.

    + Phương pháp phân tích tổng hợp: Được sử dụng đển phân tích số liệu, tổng hợp các thông tin được nhóm thu thập lại, tạo tiền đề để chứng minh giả thuyết, khẳng định cho đề tài nhóm.
     
  5. Swaka Nguyệt Lam Giai Nguyệt Lam

    Bài viết:
    631
    II. PHẦN NỘI DUNG

    CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN

    1.1 Khái quát về trào lưu chế nhạc chế ảnh nhằm mục đích công kích đời sống cá nhân trên mạng xã hội

    1.1. 1 Khái niệm "trào lưu chế nhạc, chế ảnh" của giới trẻ hiện nay


    a. Khái niệm trào lưu chế nhạc

    Đầu tiên, nói đến nhạc chế, hay nhạc nhại lại, tiếng anh là parody music là việc thay đổi một phần hay toàn bộ lời bài hát hiện có thường đang nổi tiếng. Nhạc chế tồn tại trong đời sống xã hội như một dạng văn nghệ dân gian, cũng tương tự như chuyện tiếu lâm, chủ yếu là truyền khẩu, giúp mọi người giải trí vui vẻ trong phạm vi từng cộng đồng nhỏ hẹp. Những ca khúc chế lời trên thực tế rất có sức hút đối với người nghe, nhất là khi nội dung lời ca có tính hài hước, gắn với một sự kiện nào đó mà dư luận đang rất quan tâm.


    Bấm để xem
    Đóng lại
    Từ những bản nhạc chế mang theo ý nghĩa gây hài thuở sơ khai, mạng xã hội dần dần hình thành một trào lưu âm nhạc mới tồn tại song song với thị trường âm nhạc truyền thống, được gọi là trào lưu chế nhạc. Trong trào lưu này, những bản nhạc chế được sản xuất hàng loạt, xuất hiện ở khắp mọi nơi, được nhiều người nghe, giới trẻ điên cường theo đuổi.

    b. Khái niệm trào lưu chế ảnh

    Muốn nói đến trào lưu chế ảnh, đầu tiên chúng tôi xin giải thích trước về khái niệm ảnh chế. Ảnh chế là những bức ảnh động hoặc ảnh tĩnh được thay đổi, lồng ghép thông qua các công cụ ghép ảnh, chỉnh sửa ảnh để thể hiện những câu nói, biểu tượng, hình ảnh hay thuật ngữ đang là xu hướng. Ngày nay, ảnh chế thường được giới trẻ trên mạng xã hội gọi bằng một thuật ngữ, đó là "meme". Để giữ đúng hàm nghĩa của từ ngữ, trong bài viết "Trào lưu chế nhạc chế ảnh công kích đời sống cá nhân trên mạng xã hội gây áp lực tâm lý cho giới trẻ" này, chúng tôi thống nhất sẽ có sử dụng từ meme trong một số trường hợp khi nhắc đến những khái niệm liên quan đế ảnh chế.

    Trào lưu chế ảnh là một sự bùng nổ của ảnh chế, khi mà tất cả mọi người hoạt động trên mạng xã hội đều ít nhiều có sử dụng, hoặc tiếp xúc đến ảnh chế. Và chuyện biến tấu những bức ảnh gốc, những tấm hình bình thường thành ảnh chế diễn ra nhiều hơn, phổ biến hơn, rộng rãi hơn, ăn sâu vào trong suy nghĩ nhiều người trên mạng xã hội. Nhiều người tham gia vào việc chế ảnh, khiến nó trở nên đại trà, ai ai cũng có thể tạo ra những tấm ảnh chế với đủ nội dung, đủ chủ đề, cũng không hề có sự giới hạn về ảnh gốc. Từ đây, việc chế ảnh được phố biến trà lan, trở thành một trào lưu mà nhiều giới trẻ không ngừng chạy theo.

    1.1. 2 Hiện tượng công kích đời sống cá nhân trên mạng xã hội của giới trẻ

    "Công kích đời sống cá nhân" hay "công kích cá nhân" được hiểu như một hành động tấn công một cá nhân nhưng không bằng vũ lực. Trái lại, hảnh động công kích này là hành vi lên án vô căn cứ, bới móc đời tư, chỉ trích vô tội vạ, sự vu khống và gán ghép "danh xưng" cho người khác một cách bất hợp lý trên các diễn đàn mạng xã. Việc công kích cá nhân này không chỉ liên quan đến danh dự, nhân phẩm mà còn bao gồm cả bề ngoài, học thức, trình độ, và các bề mặt đời sống khác của con người.

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Thông qua quá trình sử dụng phương pháp quan sát không tham dự, nhóm đã thấy được rằng chuyện công kích đời sống cá nhân của giới trẻ trên mạng xã hội là một chuyện vô cùng phổ biến.

    Sau khi đặt ra được định nghĩa cho việc công kích đời sống cá nhân, nhóm đã tiến hành bước quan sát và khảo sát để có thể nhìn thấy thực trạng cụ thể.

    Đầu tiên, khi sử dụng phương pháp quan sát không tham dự tại các hội nhóm công cộng trên mạng xã hội như facebook, nhóm nhận thấy rằng có rất nhiều người trẻ tuổi sử dụng ảnh chế, nhạc chế trong các bài thảo luận, tương tác với nhau. Đa phần những tấm ảnh chế này đều mang hơi hướng hài hước, tuy nhiên có một số bức ảnh mang tính cá nhân quá mức, gần như có vẻ là bêu xấu vẻ bề ngoài của người khác.

    Khi thay đổi địa điểm quan sát từ các hội nhóm công cộng sang các nhóm kín hơn, có xu hướng theo đuổi một trào lưu hay thần tượng nào đó, nhóm nhận thấy sự xuất hiện của những tấm meme mang tính công kích đời sống cá nhân người khác có tần suất tăng cao. Những tấm ảnh này đa phần được chỉnh sửa để công kích về vẻ về ngoài, giá trị nhan sắc của cá nhân mỗi người, có một phần nhỏ là công kích về phẩm chất, vị trí xã hội của họ.

    Sau khi nhận thấy được điều trên, nhóm đã tiếng hành khảo sát theo phương pháp lập biểu mẫu câu hỏi để làm rõ hơn về tình trạng này. Tổng số lượng người tham gia khảo sát của nhóm là 101 người, với các nhóm tuổi khác nhau, phân bố từ trẻ vị thành niên đến người thanh niên. Trong đó, 54, 5% thuộc vào độ tuổi từ 18 đến 22, tiếp đến là độ tuổi dưới 16 đứng thứ hai với 13, 9%, phần còn lại là nhóm người có độ tuổi từ 22 đến 25 và trên 25 tuổi. Đặc biệt, có đến 81, 2% số người được khảo sát là học sinh, sinh viên cho thấy đối tượng tập trung cụ thể của vấn đề này là học sinh, sinh viên trong độ tuổi vị thành niên và vừa thành niên. Đây là nhóm lứa tuổi có sự chuyển biến rất mạnh về tâm sinh lý cũng như bắt đầu có những sự phát triển tư duy về xã hội mới. Điều này giúp nhóm dễ dàng xác định được thực trạng cụ thể có vấn đề đang xảy ra trong bộ phận giới trẻ hoạt động trên mạng xã hội.

    Thông qua các câu hỏi phân loại và xác định về mục đích, cũng như chủ đề mà các bức ảnh chế, nhạc chế hay nhắm đến, nhóm đã xác định được câu trả lời đó là phần lớn người tham gia khảo sát đều nói rằng các tác phẩm mang giá trị lệch lạc này thường nhắm đến chủ đề liên quan về ngoại hình, văn hóa tập tục, giới tính. Điều này hoàn toàn trùng khớp với thông tin mà nhóm tìm hiểu được từ phương pháp quan sát. Có một điều đáng báo động đó chính là khi hỏi về thái độ của những tấm ảnh chế hay những bài nhạc chế này thì phần đông cho rằng họ "cảm thấy bình thường, không quan tâm lắm" hoặc là "thấy vui vì mang tính giải trí cao". Điều này đang cho thấy một hệ tư tưởng sai lệch đang tồn tại trong môi trường không gian mạng – nơi mà các tác phẩm mang tính công kích cá nhân, miệt thị người khác tràn lan khắp mọi ngóc ngách.

    Từ những nguồn thông tin trên, nhóm có thể rút ra kết luận rằng tình trạng chế nhạc chế ảnh để công kích đời sống cá nhân của người khác đang ngày càng tăng cao. Và những chủ đề để công kích người khác cũng rất đa dạng, phong phú đến từ nhan sắc, tri thức, học vấn, tôn giáo, giới tính.. Hình thức công kích người khác cũng rất đa dạng, từ sử dụng ảnh cá nhân của chính người bị công kích để biến tấu, bêu xấu đi và mang đi sử dụng khắp nơi nhằm chế giễu họ. Cũng có người sử dụng các hình ảnh gợi tả, ẩn dụ để ngấm ngầm công kích người khác. Có người thậm chí sử dụng cả hai phương thức trên và sử dụng các lời lẽ mang tính khiếm nhã để miệt thị người khác.

    Dựa trên những số liệu, hiện trạng cụ thể trên, có thể đưa ra kết luận chung rằng thực trạng dùng ảnh chế, nhạc chế để công kích đời sống cá nhân của người khác là một thực trạng đang nóng lên và cần để ra phương án giải quyết thích hợp. Đặc biệt là khi xu hướng này trở lên tràn lan, làm ảnh hưởng lên tâm lý của giới trẻ, khiến một bộ phận giới trẻ xuất hiện tình trạng áp lực tâm lý, dần dần hình thành nên sự sai lệch trong tâm lý và hành vi.
     
  6. Swaka Nguyệt Lam Giai Nguyệt Lam

    Bài viết:
    631
    1.1 Cơ sở lý thuyết

    1.1. 1 Tháp nhu cầu của A. Maslow


    Bấm để xem
    Đóng lại
    Nhóm đã sử dụng tháp nhu cầu của A. Maslow để chỉ ra được bản năng muốn khẳng định giá trị của mình trong bộ phận giới trẻ. Điều này là một trong những nguyên do khởi đầu cho vấn đề công kích đời sống cá nhân của người khác bằng ảnh chế, nhạc chế của bộ phận giới trẻ.


    1.1. 2 Thuyết tiếp nhận

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Thuyết tiếp nhận được sử dụng để phân tích tâm lý và hành vi của người tiếp nhận thông tin từ các bức ảnh chế, hay những bản nhạc chế trên mạng xã hội.

    Trong lý thuyết tiếp nhận, chúng ta có khái niệm "chân trời chờ đợi". "Chân trời chờ đợi" có nghĩa là sự mong chờ của đọc giả với một tác phẩm. Trong trường hợp là một khán giả tiếp nhận thông tin mạng cũng có xu hướng tiếp nhận, sự mong chờ về những tấm ảnh chế, nhạc chế được tiếp nối, hoặc những nội dung liên quan về những cá nhân xuất hiện trong đó. Vì thế bên cạnh Thuyết tiếp nhận, nhóm chúng tôi còn sử dụng thêm khái niệm "chân trời chờ đợi" trong đề tài của mình.

    1.1. 3 Thuyết hành vi

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Thuyết hành vi được sử dụng để phân tích hành vi và tâm lý của người bị công kích đời sống cá nhân.
     
  7. Swaka Nguyệt Lam Giai Nguyệt Lam

    Bài viết:
    631
    CHƯƠNG 2. NGHIÊN CỨU VỀ TRÀO LƯU CHẾ NHẠC CHẾ ẢNH CÔNG KÍCH ĐỜI SỐNG CÁ NHÂN TRÊN MẠNG XÃ HỘI GÂY ÁP LỰC TÂM LÝ CỦA GIỚI TRẺ

    1.1 Cơ sở lý thuyết

    1.1. 1 Trào lưu chế nhạc, ảnh công kích cá nhân dưới góc nhìn lý thuyết về tháp nhu cầu của Maslow


    Theo Maslows, các nhu cầu gồm có hai cấp: Cấp cao và cấp thấp. Cấp thấp gồm các nhu cầu sinh học và an ninh, an toàn. Cấp cao gồm các nhu cầu xã hội, quý trọng và khẳng định bản thân. Việc nhu cầu được thỏa mãn và được thỏa mãn tối đa là mục đích hành động của con người. Đây là khát vọng và nỗ lực để đạt được mong muốn.

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Theo đó, nhu cầu trở thành động lực quan trọng và việc tác động vào nhu cầu cá nhân sẽ thay đổi được hành vi của con người. Việc tạo ra các ảnh chế, nhạc chế có rất nhiều mục đích, có những người chỉ đơn thuần muốn gây hài, mang đến tiếng cười cho mọi người, nhưng cũng có người muốn thông qua đó tạo nên lợi nhuận, người xem càng cao, số tiền họ nhận được càng nhiều, vì thế để chạy theo thị hiếu người xem, các nhạc chế, ảnh chế hiện nay bắt đầu bước sang thời điểm thoái trào và biến tướng. Không ít bài nhạc chế vô nghĩa hoặc có lời lẽ không phù hợp với văn hóa ra đời. Bên cạnh những nguyên nhân trên, một phần cũng là do nhu cầu được khẳng định bản thân trên mạng xã hội của người chế nhạc, chế ảnh, ví dụ như ganh ghét, đố kỵ, muốn cho đối phương hạ thấp xuống nên đã công kích người khác, thuyết khẳng định bản thân nằm trong thuyết nhu cầu của Abraham Maslow, đây là một trong những lý thuyết được thừa nhận rộng rãi nhất.

    Khi phân tích tháp nhu cầu của Maslow, ta có thể thấy nhu cầu được khẳng định bản thân mình là nhu cầu đứng đầu trong tháp, và điều hiển nhiên chính là, mọi người ai cũng sẽ có mong muốn được chứng thực bản thân mình. Điều này đã dẫn đến nhiều người trẻ trên mạng xã hội muốn sử dụng những hình ảnh, bản nhạc có sẵn của người khác, đem chúng biến tấu lại thành một thành phẩm khác có thể thỏa mãn nhu cầu của mình. Như một lẽ tất yếu, mong muốn khẳng định bản thân luôn đi kèm với một hệ quả muốn hạ thấp người khác. Từ đó những ảnh chế, nhạc chế được những người muốn khẳng định bản thân tạo ra lại mng tính công kích đến đời sống cá nhân của những người khác.

    Bất cứ một ai cũng đều có nhu cầu khẳng định mình, để lại giá trị, dấu ấn của mình trong cuộc sống này. Thế nhưng khi sự phát triển của truyền thông, phương tiện xã hội ngày càng mạnh thì hướng phát triển khẳng định mình ngày càng lệch lạc đi. Nhận thấy được điều này, nhóm đã phân tích và tổng hợp những người thuộc nhóm người chế nhạc, chế ảnh vào các nhóm sau dựa trên nhu cầu khẳng định giá trị bản thân của họ:

    1. Nhóm người chế nhạc chế ảnh với mục đích khẳng định tài năng cá nhân, khiếu hài hước của riêng mình, không có mục đích công kích, miệt thị bất cứ cá nhân nào.

    2. Nhóm chế nhạc chế ảnh nhằm mục đích công kích, hạ bệ người khác để nâng giá trị bản thân mình lên.

    3. Nhóm chế nhạc chế ảnh nhằm mục đích thể hiện mình là người đứng đầu, thao túng và điều khiện một bộ phận dư luận.

    4. Nhóm chế nhạc chế ảnh công kích người khác nhằm mục đích nhận được sử hưởng ứng, ủng hộ từ người khác, thông qua cách đó để người khác biết đến mình.
     
  8. Swaka Nguyệt Lam Giai Nguyệt Lam

    Bài viết:
    631
    2.1. 2. Trào lưu chế nhạc, ảnh công kích cá nhân dưới góc nhìn của lý thuyết tiếp nhận

    Trong lý thuyết tiếp nhận của Iser có đề cập đến rằng, độc giả có quyền tiếp nhận hoặc từ chối những gì mà mình đọc được.

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Độc giả không phải là những người chỉ có quyền thưởng thức, phê bình văn bản với tư cách khách quan, bên ngoài văn bản như một khán giả trước một bức tranh trong phòng triển lãm hay một thính giả ngồi dưới sân khấu trong một buổi hòa nhạc, mà ở đây, cùng với quyền nhận thức, độc giả còn có quyền "gia công" hoặc "xử lý" văn bản tác phẩm, làm thay đổi trật tự, mối liên kết của các nội dung trong văn bản. Nghĩa là theo Iser, độc giả hoàn toàn có quyền tham gia vào văn bản. Điều này có nghĩa rằng, dưới lý thuyết tiếp nhận của Iser thì những người cảm nhận các tác phẩm này có quyền chọn lọc thông tin cụ thể cho mình.

    Theo thuyết tiếp nhận, có một thuật ngữ thú vị về thuyết tiếp nhận hành vi đó là Schadenfreude - một thuật ngữ tâm lý học tiếng Đức, trong đó: Schaden có nghĩa là tổn thương, Freude là niềm vui. Schadenfreude là cảm giác hả hê vui vẻ trước những tổn thương ". Chúng thường xảy ra khi có ít nhất một trong 3 điều kiện:

    1. Người quan sát được hưởng lợi từ những đối tượng bị tổn thương.

    2. Người chịu tổn thương được cho là đáng bị nhận tổn thương.

    3. Người bị tổn thương là người khiến chúng ta ghen tị.

    Các sản phẩm chế sẽ liên quan đến các đề tài nóng hổi hoặc đang nổi tiếng tại một thời điểm nhất định, lợi dụng thời cơ này, người chế nhạc chế ảnh sẽ sản xuất nội dung thiên hướng mới, bình phẩm, thậm chí là công kích. Người tiếp nhận (người xem) vốn đã có thái độ mong chờ, khi có các đề tài liên quan họ lại vào xem càng nhiều, việc này là hành động gián tiếp cổ vũ cho những người tạo ra ảnh chế, nhạc chế.

    Bằng trực giác (tức có nghĩa là sự tiếp thu nguyên thủy nhất), con người sẽ rất dễ dung nạp những thông tin mà bản thân hứng thú từ trước, hoặc những tin tức đang phổ biến và khơi dậy đủ sự tò mò, hiếu kỳ. Dẫu vậy, quá trình" đọc "và" hiểu "này không bao hàm việc" ủng hộ ", cũng không đại biểu cho" sự phản đối ". Trừ khi nó kết hợp với một hành động cụ thể nào đó sau quá trình này.

    Song song với lý thuyết nhận thức, nhóm còn sử dụng khái niệm" chân trời chờ đợi "." Chân trời chờ đợi"ở đây là sự mong chờ của đọc giả với một tác phẩm. Chân trời chờ đợi được khơi gợi qua việc tác phẩm thừa nhận hoặc vượt qua kinh nghiệm của người nhận. Từ đây có thể xét rằng quá trình tiếp nhận các bức ảnh chế, bài nhạc chế được phát tán trên không gian mạng của người tiếp nhận cũng được xem là có sự tồn tài của chân trời chờ đợi. Trong trường hợp này, chân trời chờ đợi có tác dụng như một cách thứ thể hiện việc người đọc có mong chờ, tiếp tục tiếp nhận về các sản phẩm trên hay không. Hoặc họ có cảm thấy những câu từ, ý nghĩa công kích trong các tác phẩm này có quá mức tiếp nhận của mình hay không, hay nó còn chưa đủ thỏa mãn tâm lý của mình. Khái niệm chân trời chờ đợi được đề cập ở đây như cách thức để thể hiện mức độ quan tâm và cách chọn lọc thông tin của người tiếp nhận.

    Vậy nên đối với chủ đề mà nhóm đang tiến hành nghiên cứu, nhóm đối tượng những người quan sát này đa số thường tiếp cận thông tin một cách ngẫu nhiên, ngẫu hứng; một số ít người có sự quan tâm đến nguyên nhân vấn đề; số còn lại không quá ấn tượng với vấn đề. Từ đây có thể suy ra các biểu hiện trọng yếu như sau:

    1. Tiếp nhận thông tin một cách hời hợt, không mấy để tâm

    2. Tiếp nhận thông tin kết hợp phân tích sơ bộ

    3. Tiếp nhận thông tin và tìm hiểu nguồn gốc câu chuyện

    4. Tiếp nhận thông tin và lan truyền thông tin
     
  9. Swaka Nguyệt Lam Giai Nguyệt Lam

    Bài viết:
    631
    2.1. 3. Trào lưu chế nhạc, ảnh công kích cá nhân dưới góc nhìn của lý thuyết hành vi

    Trong lý thuyết hành vi của Skinner, hành vi con người thành 3 dạng: Hành vi phản xạ không điều kiện, hành vi phản xạ có điều kiện và hành vi tạo tác. Điều này có nghĩa là con người sẽ có các phản ứng trả lời trực tiếp đến các kích thích tác động của mình, hoặc chần chờ trả lời để chờ kích thích tiếp theo.

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Khi nghiên cứu về thuyết hành vi này, nhóm thấy rằng lý thuyết trên rất thích hợp trong trường hợp của người bị công kích trong đề tài của nhóm. Với sự phát triển của mạng xã hội, rất nhiều thông tin và hình ảnh của mọi người đã bị phát tán rộng rãi và khó kiểm soát, đều này dẫn đến chuyện bất cứ ai cũng có thể trở thành người bị người khác đặt vào những bức ảnh chế, hay những bản nhạc chế. Vô hình chung, những người này đã trở thành người bị hại (người bị công kích) và phải tiếp nhận nhiều phản ứng trái chiều từ mạng xã hội, từ đó dẫn đến các vấn đề phát sinh ảnh hưởng đến tâm lý và hành vi.

    Dựa trên mức độ trùng khớp về việc phản ứng trước các chủ đề công kích mình của nhóm người bị tổn thương, nhóm có thể sử dụng thuyết hành vi, hay tâm lý học hành vi để phân tích và nhận định về tâm lý, hành vi của những người bị công kích.

    Có thể thấy, việc bản thân bị biến thành "nhân vật chính" trong ảnh chế, nhạc chế đã trở thành một kích thích tác động từ bên ngoài môi trường, ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi và tâm lý của những người bị công kích.

    Có đôi khi trong tình huống này, những người khác nhau lại thực hiện nhiều hành vi khác nhau. Ví như trong hiện trạng chế nhạc và ảnh này; tuy đều đứng dưới góc độ là nạn nhân; song, mỗi cá thể lại có những hành vi, xúc cảm khác nhau. Điển hình có thể kể đến như:

    1. Giữ im lặng.

    2. Công kích ngược lại đối phương.

    3. Nhờ sự can thiệp của pháp luật: Thông thường sẽ kiện cáo với tội danh vu khống, phỉ báng, bịa đặt sai sự thật..

    4. Ám ảnh với mạng xã hội: Không dùng các thiết bị mạng, ẩn danh, mất tích khỏi thế giới ảo..

    5. Đính chính và tự khẳng định bản thân mình trên các diễn đàn.

    6. Cảm xúc thông thường: Phẫn uất, tức giận, sợ hãi, khó chịu, buồn rầu..

    7. Các chứng bệnh tâm lý thường mắc phải: Trầm cảm, ám ảnh xã hội, sợ sự đánh giá và phán xét, hội chứng sợ không gian mở..

    8. Tự sát, làm tổn thương chính bản thân mình.
     
  10. Swaka Nguyệt Lam Giai Nguyệt Lam

    Bài viết:
    631
    2.2 Phân tích giả thuyết

    2.2. 1 Giả thuyết


    Thực trạng chế nhạc chế ảnh ngày nay ngày càng phổ biến, và chúng không còn được sử dụng với mục đích mua vui ban đầu nữa. Một thời gian dài xuất hiện trên mạng xã hội, ảnh chế nhạc chế đã gây ra một phần tiêu cực cho giới trẻ.

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Trào lưu chế nhạc chế ảnh dần dần biến thành một phương thức được dùng để công kích đời sống cá nhân của người khác từ nhiều phương diện. Từ đây lại sinh ra nhiều vấn đề khác liên quan đến cả người bị công kích và người tiếp nhận. Đặc biệt là khi những ảnh chế, bài nhạc này thường được giới trẻ ưu tiên sử dụng, điều này sẽ gây lên một áp lực vô hình lên tâm lý của giới trẻ, ảnh hưởng đến nhiều mặt từ tâm lý, sức khỏe, hành vi, học tập và nhiều mặt đời sống khác. Từ đây, nhóm đã đưa ra nhiều giả thuyết để thành lấp mối liên quan giữa việc chế nhạc chế ảnh và tâm lý của giới trẻ. Sau khi phân tích dựa trên các cơ sở lý thuyết, nhóm đã đưa ra một giả thuyết như sau: "Trào lưu chế nhạc chế ảnh công kích đời sống cá nhân đã ảnh hướng tâm lý sinh ra hành vi làm tổn thương người khác của giới trẻ."


    2.2. 2 Phân tích giả thuyết

    Khi đặt ra giả thuyết "Trào lưu chế nhạc chế ảnh công kích đời sống cá nhân đã ảnh hưởng tâm lý sinh ra hành vi làm tổn thương người khác của giới trẻ", nhóm đã đặt ra một câu hỏi rằng: Những người bị ảnh hưởng ở đây sẽ bao gồm các đối tượng nào?

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Chúng ta có thể thấy rõ, trong việc sử dụng ảnh chế, nhạc chế để công kích đời sống cá nhân người khác của tồn tại ba nhóm đối tượng: Một là, nhóm người chế nhạc, chế ảnh để công kích người khác. Hai là, nhóm nạn nhân bị công kích. Ba là, nhóm người tiếp nhận, sử dụng và lan truyền những tác phẩm đó trên mạng xã hội.

    Sau khi phân loại ba nhóm người, nhóm đã tiếp tục tiến hành phân tích về giả thuyết mà mình đã đặt ra. Khi xét về mặt ảnh hưởng đến tâm lý của giới trẻ, nhóm nhận ra rằng cả ba nhóm đối tượng đều sẽ bị ảnh hưởng trong vấn đề này.

    Đầu tiên, xét đến nhóm người công kích. Với nhu cầu muốn khẳng định cá nhân mình, ngay từ mục đích ban đầu, tâm lý của những người này đã thôi thúc họ thực hiện các hành vi hạ thấp người khác để nâng vị trí của bản thân lên. Điều này khiến họ bắt đầu những hành vi tổn thương người khác của mình. Nhất là khi những bức ảnh chế hay những bài nhạc chế của họ được người khác đón nhận, từ bên trong tâm lý của họ sẽ sinh ra một loại thỏa mãn. Thỏa mãn vì được mọi người đồng tình, thỏa mãn vì được người khác ủng hộ và biết đến. Điều này đã thỏa mãn được ham muốn chứng minh bản thân mình tồn tại trong lòng họ, và dẫn đến họ sẽ có nhiều hành động quá mức hơn để công kích ngưởi khác, nhằm khẳng định mình hơn. Điều này dẫn đến việc hành vi tổn thương người khác sẽ tiếp tục diễn ra, và ngày càng có mức độ cao hơn. Xét trên phương diện hành vi xã hội, ta có thể thấy khi có sự tương tác giữa các cá nhân trong xã hội, cụ thể ở đây là sự đón nhận của người đọc và sự ủng hộ của họ dành cho người công kích, thì người công kích như có thể động lực để tạo nên nhiều tác phẩm hơn. Nó như một động lực khuyến khích, khiến cho tâm lý của người công kích ngày càng lệch lạc, và càng muốn tổn thương người khác hơn.

    Khi xét đến nhóm người bị tổn thương, ta có nhiều vấn đề cần đặt ra hơn. Dựa trên suy nghĩ thông thường, khi là một nạn nhân trong vấn đề bị công kích bằng ảnh chế, nhạc chế, nhiều người sẽ tỏ ra muốn bào chữa, bảo vệ bản thân. Một số khác lại có thái độ thờ ơ, không quan tâm vì dù nguyên do. Nhưng lại có một số muốn dùng cách thức tương tự để trả thù. Ở đây nhóm đang xét đến trường hợp cuối cùng: Người bị công kích sinh ra tâm lý trả thù, tổn thương người khác.

    Khi mà người bị tổn thương nhận được quá nhiều ý kiến trái chiều đến từ mạng xã hội, tâm lý và hành vi của họ sẽ bị ảnh hưởng. Điều này dẫn đến có một trường hợp phát triển lệch lạc hành vi, đó là thay vi đem lại điều tích cực hơn cho cộng đồng, họ sẽ đi theo hướng tiêu cực. Họ sẽ biến những tổn thương mà mình gánh chịu thành động lực để tổn thương người khác theo một cách tương tự. Dần dần, có thể trong nhóm người này sẽ phát sinh một loại tâm lý trả thù xã hội. Họ sẽ không phân định đúng sai, không quan tâm đến việc mình tổn thương đến ai mà chỉ muốn càng nhiều người hiểu được cảm giác của mình thì càng tốt. Cảm xúc ích kỷ này sẽ ngày càng phát triển, và dần dần họ sẽ trở thành nhóm người đầu tiên – nhóm người đi công kích người khác.

    Nhóm người cuối cùng là nhóm người tiếp nhận. Đây là nhóm người có nhiều biến số nhất. Họ có nhiều cách để tiếp nhận, tiếp thu thông tin. Dựa trên thuyết tiếp nhận đã phân tích ở trên, ta có thể thấy việc tiếp nhận thông tin của họ không quá ảnh hưởng đến hành vi và tâm lý, mà chủ yếu nằm ở suy nghĩ của bản thân. Tuy nhiên, khi việc công kích người khác xảy ra trên mạng xã hội – nơi có nhiều người thuộc nhóm tuổi vị thành niên, còn quá trẻ để phân biệt đúng sai, hay biết chọn lọc thông tin thì rất có thể họ sẽ bị dẫn dắt theo hướng đi sai. Đặc biệt là khi họ nhìn thấy những người công kích người khác lại không bị xử lý, họ sẽ sinh ra suy nghĩ mình cũng có thể dùng cách tương tự để công kích những người mình không thích. Điều này khiến nhóm người tiếp nhận có nguy cơ trở thành những người tổn thương người khác nếu như họ không biết chọn lọc. Nhất là khi dựa trên pháp luật, vấn đề công kích người khác dựa trên ảnh chế nhạc chế chưa được quản lý chặt chẽ.

    Dù là xét trên nhóm người nào, chúng ta đều thấy rõ rằng giả thuyết sẽ quy chung lại ở một điểm: Mọi người đều có khả năng trở thành người công kích người khác.

    Nhận thấy điều này, nhóm đã tiếp tục dựa trên các lý thuyết và phương pháp lý luận để phân tích về vấn để này.

    Vì sao giới trẻ lại xuất hiện hành vi tổn thương người khác bằng ảnh chế nhạc chế?

    Đầu tiên, như đã nêu ra ở trên, đó là tâm lý muốn chứng mình bản thân, muốn thể hiện được giá trị của bản thân. Tiếp theo chính là những người bị công kích quá nhiều sinh ra nhiều áp lực tâm lý, nảy sinh hành vi chống đối xã hội, tổn thương mọi người. Cuối cùng là chưa biết cách tiếp nhận thông tin đúng cách dần dần ảnh hưởng đến tư duy, thay đổi cả một hệ tư tưởng.

    Tuy nhiên, có những nguyên do nào khác tồn tại xung quanh gây nên tình trạng này?

    Về mặt xã hội, khi xã hội ngày càng phát triển sẽ kéo theo nhiều hệ lụy liên quan. Và đặc biệt ở trong một xã hội phát triển quá nhanh như hiện nay, thì có nhiều người bị lu mờ, có nhiều người bị giấu sâu trong xã hội đông đúc. Những người này khi nhìn thấy những người khác vượt trội, nổi bật hơn mình sẽ sinh ra tâm lý ghen ghét, muốn chà đạp người khác, tâng bốc bản thân mình lên. Chính xã hội đã trở thành một nguyên nhân đẩy nhu cầu khẳng định mình của giới trẻ lên cao.

    Tiếp theo, về môi trường và không gian mạng. Môi trường ảnh hưởng rất nhiều đến vấn đề phát triển của con người, đây không phải là vấn đề quá mới mẻ. Khi môi trường đầy rẩy những người công kích, tổn thương người khác bằng ảnh chế, nhạc chế thì điều này trở thành một điều hiển nhiên. Và trong tiềm thức của giới trẻ, họ sẽ cảm thấy đây chỉ là những việc vô cùng bình thường, chẳng có gì sai trái cả. Chuyện nó phát sinh cũng giống như việc hai người cãi nhau đều sẽ cáu gắt với nhau. Sau cùng, dần dần xã hội sẽ phát triển theo một hướng đồng loạt dùng cách này để công kích nhau, bất kể là người công kích hay người bị tổn thương, thậm chí là người tiếp nhận đều sẽ dùng các cách tương tự để giải quyết các vấn đề xung quanh. Với các lý thuyết về nhận thức xã hội – những lý thuyết tin vào việc củng cố và thiết lập sự giải thích hành vi – môi trường làm con người thực hiện hành vi, ta có thể khẳng định chính môi trường đã cấu thành một điều kiện để giới trẻ thực hiện các hành vi tổn thương người khác của mình.

    Ngoài những điều đã kể đến ở trên, còn phải nhắc đến vấn đề học tập, công việc và phương diện pháp luật. Dù rằng pháp luật về vấn đề mạng xã hội đã có bước phát triển, nhưng nó chưa thật sự chặt chẽ, khiến cho người nhiều cảm thấy việc chế nhạc, chế ảnh để công kích người khác chẳng có gì là sai trên phương diện pháp luật. Điều này đã khiến một bộ phận giới trẻ ngày càng tự tung tự tác hơn. Áp lực về mặt học tập, thi cử và điểm số có thể cũng là một phần nguyên nhân dẫn đến việc giới trẻ muốn dùng cách thức chế nhạc chế ảnh để giải tỏa cảm xúc của mình, và họ đã tìm kiếm một người khác để làm mục tiêu cho bản thân công kích, nhằm giải tỏa áp lực. Hơn nữa, khi xét về các mối quan hệ xã hội khác như bạn bè của giới trẻ, ta có thể thấy có rất nhiều nhân dẫn đến các bạn có sự phát triển lệch lạc về hành vi. Mối quan hệ căng thẳng, bất đồng cũng gây ra tình trạng tương tự.
     
  11. Swaka Nguyệt Lam Giai Nguyệt Lam

    Bài viết:
    631
    2.3 Điều tra bảng hỏi kiểm chứng giả thuyết

    Sau khi nhận thấy vấn đề "trào lưu chế nhạc/chế ảnh công kích cá nhân" vẫn đang tồn tại và dần dần phát triển song song với làn sóng mạng xã hội hiện tại. Nhóm đã tiến hành một cuộc khảo sát với số lượng trên 100 người bằng hình thức trực tuyến thông qua công cụ "biểu mẫu của google" để chứng minh đây là một vấn đề đang hiện hữu, đồng thời cũng tiếp cận được vấn đề với góc nhìn của người dùng mạng xã hội đối với thực trạng này, cũng như kiểm chứng với giả thuyết mà nhóm đã đặt ra.

    Ngoại trừ phần thông tin đối tượng khảo sát là những người sử dụng mạng xã hội với nhiều độ tuổi, vùng miền, nghề nghiệp khác nhau, nhóm xin được chia bảng hỏi thành ba phần và bao gồm cả câu hỏi cụ thể tương ứng:


    a. Khái quát hiện trạng sử dụng ảnh chế, nhạc chế hiện nay:

    Bấm để xem
    Đóng lại
    - Bạn có hay nhìn thấy ảnh chế/ nhạc chế mang tính công kích trên mạng xã hội hay không?

    - Hãy đánh giá mức độ dùng ảnh nhạc, ảnh chế của bạn.

    - Thái độ của bạn đối với các sản phẩm nhạc chế, ảnh chế ngày nay?

    b. Thái độ cũng như góc nhìn của "cư dân mạng" về ảnh chế, nhạc chế công kích người khác:

    Bấm để xem
    Đóng lại
    - Bạn thường bức xúc với loại ảnh chế, nhạc chế mang tính công kích về phương diện nào?

    - Khi bạn nhìn thấy một bức ảnh chế, nhạc chế công kích ai đó, bạn có thật sự muốn tìm hiểu câu chuyện phía sau không? Vì sao?

    - Khi thấy có người sử dụng ảnh chế, nhạc chế để công kích đời sống cá nhân người khác, bạn sẽ như thế nào?

    - Nếu đặt trường hợp bạn sẽ là nạn nhân của việc chế nhạc/chế ảnh, bạn nghĩ mình sẽ có phản ứng như thế nào?

    - Khi bạn thấy người quen của bạn sử dụng ảnh cá nhân của người khác để công kích họ, bạn sẽ "hóng hớt" cùng hay là bênh vực cho người bị công kích kia? Vì sao?

    - Nếu như một ngày bạn nghe được tin tức người mà bạn dùng ảnh chế, nhạc chế đã đã tự kết liễu cuộc đời họ vì cú sốc tâm lý quá lớn. Khi đó bạn cảm thấy như thế nào?

    c. Giải pháp cho vấn đề:

    Bấm để xem
    Đóng lại
    - Theo bạn cách để nhạc chế ảnh chế không còn mang tính công kích cá nhân là làm gì?

    - Theo bạn, cơ quan có thẩm quyền nên làm gì để ngăn chặn việc công kích cá nhân và quản lý tốt về an ninh không gian mạng?

    Mỗi nhóm câu hỏi, nhóm đều gắn một mục đích riêng biệt cho chúng nhằm phân tích, hiểu rõ hơn những thông tin để phục vụ cho bài nghiên cứu này. Nhóm câu hỏi đầu tiên được hỏi nhằm đánh giá mức độ phổ biến của những meme gây công kích trên mạng xã hội; nhóm câu hỏi thứ hai đã đi sâu hơn vào hiện trạng để thấy được thái độ, hành động, suy nghĩ của người xem đối với sự công kích này; nhóm câu hỏi cuối được đặt ra với mục đích tìm kiếm những giải pháp làm hạn chế đi những hành động tiêu cực như thế để giúp cho không gian mạng, một môi trường quan trọng như ngôi nhà thứ hai của chúng ta trở nên lành mạnh hơn.
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...