Nghị Luận Xã Hội Về Câu Tục Ngữ "Lá Lành Đùm Lá Rách" Bài Làm Đoán kết tương thân tương ái là một tình cảm đặc biệt trong mỗi con người. Nhờ đó mà nước Việt Nam đã trải qua bao nhiêu khó khăn, thử thách. Ông cha ta đã từng có câu "Lá lành đùm lá rách" để răn dạy con cháu. Hình ảnh một chiếc lá đang còn nguyên vẹn tươi xanh đang đùm bọc che chở cho lá đã rách. Nghĩa đen của câu tục ngữ này đã cho thấy được trong cuộc sống hàng ngày của nhân dân ta. Lấy lá đùm, để gói bánh, khi một chiếc lá rách người ta sẽ không bỏ đi thay vào đó họ lấy những lá khác lành lặn hơn, xanh tươi hơn để bao bọc lại chiếc lá rách kia. Khi chiếc lá lành và chiếc lá rách kết hợp lại đùm bọc lẫn nhau thì nhìn chiếc bánh trông chắc chắn và rất đẹp. Hình ảnh chiếc lá lành và lá rách ở đây còn mang thêm ý nghĩa rất cảm động. Lá lành tượng trưng cho những người có cuộc sống đầy đủ, công việc thuận lợi, giàu có. Còn lá rách tượng trưng cho những người có cuộc sống thiếu thốn, công việc sa cơ, thất thế. Câu tục ngữ đã thể hiện mối quan hệ tình cảm tốt đẹp của nhân dân ta từ xưa đến nay. Đoàn kết tương thân vốn là một truyền thống tốt đẹp, đáng tự hào của nhân dân ta. Ngoài câu tục ngữ "Lá lành đùm lá rách" còn có nhiều câu tương tự như là "Nhiễu điều phủ lấy giá gương, Người trong một nước phải thương nhau cùng". Không chỉ có "Lá lành đùm lá rách" mà "Lá rách ít đùm lá rách nhiều". Những người có kinh tế thuận lợi, bình thường vẫn phải giúp đỡ những người khó khăn hơn có như vậy nước ta với phát triển về văn hóa và xã hội. Trong đời sống xã hội, hoàn cảnh con người dễ thay đổi thất thường, khi thành công, khi thất bại, khi mất, khi giàu có, khi nghèo khổ. Cũng rất đáng lo ngại khi có nhiều người rất thờ ơ trước nỗi đau của người khác đó là một thói xấu, một thói ích kỷ, vô lương tâm đáng chê trách. Một câu chuyện thời xưa ở xã Nam Mẫu thuộc tỉnh Bắc Kạn, người ta mở hội cúng Phật để cầu phúc. Đột nhiên xuất hiện một bà lão ăn xin, thân thể gây gòm đã vậy còn bị ghẻ lở như bị bệnh. Bà đi đến đâu ai cũng xa lánh, hắt hủi bà. May sao có hai mẹ con ba góa vừa đi chợ về, thương tình đã cho bà về nhà. Cho bà ăn cơm, rồi nhường cho mảnh chiếu duy nhất. Tấm lòng thương người, nhân hậu của hai mẹ con mà đã tránh khỏi bão lụt, thiên tai. Họ còn cứu sống được bao nhiêu người. Qua câu chuyện trên em thấy hai mẹ con bà góa là người có tấm lòng thương người. Dù nhà nghèo khổ nhưng vẫn giúp một bà lão bệnh tật. Và đáng chê trách trong những người dân đã không chịu giúp đỡ bà lão ăn xin đó. Qua câu chuyện trên em lại rút ra một điều là: "Lá lành đùm lá rách" không phải người giàu mới có thể giúp đỡ người khó khăn mà có nghĩa là người khỏe mạnh có thể giúp đỡ người bệnh tật. Giúp đỡ người khác không phải là vì sẽ giúp ta được người khác yêu quý, hay ra oai ta đây có nhiều tiền, mà hãy giúp bằng tấm lòng thật sự của mình. Nhưng những người giúp đỡ không phải vì thế mà ỷ lại vào người khác rồi biếng nhác, hãy cố gắng vượt qua bản thân và biết vươn lên hoàn cảnh của mình. Chúng ta phải biết tương thân tương ái giúp đỡ lẫn nhau không nên thờ ơ, xa lánh những người khó khăn. Đây mới là một con người có tấm lòng lương thiện, thương người. Câu tục ngữ "Lá lành đùm lá rách" đã cho ta một đạo lý làm người, giúp đỡ những khó khăn san sẻ và biết yêu thương con người hơn. Qua câu tục ngữ trên em đã học được nhiều bài học bổ ích. Học được ý thức đoàn kết, giúp đỡ những người khó khăn. Cho xã hội, văn hóa phát triển, con người cũng vì thế đoàn kết, tương thân tương ái hơn. Tiểu Hồng