Nghị luận xã hội từ câu truyện: Con lừa già và bác nông dân

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Mộc An Hy, 17 Tháng một 2021.

  1. Mộc An Hy

    Bài viết:
    8

    BÀI VIẾT NGHỊ LUẬN XÃ HỘI TỪ CÂU TRUYỆN: CON LỪA GIÀ VÀ BÁC NÔNG DÂN


    Đề bài:

    Một ngày kia, con lừa của bác nông dân sảy chân ngã xuống cái giếng bỏ hoang. Con vật kêu lên thảm thiết nhiều giờ liền trong lúc người chủ của nó nghĩ xem nên làm gì để cứu con lừa lên.. Cuối cùng, ông quyết định rằng, vì con lừa cũng già rồi và cái giếng thì đằng nào cũng phải lấp, nên sẽ có cách để không phải bận tâm đến con lừa nữa.

    Ông mời hàng xóm đến giúp ông một tay. Mỗi ngưởi cầm một cái xẻng xúc đất đổ vào giếng. Nhận ra sự thật phũ phàng, con lừa rên rỉ thảm thiết. Sau khi hứng những xẻng đất đầu tiên, nó hoàn toàn tuyệt vọng, nhìn lên với đôi mắt đầy ai oán. Chỉ đến khi đất ngập đến gần hết chân, nó mới bừng tỉnh, nó cảm nhận điều gì đó đang và sẽ xảy ra đối với nó. Nó không nhìn lên nữa mà cố gắng xoay sở để trồi lên. Bác nông dân và mọi người chăm chú nhìn xuống giếng, họ kinh ngạc trước những gì đang diễn ra. Cứ mỗi xẻng đất đổ lên lưng, con lừa lại lắc mình cho đất rôi xuống chân và bước lên lớp đất ấy. Cứ thế, từng xẻng đất, rồi từng lớp đất. Và chẳng bao lâu, chú lừa đã có thể bước lên miệng giếng, mệt nhọc chạy ra ngoài trước sự ngạc nhiên của tất cả mọi người.

    Nghị luận xã hội về câu chuyện con lừa già của bác nông dân

    [​IMG]

    Nguồn ảnh: Williamasuys.com​

    Bài làm

    Có những kiếp đời như thế, mê mải tìm cho mình một đức tin rồi bơ vơ giữa nỗi sợ đánh mất chính mình. Có những kiếp đời như vậy, cố chấp không tin tưởng để rồi lạc lõng giữa những hoài nghi về chính ta. Những niềm tin giữa cuộc đời để lại trong những kiếp đời niềm đau khổ và mất mát. Nhưng cũng ở nơi ấy, nơi đức tin được đặt trọn, họ tìm thấy niềm hạnh phúc và cảm giác toàn vẹn thuộc về điều gì đó. Cũng ở nơi ấy, khi niềm tin trọn vẹn kia được đáp trả, họ tìm cho mình một định nghĩa về giá trị của bản thân, rằng họ là ai giữa muôn ngàn ngã rẽ cuộc đời. Những niềm tin vào cuộc đời có thể khiến ta đau, ta thương tổn nhưng thiếu đi chúng cuộc đời không còn là chính nó, thiếu đi những đau khổ ta mất đi năng lực nhìn nhận những hạnh phúc và yêu thương.

    Câu chuyện về chú lừa già và bác nông dân có lẽ cũng là câu truyện về niềm tin ấy.

    Mở đầu câu truyện là lúc chú lừa già xảy chân xuống chiếc giếng bỏ hoang, chú kêu thảm thiết trong khi bác nông dân có tìm cách để cứu lấy chú. Có lẽ nhiều người chỉ đặt trọng tâm câu truyện lúc bác nông dân nọ quyết định từ bỏ mạng sống của chú lừa già nhưng phải chăng mấy tiếng đồng hồ chật vật tìm cho chú lừa một lối thoát cũng tự nó đem theo một điều gì đó. Chúng ta không biết chú lừa nọ đã ở với bác nông dân bao nhiều năm, họ đã cùng nhau đi qua bao quãng đường giữa ngang dọc cuộc đời. Chúng ta chỉ biết, ở khoảnh khắc ngã xuống, chú lừa nọ tin tưởng rằng người chủ sẽ cứu lấy mạng sống của mình nên không ngừng kêu la, người chủ nọ cũng chật vật tìm cho chú lừa một lối thoát. Chú lừa đặt một niềm tin nơi chủ của mình, một niềm tin được dựng xây bởi quãng đường họ đã ở bên nhau, có lẽ cũng chính niềm tin, tiếng kêu la và ánh nhìn khẩn khoản nơi chú lừa đã níu lấy bác nông dân. Chúng ta luôn phủ nhận niềm tin giữa người với người, ta nói chúng sẽ đem đến đau khổ, con người chẳng đáng tin, mỗi khoảnh khắc họ đều đổi thay, con người quá nhiều toan tính, có hay chăng chỉ một niềm tin nho nhỏ sẽ không thể níu lấy đôi chân họ. Nhưng có lẽ ta chưa từng nghĩ rằng, vì có niềm tin trong cuộc đời, ai ai cũng có một nỗi sợ, nỗi sợ đánh mất đi niềm tin của người khác vào mình, nỗi sợ chính mình đã khiến ai đó thất vọng. Nỗi sợ kia đặt giữa những biến số không ngừng trong cảm xúc của con người tạo thành một nền tảng cho sự gắn kết. Chúng sẽ là một ranh giới nói cho ta liệu hành động của mình có khiến ai đó thương tổn, là một thước đo cho ta biết những người ấy quan trọng với ta nhường nào. Mấy tiếng đồng hồ kia có lẽ cũng đã dược trải qua như thế, bước đến tận cùng, bác nông dân vẫn không muốn giết chết chú lừa già dẫu bác biết chú ta cũng chẳng còn lợi ích sử dụng gì nữa. Nỗ lực này dẫu đứung trước quyết định của bác nông dân ít ỏi đế mức đáng trách nhưng cũng không thể vì vậy mà bị phủ nhận. Niềm tin giữa cuộc đời có lẽ không đủ để níu lấy đôi chân của một người nhưng là chúng là nền tảng cho mọi mối quan hệ, thiếu đi chúng, ta sẽ dễ dàng thương tổn nhau, không do dự đẩy kẻ khác vào nghịch cảnh.

    Niềm tin giữa vạn vật luôn ngầm được xây dựng tựa một cán cân cân bằng, quan hệ giữa vạn vật với nhau là một mối quan hệ lợi ích, một khi lợi ích kia lung lay, cán cân này cũng đứng trên bờ vực của sụp đổ. Khoảnh khắc chú lừa kia rơi xuống, cán cân cân bằng về lợi ích kia bị phá vỡ một cách nặng nề. Sự phá vỡ ấy buộc phải được cân bằng bởi một điều gì đó. Và cũng chính ở nơi ấy, những giá trị về lợi ích được đan xen trong suy nghĩ của bác nông dân. Đứng trước những nghịch cảnh trong cuộc đời khi chúng ta phải nhờ cậy vào niềm tin của mình ở một ai khác, có lẽ chúng ta không thể quên chính mình đang nằm ở thế yếu và chính cán cân lợi ích nền tảng đã bị phá vỡ. Trước kia chú lừa già vẫn có thể giúp được bác nông dân nọ, bác nông dân cũng có thể nuôi sống chú lừa kia, khi cán cân lợi ích ấy cân bằng, theo một lẽ tất yếu, nơi ấy không tồn tại mâu thuẫn. Nhưng khi chú lừa rơi xuống chiếc giếng vốn cần được lấp và sức lực của chú cũng không đủ để giúp cho bác nông dân nhiều việc, chú lừa rơi vào thế yếu, bởi chú không thể đem lại lợi ích gì cho bác nông dân và nếu cứu lấy chú bác nông dân phải cho đi nhiều hơn là nhận lại. Khi cán cân này mất cân bằng, niềm tin của chú lừa kia vào bác nông dân nhiều hơn nơi nó là một sự khẩn cầu, một sự ban ơn, chúng thiếu đi ở nơi mình một sự chủ động cho đi và nhận lại.

    Có lẽ điểm khác biệt giữa một niềm tin và một khẩn cầu ban ơn là một sự chủ động. Một sự chủ động tự nâng lên giá trị của chính mình để cân bằng lại cán cân kia. Có nhiều người sẽ trách bác nông dân, kẻ đã bỏ đi một sinh mạng để lấy lại lợi ích cho chính mình. Nhưng có lẽ chúng ta không nhận ra nếu không đứng trên vị trí cân bằng của cán cân lợi ích, bất kì yêu cầu nào nơi ta cũng là một sự khẩn cầu, một sự mưu cầu giúp đỡ và ban ơn nơi kẻ khác. Có lẽ cũng chinh vì vậy, thay vì trách những niềm tin trong cuộ đời đã phản bội lại chính ta, ta nên nhìn nhận lại xem liệu nơi ấy có thực sự là niềm tin hay một sự khẩn cầu mong chờ quá nhiều vào kẻ khác. Khoảnh khắc bác nông dân bắt đầu xúc cát đổ vào chiếc giếng, chú lừa bắt đaug nhận ra hiện thực chú buộc phải đối diện, rằng niềm tin nơi chú không đủ để níu lấy đôi chân người nông dân nọ. Chú đã kêu lên đầy đau đớn và tuyệt vọng, ánh mắt chú nhìn ai oán. Ngay lúc ấy chú có lựa chọn cứ mãi ai oán nhìn về người nông dân nọ cho đến khi bị cát vùi lấp và chết. Mỗi khi chúng ta bị một điều gì đó làm thương tổn trong cuộc dời, chúng ta cũng có lựa chọn đắm chìm nơi ấy với những cảm xúc tiêu cực của một kẻ bị phản bội và cuối cùng đánh mất đi chính mình. Nhưng rồi cũng chính ở khoảnh khắc ấy, có lẽ chú lừa đã tìm lại được niềm tin vào bản thân mình, rằng đừng mong đợi bất cứ ai có thể giúp đỡ mình khi chính mình không có đủ niềm tin để vươn lên.

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
    Niềm tin có thể khiến ta đau, khiến ta sợ hãi và mất mát, nhưng thiếu đi chúng, cuộc đời không còn là cuộc đời.

    Mộc An Hy

    Tái bút: Đây là một trong những bài viết của Hy từ những năm cấp ba, có rất nhiều góc nhìn về câu truyện này, trên đây là góc nhìn của chính Hy.
     
    Last edited by a moderator: 21 Tháng sáu 2021
Trả lời qua Facebook
Đang tải...