Nghị Luận Xã Hội: Sức Mạnh Của Lời Xin Lỗi

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Nalhna, 25 Tháng một 2022.

  1. Nalhna

    Bài viết:
    41
    Đề: Suy Nghĩ Về Sức Mạnh Của Lời Xin Lỗi

    Bài Làm

    Trong việc hình thành và phát triển nhân cách của con người, văn hóa giao tiếp đóng một vai trò cực kì quan trọng. Một trong những biểu hiện của văn hóa ứng xử thể hiện nhân cách của con người bên cạnh biết nói lời cảm ơn đó là lời xin lỗi. Để đạt được mục đích giao tiếp, giữ vững mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội, biết nói lời xin lỗi đúng lúc, đúng chỗ sẽ mang lại một sức mạnh kì diệu.

    Lời xin lỗi là hành động tự nhận khuyết điểm sai lầm về mình khi mình mắc lỗi, là cách thể hiện thái độ biết lỗi. Xin lỗi là sự đồng cảm sẻ chia đối với người bị ta vô tình làm tổn thương. Xin lỗi là phép lịch sự trong giao tiếp ứng xử giữa người với người để tạo sự gắn kết giữa mình với người khác. Biết xin lỗi là mong được đền bù thiệt hại và tha thứ. Văn hóa xin lỗi là một biểu hiện đẹp trong giao tiếp.

    Xin lỗi khiến người nghe được giải tỏa mâu thuẫn, là liều thuốc tốt nhất để gỡ mối hiềm khích, nhiều vấn đề tưởng chừng rối rắm; đồng thời thể hiện sự hối lỗi của người nói. Trong văn hóa giao tiếp, lời xin lỗi thể hiện phép lịch sự, tạo điều kiện cho con người chung sống hòa hợp cùng nhau trong một môi trường thân thiện. Xin lỗi làm cho tình người trở nên khăng khít hơn và mối quan hệ giữa người với người cũng trở nên bền chặt, được tôn trọng. Xin lỗi đi kèm là hành động sửa lỗi sẽ giúp cho con người hoàn thiện bản thân hơn. Lời xin lỗi thể hiện nhân cách và văn hóa giao tiếp của cá nhân với cộng đồng. Biết nói lời xin lỗi là sự thể hiện con người có nhân cách, hiểu biết. Lời xin lỗi thúc đẩy con người sống vị tha và bao dung hơn, góp phần cải thiện các mối quan hệ ngày càng tốt đẹp hơn.

    Lời xin lỗi có một sức mạnh vô cùng to lớn nhưng trong xã hội ngày nay, một bộ phận không ít người đang vô cảm trước lời xin lỗi và lời cảm ơn. Đó là những con người không có ý thưc trách nhiệm trước việc mình làm, không dám tự nhận lỗi về mình. Với những hiện tượng này, chúng ta cần lên án và phê phán một cách nghiêm khắc.

    Muốn lời xin lỗi có hiệu quả thì mỗi chúng ta cần phải biết nói lời xin lỗi chân thành, xuất phát từ đáy lòng: "Một lời xin lỗi vụng về vẫn tốt hơn là im lặng". Nói lời xin lỗi đúng lúc, đúng nới, đúng hoàn cảnh sẽ làm cho lời xin lỗi phát huy được sức mạnh. Lời xin lỗi phải đi kèm với hành động. Đưa ra lời xin lỗi chân thành, đúng lúc sẽ mang lại hiệu quả rất lớn thúc đẩy các mối quan hệ trong giao tiếp.
     
    Dương2301 thích bài này.
Trả lời qua Facebook
Đang tải...