Nghị luận xã hội: Sống phải làm người chân thật

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Phong Diệm, 11 Tháng mười một 2023.

  1. Phong Diệm

    Bài viết:
    26
    Đề: Bằng hiểu biết của em về xã hội, hãy viết một bài văn về vấn đề sống phải làm người chân thật.

    [​IMG]

    Bài làm

    Nhà văn Nikolai A. Ostrovsky đã từng chiêm nghiệm: "Đời người chỉ sống có một lần. Phải sống sao cho khỏi xót xa ân hận vì những năm tháng đã sống hoài sống phí". Quả thực, mỗi người chúng ta "chỉ sống có một lần" nhưng nếu ta sống thật tốt, thật ý nghĩa thì một lần đó thôi cũng đủ để ta cảm cảm thấy mãn nguyện về bản thân mình. Mà quan trọng hơn cả, sống phải làm người chân thật.

    Vậy sống chân thật là gì? Chân thật là không giả dối, là trong đầu óc trong tâm hồn không cảm thấy khó chịu vì sự ganh ghét. Còn sống chân chật tức là sống ngay thẳng, thật thà, không dối trá, không sống theo kiểu hai mặt. Đây là đức tính, lối sống tốt đẹp cần có; nó sẽ giúp con người có cuộc sống đích thực, tạo nên những mối quan hệ tốt đẹp trong cuộc sống.

    Đến đây, ta chợt nhớ tới thầy giáo Chu Văn An - một người thầy giỏi, nổi tiếng là một người có lối sống chân thật đáng quý. Vào thời Trần, khi thấy chứng kiến sự suy đồi, nịnh thần lũng đoạn, ông dâng sớ xin chém 7 nịnh thần (thất trảm sớ) nhưng không được chấp thuận. Thế là ông treo ấn, từ quan về quê dạy học, soạn sách. Có thể thấy, thầy Chu Văn An cũng giống như những con người sống chân thật khác, đều sống thành thật với lòng mình, dối xử với tất cả mọi người xung quanh bằng tấm lòng chân thành và hướng tới những giá trị thật, bền vững, theo đuổi những giả trị cuộc sống có ý nghĩa thay vì những hư vinh hão huyền chẳng bền lâu. Bên cạnh đó, họ còn yêu thương con người bằng tấm lòng chân thành của mình.

    Bởi thế, những con người chính trực như vậy sẽ luôn có được niềm tin ở mọi người, được giao nhiệm vụ, có cơ hội thử thách để thành công. Hơn thế nữa, chỉ khi ta dám sống chân thật với bản thân mình, ta mới biết rõ điểm mạnh - yếu của bản thân dể từ đó tìm cách khắc phục, hoàn thiện và vươn lên trong cuộc sống. Và sống chân thành thì đời sống tâm hồn mới luôn nhẹ nhàng thanh thản bởi khi đó, ta không còn phải mang trên mình chiếc mặt nạ giả dối.

    Hơn cả, "những gì xuất phát từ trái tim sẽ đi đến trái tim" (Khuyết danh). Thật vậy, sống chân thật sẽ làm mối quan hệ giữa người với người trở nên tốt đẹp hơn, cái xấu sẽ giảm đi, cái đẹp sẽ được đề cao, tôn vinh. Xã hội cũng từ đó mà phát triển văn minh, giàu đẹp. Minh chứng cho điều đó là câu chuyện về chàng sinh viên Lễ Doãn Y nhặt được và trả lợi hơn 1, 3 tỉ đồng cho người mất. Ý tâm sự: "Nhặt được tài sản thì trả lại cho người đánh mất chứ có chi mô. Nhưng được nhiều người khen, em rất vui và lấy đó làm động lực để sống tốt hơn". Ngược lại, nếu sống không chân thật, giả dối, con người sẽ đánh mất lòng tin ở mọi người.

    Thế nhưng, trong cuộc sống hiện nay vẫn còn lắm những kẻ sống bằng sự dối trá và lừa lọc, sẵn sàng lừa dối người khác, ăn không nói có, vu oan giá họa nhằm hãm hại người khác, trục lợi về mình.. Những người như vậy nên thay đổi để có một cuộc sống tốt đẹp hơn.

    Nói tóm lại, sống thì phải làm người chân thật là một lối sống cao đẹp mà mỗi người cần có trong cuộc đời. Và tâm hồn chúng ta sẽ tỏa sáng khi nó đủ trung thực một cách đúng đắn nhất còn "dối trá và lừa lọc là hành động của kẻ ngu xuẩn không có trí học để trung thực" (Bejamin Fraklin). Hãy:

    "Đi trọn đời trên con đường chân thật.

    Yêu ai cứ bảo là yêu

    Ghét ai cứ bảo là ghét

    Dù ai ngon ngọt nuông chiều

    Cũng không nói yêu thành ghét

    Dù ai cầm dao dọa giết

    Cũng không nói ghét thành yêu".

    (Trích "Lời mẹ dặn" - Phùng Quán)
     
    LieuDuong thích bài này.
Trả lời qua Facebook
Đang tải...