Nghị luận xã hội: Mối quan hệ giữa học và hành - Liên hệ bài tấu: Bàn luận về phép học

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Cute pikachu, 4 Tháng ba 2022.

  1. Cute pikachu

    Bài viết:
    1,898
    Đề số 1: Trong bài "Bàn luận về phép học", Nguyễn Thiếp viết "theo điều học mà làm", em hãy nêu suy nghĩ về mối quan hệ giữa học và hành

    Định hướng:

    1. Mở bài: Dẫn dắt, nêu vấn đề

    Học đi đôi với hành là điều quan trọng trong phương pháp học tập. Ý kiến của La Sơn Phu Tử khi bàn về phép học là đúng đắn, học và hành có mối quan hệ gắn bó mật thiết. Lời dạy có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với việc học của mỗi người.

    2. Thân bài:

    * Giải thích:

    - Học là quá trình tiếp thu kiến thức đã được tích luỹ trong sách vở, là nắm vững lí luận đã được đúc kết là những kinh nghiệm nói chung, là trau dồi kiến thức để mở mang trí tuệ.

    - Hành: Là quá trình thực hành, ứng dụng kiến thức lí thuyết vào thực tiễn đời sống.

    - Khẳng định: Học và hành là quá trình thống nhất. Học và hành phải đi đôi với nhau, không tách rời nhau.

    * Bài luận, chứng minh

    - Học tập giúp chúng ta có kiến thức, kĩ năng, hoàn thiện nhân cách, có linh nghiệm để dễ dàng làm việc. Học lí thuyết đúng đắn có tác dụng soi sáng, dẫn đường cho thực hành. Con người sẽ rút ngắn thời gian mò mẫm, thử nghiệm và tránh được những sai lầm đáng tiếc. Lí thuyết gắn với thực hành sẽ thúc đẩy sản xuất phát triển nhanh hơn và đạt hiệu quả cao hơn. Dẫn chứng..

    - Hành để việc học thêm hoàn thiện, thực hành càng được đúng hướng, nhanh, hiệu quả. Dẫn chứng

    * Mở rộng vấn đề:

    - Nếu chỉ có học mà không hành thì việc học ấy chỉ tốn thời gian, công sức, tiền bạc, chẳng có tác dụng gì. Có học mà không có hành thì chỉ là ôm mớ lí thuyết suông.

    Dẫn chứng: Có thể trên lớp bạn đang học rất giỏi Toán nhưng về nhà bài tập thì không làm, không ứng dụng kiến thức vào thực tế thì nguồn kiến thức chắc chắn sẽ dần bị mai một. Cũng như việc học Văn chỉ học lý thuyết mà không vận dụng, luyện viết văn thường xuyên thì chắc chắn kết quả học tập môn Văn sẽ không cao

    - Nếu hành không học: Ngược lại, nếu hành mà không học lý thuyết thì sẽ làm việc mò mẫm, sẽ lúng túng, trở ngại, thậm chí có khi sai lầm nữa.

    Dẫn chứng: Trong công việc, nếu ta chỉ làm theo thói quen, theo kinh nghiệm mà không có lí thuyết soi sáng thì năng suất công việc sẽ thấp. Thậm chí sẽ thất bại, phá sản.

    *Bài học, liên hệ:

    - Để học kết hợp với hành tốt, cần phải chăm chỉ học, học mọi lúc, mọi nơi, Ngoài ra, học sinh còn cần phải học ở sách vở, học ở bạn bè, học trong cuộc sống.

    Học lí thuyết kết hợp với luyện tập, ứng dụng vào cuộc sống có hiệu quả. Học theo phương pháp của nguyễn Thiếp là: 'Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc. Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm. "Cần học suốt đời, học không bao giờ dừng

    3. Kết bài:

    Tóm lại," Học đi đôi với hành "là phương pháp học tập đúng đắn. Với tôi, tôi sẽ tích cực vừa học vừa thực hành để có kiến thức, kĩ năng vững ch

    Bài làm tham khảo

    (Đề bài nghị luận xã hội, phần tập làm văn, môn ngữ văn: Trong bài" Bàn luận về phép học ", Nguyễn Thiếp viết" theo điều học mà làm ", em hãy nêu suy nghĩ về mối quan hệ giữa học và hành)


    Dù ở thời đại nào thì học và hành luôn có một mối quan hệ mật thiết với nhau. Bởi thế, trong bài tấu" Bàn luận về phép học "của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp dâng lên vua Quang Trung năm 1791 có viết" theo điều học mà làm "chứng tỏ tầm quan trọng của quá trình học đi đôi với hành. Như vậy học và hành là hai quá trình thống nhất, phải đi đôi với nhau, không thể tách rời nhau để có kiến thức, trí tuệ và lao động, làm việc hiệu quả. Phương pháp học đúng đắn đó đã được La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp khẳng định từ thế kỉ XVIII (năm 1789) trong bài" Bàn về phép học "với lời tấu" Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm ".

    Có thể hiểu" học "là quá trình tiếp nhận, lĩnh hội tri thức, kinh nghiệm từ sách vở và thực tiễn vào bên trong đầu óc của con người. Còn hành là quá trình thực hành, áp dụng, vận dụng kiến thức lí thuyết dã học vào thực tiễn đời sống, vào công việc cụ thể. Như vậy học và hành là quá trình thống nhất, gắn bó, thống nhất, không thể tách rời nhau để có kiến thức, trí tuệ và lao động, làm việc hiệu quả. Chúng ta không thể có học mà không có hành hay ngược lại. Giống như lúc nhỏ ta học đi, học nói. Lớn hơn, ta dần dần tiếp cận với biển tri thức mênh mông của nhân loại. Chúng ta có thể học qua sự chỉ dạy của thầy cô giáo, học từ sách vở, bạn bè, học từ thực tế. Học bao giờ cũng là công việc khó khăn, vất vả để làm giàu tri thức, nâng cao hiểu biết, làm chủ bản thân và làm chủ cuộc sống.

    Vậy vì sao cần phải học đi đôi với hành? Bởi vì học và hành chính là hai mặt của một quá trình học. Đây còn là phương pháp học đúng đắn, có cơ sở khoa học và thực tiễn. Hơn nữa, trong thời đại khoa học công nghệ phát triển như vũ bão thì càng cần phải học và hành để khẳng định bản thân, để đáp ứng yêu cầu của xã hội.

    Thật vậy, học có vai trò rất quan trọng với hành. Học là cơ sở của hành. Nói cách khác, học là nền tảng của mọi công việc. Có thể coi việc học như phần gốc rễ của một cái cây, như nềm móng của một ngôi nhà. Rễ có chắc, nền móng có vững thì cây mới phát triển tốt, đâm cành đẻ nhánh, mạnh mẽ và ngôi nhà mới kiên cố, vững vàng.

    Học lí thuyết đúng đắn có tác dụng soi sáng, dẫn đường cho thực hành. Học để tích lũy tri thức, giúp chúng ta để dễ dàng lao động, làm việc đạt hiệu quả cao. Học sẽ giúp con người sẽ rút ngắn thời gian mò mẫm thử nghiệm và tránh được những sai lầm đáng tiếc. Hơn thế, đối với những công việc phức tạp có liên quan đến khoa học kĩ thuật thì càng cần phải học lí thuyết tuần tự, nhuần nhuyễn, bài bản. Từ đó, học lí thuyết trước khi thực hành sẽ giúp thúc đẩy sản xuất phát triển nhanh hơn và đạt hiệu quả cao hơn, góp phần đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của thời đại và toàn cầu. Ngoài việc học sẽ giúp con người tự tin, chủ động, linh hoạt trong những tình huống thực tế.

    Học tập vốn là một quá trình lâu dài và nhiều gian nan, vất vả. Đặc biệt, trong thời đại công nghệ 5.0 - công nghiệp hóa thì học lí thuyết càng cần thiết. Học để không bị lạc hậu, chậm tiến so với xã hội, để khẳng định trình độ và giá trị của bản thân trong xã hội.

    Tầm quan trọng của việc học được thể hiện qua quá trình học sinh nhất thiết phải học phổ thông 12 năm để nắm được kiến thức quan trọng, cần thiết, cơ bản, toàn diện. Tring học tập, học sinh đạt điểm giỏi trong các bài kiểm tra đều nhờ việc nắm chắc lí thuyết, chăm chỉ học tập. Từ đó bản thân mới dễ dàng lao động, lập nghiệp, làm việc năng xuất, hiệu quả, có cuộc sống thuận lợi, suôn sẻ hơn. Hay như một bác sĩ muốn chuẩn đoán, chữa bệnh giỏi, tay nghề cao thì nhất thiết phải học 5 đến 6 năm ở trường đại học. Một kiến trúc sư muốn thiết kế được những công trình, ngôi nhà đẹp, bố cục hài hòa, cân đối, tính toán chính xác được số liệu cho từng không gian sử dụng trong mỗi phòng thì họ cần phải học 4 đến 5 năm ở trường đại học kiến trúc. Hay như trong nhà trường phổ thông, học sinh học môn Ngữ văn để có hiểu biết về các tác giả, tác phẩm văn học hay, đồng thời bồi đắp cho ta tình cảm đẹp biết yêu thương, đồng cảm với con người, biết trân trọng nâng niu cái đẹp. Từ đó, học sinh sẽ có kĩ năng giao tiếp, trình bày ý kiến, bộc lộ cảm xúc phù hợp, thuyết phục, đúng lúc đúng chỗ, khẳng định được trình độ và giá trị của bản thân.

    Ngược lại, hành cũng có vai trò rất quan trọng với học. Đặc biệt, hành chính là sản phẩm, thành quả lao động. Nếu thành quả đó được dựa trrên vốn kiến thức sâu rộng, lí thuyết chắc chắn thì làm việc luôn hiệu quả, sẽ được tập thể và xã hội công nhận. Hành để việc học thêm hoàn thiện, sâu rộng và nâng cao hơn. Thực hành sẽ góp phần củng cố, bổ sung, hoàn thiện lí thuyết đã học.

    Hành sau khi học sẽ giúp công việc được thực hiện với tiến độ nhanh hơn, hiệu quả cao hơn. Hành là động lực giúp bản thân càng muốn tìm hiểu chuyên sâu hơn trong những lĩnh vực mà ta đang tiếp cận. Như vậy, hành sẽ giúp kiểm chứng cho việc học, hành là kết quả của học. Nhất là trong thời đại khoa học công nghệ ngày nay, thực hành tốt là một yêu cầu quan trọng đối với người lao động. Ví dụ như trong học tập, dù học sinh nắm chắc lí thuyết, chăm chỉ học tập nhưng vẫn phải biết vận dụng những điều thầy dạy để giải đúng một bài toán, viết tốt một bài văn thì học sinh đó mới đạt điểm cao. Hay như trong những kì thi học sinh giỏi, kì thi sáng chế robot quốc tế, nhiều sinh viên Việt nam đạt giải cao, nhận các huy chương quý giá đều nhờ quá trình miệt mài nghiên cứu, ứng dụng thực hành, phát minh có giá trị với nhân loại. Hay như một người công nhân trong xưởng máy làm việc đạt năng suất, hiệu quả cao, có chức vụ tốt trong công ty thì không chỉ nhờ có hiểu biết sâu rộng, có kĩ năng thực hành tốt, có tay nghề cao, biết cải tiến kĩ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm.

    Một kiến trúc sư thiết kế được căn nhà rất hiện đại, sáng tạo, thẩm mĩ, chất lượng thì sẽ càng tích cực học, nâng cao chuyên môn và ngày càng làm việc uy tín, hiẹu quả, năng xuất hơn.

    Từ ngàn xưa, phương châm học kết hợp với hành đã được áp dụng đúng đắn. Bác Hồ của chúng ta là tấm gương tiêu biểu. Từ việc tích cực tìm hiểu, vận dụng sáng tạo và hiệu quả chủ nghĩa lí luận Mác- Lê- nin vào thực tế đấu tranh của dân tộc ta, dẫn dắt nhân dân ta ra khỏi vũng bùn nô lệ, giành lại độc lập tự do cho dân tộc. Trên cơ sở đó, Bác càng ngày càng tích cực mở rộng hiểu biết nên càng am hiểu ngôn ngữ các dân tộc, hiểu về sự nghiệp giải phóng dân tộc của cách mạng vô sản trên thế giới.

    Như vậy học đi đôi với hành luôn là phương pháp học tập đúng đắn, cần thiết cho người học. Học rồi hành sẽ giúp bản thân vừa hiểu biết, có kiến thức sâu rộng vừa lao động, làm việcnhanh chóng, hiệu quả, năng xuất. Đặc biệt, trong thời đại ngày nay thì nhất thiết phải học đi đôi với hành thì mới tạo ra sản phẩm vật chất, tích lũy của cải, giúp bản thân có chỗ đứng tốt trong xã hội. Học và hành sẽ giúp bản thân hoàn thiện nhân cách, phẩm giá, biết cư xử đối đãi đẹp với người xung quanh, để sống tốt, sống đẹp. Từ đóbản thân sẽ có tương lai rộng mở và cuộc sống luôn tốt đẹp, giúp đất nc vững mạnh, giàu đẹp.

    Bởi học cần phải đi đôi với hành cho nên nếu chỉ có học mà không hành thì việc học ấy chỉ vô ích, tốn thời gian, công sức, tiền bạc. Có học mà không có hành thì chỉ là ôm mớ lí thuyết suông.

    Điều đó có thể dễ dàng thấy trong học tập. Trên lớp, có thể trên lớp bạn rất chăm chú nghe giảng, học thuộc làu các khái niệm, đặc điểm, các bước làm nhưng không vận dụng thực hành viết văn thì chắc chắn kết quả học tập môn Văn sẽ không cao và cách học đó dần thành học vẹt, học không hiểu bản chất vấn đề. Cũng như trong môn toán, họ sinh thuộc làm các công thức, định nghĩa, định luật nhưng g về nhà thì không chịu làm bài tập, không biết ứng dụng kiến thức vào thực tế thì nguồn kiến thức chắc chắn sẽ dần bị mai một. Như thế việc học sẽ không bao giờ hiệu quả. Thực tế cũng cho thấy đây là trường hợp nhiều học sinh Việt Nam đi thi học sinh giỏi quốc tế các môn khoa học tự nhiên. Chúng ta làm lí thuyết rất xuất sắc, thậm chí đạt điểm tuyệt đối. Nhưng khi thực hành, trong khi bạn bè các nước làm rất tốt thi chúng ta loay hoay hàng giờ, thậm chí phải bỏ cuộc. Nêu kết quả cuộc thi không khả quan, bị rớt hạng.

    Ngược lại, nếu hành mà không học thì hành sẽ không trôi chảy. Thực hành, làm việc sẽ mò mẫm, sẽ lúng túng, liên tiếp gặp trở ngại, thậm chí còn vấp phải sai lầm nữa. Chẳng hạn như trong công việc, nếu ta chỉ làm theo thói quen, theo kinh nghiệm mà không có lí thuyết soi sáng thì có khi làm việc sẽ mất thời gian, có khi năng suất công việc sẽ thấp. Nếu chỉ hành thói quen, kinh nghiệm, có thể dẫn đến mắc sai lầm trong công việc, gây ra thiệt hại lớn. Có khi còn trở thành kể phá hoại. Thậm chí còn thất bại, phá sản.

    Như thế không hành không học thì càng nguy hại, sẽ làm bản thân không có tri thức, không có kĩ năng năng làm việc, công việc làm sẽ luôn trắc trở, khó khăn và liên tục thất bại. Như thế học sẽ sống mờ nhạt, sống vô ích, lãng phí tuổi xuân. Nói cách khác, chúng ta cần phê phán thói học vẹt, học chay, lười học, học không hành, hành không học.

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
    Đề số 2: Đề bài: Cha ông ta có câu Học đi đôi với hành. Em hiểu lời dạy đó như thế nào

    Định hướng:

    1. Mở bài: Dẫn dắt, nêu vấn đề

    Học tập là công việc quan trọng đối với cuộc đời mỗi người. Bàn về phương pháp học tập đúng đấn, hiệu quả nhất, cha ông ta đã có lời căn dặn sâu sắc:" Học đi đôi với hành "

    2. Thân bài:

    * Giải thích:

    - Học là lĩnh học, tiếp thu kiến thức để mở mang trí tuệ.

    - Hành: Là thực hành, ứng dụng, vận dụng kiến thức lí thuyết đã học vào công viẹc cọ thể trong thực tiễn đời sống.

    - Như vậy, Học và hành là quá trình thống nhất, không tách rời nhau.

    * Bài luận, chứng minh

    - Học giúp chúng ta có kiến thức để dễ dàng làm việc. Học lí thuyết đúng đắn có tác dụng soi sáng, dẫn đường cho thực hành, giúp thúc đẩy sản xuất phát triển nhanh hơn và đạt hiệu quả cao hơn. Dẫn chứng..

    - Hành để việc học thêm hoàn thiện, thực hành càng được đúng hướng, nhanh, hiệu quả. Dẫn chứng

    * Mở rộng vấn đề:

    - Nếu chỉ có học mà không hành thì việc học ấy chỉ tốn thời gian, công sức, tiền bạc, chẳng có tác dụng gì. Dẫn chứng..

    - Nếu hành không học thì sẽ làm việc mò mẫm, sẽ lúng túng, trở ngại, thậm chí có khi sai lầm, làm năng suất lao động sẽ thấp. Thậm chí sẽ thất bại, phá sản. Dẫn chứng trong học tập.. trong công việc..

    *Bài học, liên hệ:

    - Cần coi trọng việc học tập tại trường lớp

    - Cần phải chăm chỉ học, học mọi lúc, mọi nơi, học cơ bản đến nâng cao, học rộng nhưng nắm bắt được bản chất vấn đề

    - Cần có phương pháp học hiệu quả

    - Học lí thuyết kết hợp với luyện tập, ứng dụng vào cuộc sống có hiệu quả.

    3. Kết bài: Khẳng định lại vấn đề;liên hệ bản thân

    Bài làm tham khảo

    Học tập là công việc quan trọng đối với cuộc đời mỗi người. Bàn về phương pháp học tập đúng đấn, hiệu quả nhất, cha ông ta đã có lời căn dặn sâu sắc:" Học đi đôi với hành "

    Để hiểu ý nghĩa lời căn dặn sâu xa trên, chúng ta cần cắt nghĩa được" học là gì? Hành là gì? Có thể hiểu "học" là quá trình tiếp nhận, lĩnh hội tri thức, kinh nghiệm từ sách vở và thực tiễn để mở mang trí tuệ cho bản thân mỗi người. Chẳng hạn như lúc nhỏ ta học đi, học nói. Lớn hơn, ta học học từ sách vở và qua sự chỉ dạy của thầy cô. Còn hành là quá trình thực hành, áp dụng, vận dụng kiến thức lí thuyết đã học vào thực tiễn đời sống, vào công việc cụ thể. Như thực hành giải bài toán, thực hành viết bài văn nghị luận. Ngoài xã hội, hành là ứng xử, giao tiếp, làm việc cụ thể. Như vậy học và hành là hai quá trình thống nhất, gắn bó chặt chẽ, thống nhất, không thể tách rời nhau để có kiến thức, trí tuệ và lao động, làm việc hiệu quả.

    Thật vậy, trong học tập, học có vai trò rất quan trọng với hành. Học là cơ sở của hành, học để hành thành công. Nói cách khác, học là nền tảng của mọi công việc. Học lí thuyết đúng đắn có tác dụng soi sáng, dẫn đường cho thực hành. Học sẽ giúp con người sẽ rút ngắn thời gian mò mẫm thử nghiệm và tránh được những sai lầm đáng tiếc. Hơn thế, đối với những công việc phức tạp có liên quan đến khoa học kĩ thuật thì càng cần phải học lí thuyết tuần tự, nhuần nhuyễn, bài bản. Từ đó, học lí thuyết trước khi thực hành sẽ giúp thúc đẩy sản xuất phát triển nhanh hơn và đạt hiệu quả cao hơn, góp phần đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của thời đại và toàn cầu. Có thể dẫn ra tầm quan trọng của việc học trong chính môn Ngữ văn. Học Ngữ Văn để có hiểu biết về các tác giả, tác phẩm văn học hay, để nhận thức giá trị của các tình cảm cao đẹp gửi gắm trong mỗi tác phẩm văn chương. Qua đó càng giúp người học bồi đắp được tình cảm, lối sống đẹp. Cũng như sẽ dễ dàng học sinh sẽ có kĩ năng giao tiếp, trình bày ý kiến, bộc lộ cảm xúc phù hợp, thuyết phục, đúng lúc đúng chỗ, khẳng định được trình độ và giá trị của bản thân.

    Ngược lại, hành cũng có vai trò rất quan trọng với học. Hành sau khi học sẽ giúp công việc được thực hiện với tiến độ nhanh hơn, hiệu quả cao hơn. Đặc biệt, hành chính là sản phẩm, thành quả lao động. Hành để việc học thêm hoàn thiện, sâu rộng và nâng cao hơn. Thực hành sẽ góp phần củng cố, bổ sung, hoàn thiện lí thuyết đã học. Như vậy, hành sẽ giúp kiểm chứng cho việc học, hành là kết quả của học. Nhất là trong thời đại khoa học công nghệ ngày nay, thực hành tốt là một tiêu chí quan trọng của một con người của thời đại mới. Ví dụ như trong học tập, dù học sinh nắm chắc lí thuyết, chăm chỉ học tập nhưng vẫn phải biết vận dụng những điều thầy dạy để giải đúng một bài toán, viết tốt một bài văn thì học sinh đó mới đạt điểm cao. Hay như trong những kì thi học sinh giỏi, kì thi sáng chế robot quốc tế, nhiều sinh viên Việt nam đạt giải cao, nhận các huy chương quý giá đều nhờ quá trình miệt mài nghiên cứu, ứng dụng thực hành, phát minh có giá trị với nhân loại.

    Như vậy học đi đôi với hành luôn là phương pháp học tập đúng đắn, cần thiết cho người học. Học rồi hành sẽ giúp bản thân vừa hiểu biết, có kiến thức sâu rộng vừa lao động, làm việc nhanh chóng, hiệu quả, năng xuất. Học đi đôi với hành còn giúp bản thân hoàn thiện nhân cách, phẩm giá, biết cư xử đối đãi đẹp với người xung quanh, để sống tốt, sống đẹp, góp phần xây dựng đất nước giàu đẹp. Bác Hồ của chúng ta là tấm gương tiêu biểu. Từ việc tích cực tìm hiểu, vận dụng sáng tạo và hiệu quả chủ nghĩa lí luận Mác- Lê- nin vào thực tế đấu tranh của dân tộc ta, dẫn dắt nhân dân ta ra khỏi vũng bùn nô lệ, giành lại độc lập tự do cho dân tộc.

    Bởi thế, quan điểm Học đi đôi với hành đã được đặt ra vấn đề đó từ vài thế kỉ trước (năm 1789 qua bài tấu Bàn luận về phép học của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp. Bài tấu được coi là kim chỉ nam cho phương hướng học tập, rèn luyện đúng đắn của mọi người, mọi thời.

    Như vậy, lật ngược lại vấn đề, nếu chỉ có học mà không hành thì việc học ấy chỉ vô ích, tốn thời gian, công sức, tiền bạc. Có học mà không có hành thì chỉ là ôm mớ lí thuyết suông. Điều đó có thể dễ dàng thấy trong học tập. Trên lớp, có thể trên lớp bạn rất chăm chú nghe giảng, học thuộc làu các khái niệm, đặc điểm, các bước làm nhưng không vận dụng thực hành viết văn thì chắc chắn kết quả học tập môn Văn sẽ không cao.

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
     
    Chỉnh sửa cuối: 5 Tháng ba 2022
Trả lời qua Facebook
Đang tải...