Tính ỷ lại là làm việc gì cũng dự vào người khác, thiếu tâm lý tự lập và tự giải quyết công việc. Người có tính ỷ lại thường thiếu tính độc lập, tính quyết đoán, tính tự giác, không kiên trì, dễ bị người khác dụ dỗ. Tính ý lại phát triển thường đem lại hai hậu quả không tốt: Một là loại người có tính ỷ lại, tính cách nhu nhược, thuộc lại thiếu tự chủ, gặp việc không thể suy nghĩ độc lập, không có chủ kiến, thậm chí việc vặt hằng ngày do người khác gợi ý. Một loại người ỷ lại khác có tính thiếu tự tin. Trong cuộc sống cảm thấy mình không bằng người khác, khá nhạy cảm với sự vật xung quanh. Thậm chí có thể từ một sự xấu hổ nhỏ mà trở thành con người ỵ ti. Thanh thiếu niên thời nay nhiều người có trạng thái tâm lý ỷ lại nhất định, chủ yếu là do hoàn cảnh cuộc sống khá giả và bố mẹ nuông chiều gây nên. Như vậy sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự trưởng thành của thanh thiếu niên. Nếu như tâm lý ỷ lại không được uốn nắn kịp thời, không chỉ dẫn tới tâm lí con người bị méo mó mà còn làm cho suy yếu năng lực chống chọi với khó khăn trong cuộc sống. Các bạn học sinh trung học chắc đã biết nhiều câu chuyện về những con người lâm vào tình cảnh éo le, bị cô lập không được giúp đỡ nhưng đã có nghị lực ngoan cường khắc phục muôn vàng khó khăn, thoát khỏi nghịch cảnh tuyệt vọng. Nhà thám hiểm người Mỹ Xu-ti-fen-sen là một con người như vậy. Ông muốn khám phá bí mật của bắc cực, quyết tâm đi Bắc Cực thám hiểm. Khi ông đến Bắc Cực được 40 ngày thì ăn hết lương thực mang theo. Ở vùng Bắc Cực lạnh lẽo không có bóng người, ông không có ai để nương tựa, chỉ còn cách dựa vào nghị lực ngoan cường của mình để sinh tồn. Không có thức ăn, ông phải đi săn hổ báo để ăn; không có chất đốt, lấy lông gấu để nướng thịt gấu. Có lúc không tìm được chất đốt, phải nhịn đói hoặc ăn thịt sống. Xu-ti-fen-sen đã sống trong điều kiện vô cùng khắc nghiệt như vậy, với trí tuệ và nghị lực của mình, ông đã đi tới đích. Ông ở lại khảo sát Bắc Cực trong vòng 12 năm. Trong 6 năm phải săn bắn dã thú để sống. Các bạn, nếu bản thân lâm vào nghịch cảnh éo le thì phải làm như thế nào? Chắc bạn cũng đã hiểu, lúc không có ai để ỷ lại, chỉ còn cách dựa vào sự cố gắng bản thân. Vì vậy, để bồi thường ý chí kiên cường nhằm đối phó với hoàn cảnh éo le thường gặp trong cuộc sống, chúng ta khắc phục tính ỷ lại. Thế thì làm thế nào để khắc phục tính ỷ lại? 1. Phải loại bỏ sự tự ti và tăng cường sự tự tin Sự tự ti là một trong những nguyên nhân sinh ra tính ỷ lại của thanh thiếu niên ngày nay. Người có tâm lý này thiếu sự đúng đắn với người, với việc, không đánh giá đúng trình độ và năng lực của mình, rất dễ đánh giá người khác quá cao, đánh giá mình quá thấp, làm việc gì cũng thấy hỗ thẹn không bằng người, làm không tốt bằng người khác. Cần nhớ, mỗi người đều có sở trường sở đoản, có khi anh sở trường mặt này lại sở đoản mặt khác, người khác có thể ngược lại với anh, cho nên phải có lòng tự tin, còn tự ti là không có căn cứ. 2. Phải uốn nắn thói quen không tốt, nâng cao năng lực bản thân Ngày nay, trong cuộc sống hoặc học tập thường ngày, rất nhiều thanh thiếu niên được gia đình cưng chiều, không phải làm gì, cơm đưa đến miệng, áo đưa đến tay, nuôi thành thói quen dựa dẫm trong sinh hoạt, mọi việc đều ỷ lại vào người khác. Cứ như vậy trong thời gian dài sẽ rất có hại và không có lợi cho sự trưởng thành và phát triển của bản thân. Vì vậy, muốn trở thành một người độc lập tự chủ, từ nhỏ đã phải nuôi thành thói quen tốt, làm việc từ nhỏ, thành thật học tập cái hay của người khác, gặp việc phải có chủ kiến của mình, tự mình xử lý công việc của mình, không nên quá ỷ lại vào bố mẹ và người khác. 3. Phải cất cái mũ lo buồn đi Lo buồn thực tế là một nỗi sợ hãi mù quáng, khi làm việc thường tỏ ra lo lắng, sợ thất bại. Tinh thần này đè nặng trên người là một nguyên nhân sinh ra tâm lý ỷ lại. Trong cuộc sống, có người khi làm việc thường bị một lỗi lo sợ mơ hồ ám ảnh, thậm chí kiến thức hằng ngày nắm cũng rất vững cũng khó lòng nói ra, rất khó lòng triển khai năng lực và phát huy trình độ của mình. Ví dụ, khi ở trường thi, có người vì tâm lý rất lo lắng mà không trả lời được. Vì vậy chỉ có cất bỏ cái mũ lo buồn đi thì năng lực độc lập mới được nâng cao. 4. Phải nâng cao năng lực phân tích và giải quyết vấn đề Có người khi xử lý vấn đề không nắm được điểm mấu chốt của vấn đề nên do dự không quyết, không dám hạ quyết tâm. Nguyên nhân chính là thiếu nhận thức về vấn đề cần giải quyết, thiếu kinh nghiệm thực tế. Trong cuộc sống chúng ta, có người gặp vấn đề dù khó khăn hay dễ đều không muốn động não, không dùng năng lực của mình để giải quyết mà tìm cách né tránh, hoặc hoàn toàn dựa vào sự giúp đỡ của người khác. Loại người như vậy, nếu không khắc phục tính ỷ lại thì sẽ khó thích ứng với cuộc sống mới và hoàn cảnh công tác mới. Vì vậy, muốn khắc phục tính ỷ lại thì phải không ngừng nâng cao năng lực quan sát và phân tích sự vật, ra sức học tập và nắm vững phương pháp phân tích vấn đề, phân tích và giải quyết vấn đề một cách toàn diện theo phép biện chứng. Các bạn trẻ ạ "gươm có mài mới sắc, hoa mai thơm từ rét lạnh mà ra", chỉ cần chúng ta không ngừng nổ lực học tập, tự giác rèn luyện gian khổ, kiên trì tự mình làm lấy việc của mình, tâm lý ỷ lại nhất định sẽ khắc phục được. Sự phát triển của hệ thống giáo dục và truyền thông giúp giới trẻ ngày nay tiếp cận nhiều thông tin, kiến thức hơn so với ông bà cha mẹ chúng xưa kia. Ta nhận thấy rõ kết quả học tập của thế hệ sau ngày càng có nhiều tiến bộ hơn thế hệ trước. Thế nhưng đối lập với bước tiến trên, lớp trẻ hiện đang mất dần khả năng tự lập và trở nên phụ thuộc vào mọi người xung quanh. Vì sao lại có hiện tượng này và điều này có gây ảnh hưởng gì đến xã hội trong tương lai hay không? Ở khắp mọi nơi ta đều có thể bắt gặp biểu hiện của hiện tượng ỷ lại của giới trẻ, từ gia đình trường học cho đến ngoài xã hội. Trong học tập học sinh có xu hướng "học vẹt", tức là học cách máy móc những gì thầy cô đọc cho ghi chép mà không cần hiểu bài học muốn nói gì, vì sao kiến thức đó đúng. Nếu học sinh gặp một câu hỏi nằm ngoài những gì đã được nghe được chép, chúng cảm thấy bối rối, khó khăn, không thể tự suy nghĩ mà tìm ra câu trả lời. Ta cũng nhận ra rằng sự sáng tạo của học sinh ngày nay kém các thế hệ trước rất nhiều. Trong gia đình, những đứa con càng ngày càng thiếu ý thức về giá trị của đồng tiền và công sức lao động, ít giúp đỡ cha mẹ làm việc nhà dù đó chỉ là việc tự dọn dẹp phòng mình. Nhiều lúc còn trách móc cha mẹ không làm dùm chúng những việc mà đáng lẽ ra chúng phải tự làm tự chịu trách nhiệm như mang đầy đủ đồ dùng cá nhân khi đi học hoặc đi du lịch, thức dậy đúng giờ.. Ngoài ra, một số đứa trẻ lại thiếu khả năng giao tiếp ứng xử ngoài xã hội, trở nên nhút nhát rụt rè khi tiếp xúc với người lạ. Chúng ta không khỏi thắc mắc vì sao hiện tượng trên ngày càng trở nên phổ biến như vậy? Nguyên nhân của hiện tượng ỷ lại đa phần không phải là lỗi của bản thân giới trẻ. Trẻ vị thành niên chịu tác động mạnh mẽ của môi trường xung quanh bao gồm gia đình và nhà trường đôi khi bất khả kháng. Vì vậy nguyên nhân lớn nhất của hiện tượng ỷ lại trong giới trẻ chính là môi trường. Trước tiên, ảnh hưởng mạnh nhất đến thế hệ trẻ chính là bản thân gia đình chúng. Thời niên thiếu của thế hệ ông cha ta khó khăn thiếu thốn đủ điều, thế nên cha mẹ nào cũng muốn tạo cho con mình một cuộc sống đầy đủ no ấm hơn bản thân mình ngày xưa. Vì muốn con tập trung cho việc học, lo cho tương lai, các bậc phụ huynh chăm sóc mọi bề cho con mình, không muốn con phải lo lắng việc gì khác ngoài học tập. Hậu quả là giới trẻ ngày nay phụ thuộc nhiều vào gia đình, đến nỗi nhiều người còn không biết cách cầm một cây chổi tự quét nhà! Đồng thời môi trường học đường ngày nay với căn bệnh thành tích cũng gây tác động xấu đến sự tự lập của học sinh. Đa số giáo viên và học sinh ưa thích kiểu "học vẹt", "học đối phó" để có thành tích tốt. Điểm số của học sinh ngày nay cao chót vót nhưng đó chỉ là những "điểm ảo" không đánh giá được trung thực trình độ của học sinh, còn bản thân chúng chẳng tiếp thu được cái gì cả! Sự đối lập giữa điểm số môn Sử, Địa và lỗ hổng về hiểu biết lịch sử, địa lý nước nhà của học sinh là một dẫn chứng cụ thể cho "điểm ảo". Học sinh thậm chí còn không biết người được đặt tên cho con đường mình hay đi là ai đến nỗi có năm thành phố Hồ Chí Minh đã phải dán băng-rôn kể về các nhân vật lịch sử để nâng cao nhận biết của người dân. Sự phụ thuộc vào người khác gây hậu quả lớn trong tương lai của thế hệ trẻ. Khi đến tuổi tự lập tách khỏi gia đình, nhiều người sẽ cảm thấy hụt hẫng chới với thiếu tự tin vào bản thân khi bước vào đời. Họ dần trở nên mất phương hướng khi cuộc sống thay đổi, khó thích nghi khi gặp tình huống bất ngờ. Vì vậy ta thấy hiện nay có nhiều người đỗ đạt cao có thể có bằng thạc sĩ nhưng thiếu bản lĩnh đương đầu với khó khăn không thành công trong cuộc sống. Đồng thời sự phụ thuộc cũng là nguyên nhân của sự rập khuôn, tức là thế hệ trẻ sẽ mất dần khả năng sáng tạo, không muốn tìm hiểu tiếp cận cái mới. Mà sự sáng tạo ham muốn khám phá là những yếu tố nòng cốt để thúc đẩy xã hội ngày một phát triển hơn. Như vậy, ta có thể nói rằng hiện tượng ỷ lại của giới trẻ có thể dẫn đến sự đi lùi của nền văn minh nhân loại. Làm sao để khắc phục hiện tượng ỷ lại ở giới trẻ? Muốn thay đổi được thói lệ thuộc của lớp trẻ hiện nay trước hết ta phải thay đổi môi trường sống xung quanh chúng. Bằng cách tạo cho con mình điều kiện để tự quyết định và chịu trách nhiệm về hành động của mình, cha mẹ có thể rèn luyện tính tự lập tinh thần trách nhiệm cho chúng. Phụ huynh không thể vì sợ con gặp khó khăn mà cản bước phát triển hoàn thiện mình của con. Nếu vì tình thương con mà cha mẹ gây hậu quả tai hại cho tương lai của con thì thật đau lòng biết bao! Giáo viên nên khuyến khích sự sáng tạo tự khám phá giúp học sinh tiếp thu được kiến thức của riêng mình bằng chính sức lực của mình. Thầy cô không nên áp đặt ý kiến chủ quan của mình lên học sinh, phải tôn trọng ý tưởng của bản thân học trò. Có như thế thì việc giảng dạy mới có hiệu quả. Gia đình và nhà trường phải phối hợp với nhau giúp lớp trẻ rèn luyện kĩ năng sống, cho trẻ đủ tự tin và khả năng tự vươn lên trong đời sống. Tóm lại, hiện tượng lệ thuộc ở giới trẻ là một mầm bệnh nguy hại cần phải loại trừ để tránh sự đi lùi của xã hội mai sau. Học sinh cần rèn luyện tính tự lập từ khi còn nhỏ trong cả học tập lẫn đời sống bắt đầu từ những việc nhỏ nhất. Ta phải luyện tập ngay từ bây giờ bởi lẽ cha mẹ thầy cô không thể che chở cho chúng ta mãi mãi, đến một lúc nào đó như chim non bay khỏi tổ, ta phải bằng chính đôi tay mình vươn lên đến thành công. Vả lại cảm giác tự mình đạt được kết quả tốt chẳng phải là điều đáng từ hào và niềm vui sảng khoái nhất đó sao?