Tác phẩm: Nghị luận xã hội giải thích về 'lòng nhân đạo'. Tác giả: Grenade 'Lá lành đùm lá rách' là một câu tục ngữ được nhiều người nhắc đến khi nói về lòng nhân đạo. Câu tục ngữ này nhắc nhở chúng ta: Sống, phải biết yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau để cuộc sống tràn đầy tình thương và tươi đẹp hơn. Lòng nhân đạo không phải là một thứ gì đó trìu tượng, xa vời mà chỉ đơn giản là những lời nói ấm áp dành cho nhau, một cái ôm thật chặt khi buồn bã hoặc chỉ cần một người chân thành ở bên cạnh khi cuộc sống của mình gặp khó khăn.. Những hành động, tình cảm ấy xuất phát từ trái tim của mỗi con 'Người'. Lòng nhân đạo còn giúp những người sai lầm trở lại con đường đúng đắn; giúp đỡ những người gặp khó khăn khiến tình cảm thiêng liêng giữa người với người càng thêm gắn kết. Gần gũi nhất là trong gia đình: Đó chính là sự tôn trọng, kính trọng, yêu thương lẫn nhau; con cháu lễ phép với ông bà, cha mẹ; ông bà, cha mẹ lại chỉ dạy, chăm sóc con cháu.. Rộng hơn nữa chính là xã hội: Quyên góp tiền ủng hộ cho những bệnh viện, những người nghèo khó.. yêu thương, bảo vệ lẫn nhau. Từ những việc làm trên, những người được giúp đỡ sẽ cảm thấy vui vẻ và rất biết ơn mình; còn đối với bản thân mình khi giúp đỡ người khác sẽ cảm thấy rất là thanh thản, trưởng thành hơn và đặc biệt hơn cả là không chỉ mình mà cả mọi người xung quanh cũng tự hào về mình. Tóm lại, giá trị của lòng nhân đạo rất quan trọng, đó là giá trị của lòng yêu thương, sự kính trọng, sự cảm thông, sẻ chia.. Liệu có phải tất cả mọi người đều có lòng nhân đạo? Không! Không phải vậy! Có rất nhiều người vô cảm với những mảnh đời bất hạnh, ngược đãi họ. Xã hội hiện đại khiến nhiều người chạy theo đồng tiền, vì những đồng tiền ấy mà họ lợi dụng, 'dẫm đạp' lên nhau để có lợi về mình nhiều nhất. Chính vì những kẻ này mà khiếm rất nhiều người không tin vào người khác, tình cảm thiêng liêng giữa người với người ngày càng phai nhạt và biến mất. Lòng nhân đạo- một đức tính không thể thiếu, một thước đo phẩm chất của mỗi con người. Chúng ta nên mở rộng lòng thương người, chia sẻ, cảm thông cho nhau, cùng nhau vượt qua khó khăn. * * * Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không copy 100% các câu/cả bài văn
Cho mình viết ké với nhé. Nhân đạo tách nghĩa chính là đạo đức của con người. Nếu như bạn viết câu: "Lá lành đùm lá rách" để bắt đầu về lòng nhân đạo, mình xin phép trích lời bác Hồ về đạo đức con người: Có tài mà không có đức thì vô dụng. Nên đạo đức là rất quan trọng. Mình tin rằng: Nhân chi sơ, tính bản thiện. Con người sinh ra, bản chất ai cũng lương thiện. Có chăng trong quá trình lớn lên, ảnh hưởng của gia đình, môi trường giáo dục và xã hội sẽ ảnh hưởng lên hành vi của họ. Chúng ta thường hay chỉ trích trước những hành động vô cảm. Nhưng trong đời, liệu đã bao giờ chúng ta tự nhìn lại bản thân xem có lúc nào mình vô cảm hay không? Thực ra, trong từng tình huống cụ thể, ai cũng có lựa chọn cho mình. Và mọi hành vi suy cho cùng đều là vì mình. Bạn không phải họ, bạn không trách được họ. Vì trong góc nhìn của bạn họ đang vô cảm mà thôi. Mình thì thấy, mình nên suy nghĩ và chỉnh ở bản thân mình trước. Mình đồng ý với bạn bắt đầu tư, "tu đâu cho bằng tu nhà, thờ cha kính mẹ ấy là chân tu". Nếu ai đó cứ mải ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng thì cũng không phải là đang vô cảm với chính bậc thân sinh với anh em máu mủ ruột rà hay sao? Chứ cũng không cần phải là vô cảm trên mọi mặt trận mới là vô cảm. Rồi thì xã hội, thấy tai nạn xô xát, người đứng xem quay phim chụp ảnh nhiều hơn là hành động cứu nạn. Thì những người đó đang vô cảm trong hoàn cảnh ấy. Cũng có thời gian quay phim thì dùng điện thoại đó gọi cấp cứu; nếu biết dừng xe gọi nhau lại xem thì nên dành thời gian đó cùng gọi người biết sơ cứu sơ cứu cho người bị nạn.. Bên cạnh những trường hợp đó, cũng có một số người đứng lại mà luống cuống không biết làm gì thì có được tính là vô cảm? Nếu có thì kỹ năng sơ cứu lại là vấn đề. Tôi thấy tất cả các khóa học thể dục, học hè, học quân sự đều dạy và thực hành kỹ năng sơ cứu các trường hợp cơ bản. Vậy thì liệu rằng nó đã thực sự hữu dụng và nghiêm túc, người học có thực đã nhận thức đúng vai trò tầm quan trọng và tình huống ứng dụng kỹ năng đó? * * * rất nhiều rất nhiều tìn huống cho vô cảm. Ví dụ như các hành động tội phạm cướp của giết người, buôn lậu.. rồi không tố giác tội phậm, đồng lõa.. Mình chỉ viết kỹ hai trường hợp trên thôi cũng đã thấy nhiều vấn đề rồi. Có điều, cái gì cũng có hai mặt. Ví dụ như bà dì ghẻ trong các câu chuyện cổ tích, có lẽ là vô cảm với nhân vật chính, nhưng thực sự là họ lại rất yêu thương con cái của họ, thậm chí bất chấp mọi việc vì con của họ. Chỉ là xét trên đạo đức chung của xã hội thì họ đang sai, và là sai xuất phát từ tình yêu mù quáng với con họ. Cho nên, rèn đạo làm người là quá trình vô cùng lâu dài kiên trì cùng môi trường tốt. Mình dù sao vẫn luôn tin Nhân chi sơ tính bản thiện, và mình xin phép kết một câu: Bản thân tự tu rèn đạo đức là cách để tiêu diệt vô cảm, quảng bá nhân đạo hiệu quả nhất. Dĩ nhiên phải rất nghị lực. Vì "Gạo đem vào giã bao đau đớn, Gạo giã xong rồi trắng tựa bông". Chúc bạn vui vẻ. Và mong xã hội sẽ ngày càng nhân đạo.