Nghị luận xã hội: Đồng tiền, tình yêu - Tình thân, và quan hệ xã hội

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Thần thoại, 25 Tháng bảy 2020.

  1. Thần thoại Cố gắng lên!

    Bài viết:
    146
    Đề bài: Nghị luận xã hội: Đồng tiền, tình yêu- tình thân, và quan hệ xã hội .

    Bài làm

    Người xưa có câu "đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn".

    Và ở xã hội hiện tại, câu nói này vẫn rất chính xác.

    Đồng tiền không phải là vạn năng, nhưng ở một mức độ nào đó đồng tiền vẫn sẽ có năng lực điều khiển làm những điều ta mong muốn.

    [​IMG]

    Tại sao lại là đồng tiền đi trước rồi mới tới tình thân- tình yêu là song song và mối quan hệ quan hệ xã hội là nằm ở cuối cùng. Có thể là tôi có suy nghĩ hơi tiêu cực nhưng thật sự những điều xung quanh tôi đều chứng minh điều đó.

    Có lẽ nhiều bạn sẽ nghĩa tiền bạc không thể mua được tình yêu hay tình thân nhưng xin lỗi bạn đấy là những điều chỉ có trong phim ảnh và các tác phẩm truyện tranh mà con người vẽ nên thôi. Ngoài cuộc sống thực tế thì tàn khốc hơn nhiều.

    Những cô gái thực dụng, cô ta sẽ không nhìn vào sự chân thành của bạn mà chỉ cần biết trong túi bạn có bao nhiêu tiền. Cô ta chỉ muốn biết bạn có xe, có nhà, hậu thuẫn đằng sau lớn bao nhiêu. Còn tình cảm của bạn thì không nhất thiết cô ta phải đáp trả vì với cô ta tình yêu có cũng được mà không có cũng không sao. Chỉ cần bạn đáp ứng được yêu cầu của cô ta, cô ta sẽ đáp lại nhu cầu cho bạn, hai bên trao đổi sằng phẳng qua lại. Mối quan hệ yêu đương cũng chỉ được xây dựng trên nền tẳng tiền tài danh vọng mà thôi. Làm gì có tình cảm chân thật. (Tôi chỉ nói theo những gì mà tôi thấy trong những trường hợp mà tôi gặp. Tôi không nhất thiết bạn phải có cùng suy nghĩ giống tôi)

    [​IMG]

    Còn về tình thân, có thể bạn là người con hiếu thảo sẽ không làm gì cho bố mẹ buồn cả. Nhưng giữa anh chị em với nhau thì sao?

    Nhà nghèo thì còn đỡ không có gì để chia trác, nhưng nhà có tài sản thì chưa chắc.

    Giữa anh em trong gia đình sẽ có người này người nọ. Người tham và người không tham. Mỗi anh chị em trong gia đình khi lớn lên, lập gia đình, mỗi người sẽ có một cách tính toán, cách nghĩ riêng của mình. Sự tỵ nặn nhau trong gia đình đông con cái sẽ luôn xảy ra.

    Người này sẽ cảm thấy "ờ sao bố mẹ chia cho nó nhiều, chia cho con ít". Hay là "sao bố mẹ cho nó cái này mà cho con cái kia" hay lại "con cái đều là con nên chia là phải chia đều". Đây còn không phải tiền tài chi phối tình thân hay sao?

    Chưa nói đến đứa này giàu đứa kia nghèo, rồi chia bè chia cánh. Đứa giàu mình qua lại thân thiết mà chị chị em em, còn đứa nghèo mình cô lập. Đây còn không phải tình thân vì hai chữ "tiền bạc".

    Tình thân còn thế thì quan hệ ngoài xã hội kia thì không phải dễ hiểu hơn rất nhiều sao. Mối quan hệ ngoài xã hội giữa hai người không thân không thích, thì nền tảng của họ cũng là lợi ích bản thân mà thôi.

    Mối quan hệ ngoài xã hội thì lấy lợi ích cá nhân lên hàng đầu. Hợp tác để hai bên cùng có lợi, không thiệt cũng không hơn. Cùng lắm thì khi gặp nhau chỉ khách khí vài câu, sau nể tình một chút, nhưng không thể chỉ dựa vào sự quen biết mà không có quà theo đáp lễ. Nếu không có hai chữ "tiền bạc" làm cầu nối, thì mối quan hệ này cũng như sợi tơ nhện mỏng manh, gió lay nhẹ là dứt.

    Còn nếu bạn là người không có tình thân, không có tình yêu, lại không biết ai ngoài xã hội thì ít nhất bạn phải có tiền. Nhưng tiền kiếm được ít, có ít cũng không được tôn trọng dù đó là tiền do bạn kiếm ra. Bạn phải có tiền nhưng phải đủ chi tiêu và dư dả, tiền không ai chê nhiều cả, nên bạn có nhiều người ta sẽ nhìn sắc mặt bạn mà nói chuyện.

    Cứ nhìn một người công nhân bình thường và một ông chủ bước vào một nhà hàng. Ông chủ có tiền đặt phòng riêng, làm thẻ hội viến vip, ăn món là phải mắc tiền nhất, ngon nhất trong khi người công chỉ có thể ngồi bàn thường, ăn món ăn đủ với số tiền của họ, không cần phải ngon nhất mắc nhất chỉ cần ăn vừa miệng, no bụng là được. Ông chủ có thể kêu một trai rượu mấy triệu hay mấy chục triệu chỉ để thưởng thức có một ly trong bữa cơm, trong khi người công nhân chỉ gọi một ly nước chanh mười ngàn. Nhân viên cũng chỉ vì ông chủ lớn mà trưng ra bộ mặt tươi cười, tấp bật sắp xếp sợ làm phật lòng ông chủ, trong khi người công nhân có thể chờ vài giờ mới đợi được món mà mình gọi, nhân viên cũng không sợ người công nhân không hài lòng.

    Dòng đời là bất công vậy đấy, bạn cũng không thể trách nhân viên vì sao lại thiếu trách nhiệm trong công việc như vậy, trong khi hai người đều là khách. Nhưng câu trả lời đơn giản lắm, chỉ cần bạn cho họ lợi ích mà họ muốn, họ sẽ khoing tiếc mặt mũi họ mà cho bạn. Ông chủ sau khi tính tiền có thể bo cho nhân viên hai trăm năm trăm ngàn, còn người công nhân chỉ có thể tính tiền cơm của họ, nhiều khi tiền thối họ cũng lấy về.

    Sự khác biệt trong vòng vây xã hội sẽ không thoát khỏi được đồng tiền. Nó có thể làm biến chất con người, làm họ mất hết lý trí của mình, khiến họ quên đi cả tình thân vốn là máu mủ ruột rà. Xung quanh họ chỉ có những thứ hào nhoáng mà đồng tiền đem lại, những cuộc sống xa xỉ, sự ca tụng của người khác. Những thứ họ muốn chỉ cần có tiền là có được hết.

    [​IMG]

    Nhưng mà, thứ gì cũng vậy, cái gì cũng có mặt trái của nó cả. Đồng tiền có thể cho bạn tất cả, nhưng có một số thứ, dù tiền có chất thành núi cũng không thể mua được.

    Sức khoẻ sẽ là điều tiên quyết. Có nhiều tiền tới đâu bạn cũng không mua được sức khoẻ. Sức khoẻ một khi đã suy tàn thì có là tiền cũng không thể làm nó khôi phục lại như lúc ban đầu.

    Cái chết sẽ là thứ tiếp theo mà có dùng tiền đắp vào, bạn cũng không thể chạy thoát khỏi nó. Tử thần đã chọn bạn thì tiền cũng không thể cứu bạn được.

    Sự chân thành, tín nhiệm. Để có được sự chân thành từ ai đó, bạn cũng không thể dùng tiền để mua được. Bạn không thể nuốn mua bao nhiêu sự chân thành của người khác thì sẽ mua bấy nhiêu. Bạn cũng không thể dùng danh lợi hay quyền lực để bắt ép người đấy phải một lòng một dạ với bạn. Muốn có được sự chân thành phải dùng chân thành mà đổi lại.

    Vậy nên, dù là đồng tiền rất quan trọng ta cũng không nên quá đặt nặng nó quá. Vì có những thứ tiền có nhiều đi chăng nữa cũng khó mà mua được. Ta không nên đánh đổi tất cả chỉ vì muốn đổi lấy hai chữ "tiền bạc". Đừng bất chấp, đánh đổi tất cả mà không suy nghĩ đến cuộc sống về sau. Đến khi ngẫm nghĩ lại quá khứ, lại thấy vì sao mà ta dại dột quá. Phải biết dung hòa đồng tiền ở mức thế cân bằng, đừng để đồng tiền chi phối, điều khiển mà phải bán rẻ đi nhân phẩm, danh dự, lương tâm của bản thân. Đến cuối cùng giá trị của bản thân rẻ mạt đến mức mà một ngọn cỏ ven đường còn có giá trị sử dụng hơn chính bản thân mình.

    Có tất cả không nhất thiết phải mua tất cả bằng tiền, có tiền cũng không nhất thiết phải mua được tất cả.

    [​IMG]

    Đôi lời của tác giả: Đây là những suy nghĩ đơn phương từ một phía của chính bản thân mình. Mình không cố ý khiêu khích với ai cả. Nếu bạn cảm thấy khó chịu khi đọc bài của mình thì làm ơn bỏ qua và không đọc nữa, mình cũng thành thật xin lỗi. Còn thấy mình nói không đúng, nói sai ở đâu thì cứ góp ý, mình sẽ xem xét mà sữa chửa suy nghĩ của bản thân. Mình chỉ viết để mọi người đọc và đóng góp ý kiến thôi.

    (//Đã chuẩn bị tinh thần nhận gạch đá//)
     
    Nana268, YenOanh099, Mi An6 người khác thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 20 Tháng sáu 2020
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...