Nghị luận xã hội: Bàn về ước mơ từ câu nói của paulo coelho trong nhà giả kim

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Nguyễn Thị Linh, 5 Tháng bảy 2021.

  1. Nguyễn Thị Linh

    Bài viết:
    337
    Trong tác phẩm văn học kinh điển "Nhà giả kim", nhà văn Paulo Coelho đã có một nhận định sâu sắc:

    "Hãy tự nhủ với trái tim mình rằng nỗi sợ đau khổ còn tồi tệ hơn cả đau khổ. Nhưng không có trái tim nào lại đau khổ khi lên đường tìm kiếm ước mơ của nó."

    Trích "Nhà giả kim" - Paulo Coelho - 1988

    1. Giải thích

    Đau khổ: những đau thương, mất mát, những khó khăn, thử thách trên hành trình sống, kiếm tìm và hiện thực hóa khát khao của cuộc đời.

    Ước mơ: những mong muốn, khát khao, thường là những điều chưa có trong thực tại, nhằm thỏa mãn nhu cầu vật chất và tinh thần của con người; có ý nghĩa định hướng suy nghĩ, nhận thức và hành động của mỗi cá nhân.

    Ý nghĩa câu nói của Paulo Coelho: Bằng cách nói phủ định, câu trích dẫn đã khẳng định vai trò của bản lĩnh, ý chí trước những đau thương, mất mát, gian nan, thách thức của cuộc sống; nhằm thực hiện những khát khao cao đẹp của cuộc đời. Đồng thời, nhận định của nhà văn còn nhấn mạnh giá trị đích thực của những mơ ước, khát vọng đối với tâm hồn của mỗi cá nhân; động viên, khích lệ chúng ta trên con đường lắm thử thách, chông gai ấy.

    2. Bàn luận

    2.1. Những "nỗi sợ đau khổ" trên hành trình tìm kiếm và thực hiện ước mơ (Biểu hiện của vấn đề)

    Cuộc sống vốn tồn tại nhiều hiểm nguy, thách thức. Và đương nhiên, những gian nan ấy tất yếu sẽ hiện hữu trên chặng đường tiến đến mơ ước của tuổi trẻ. Không thành công nào mà không có mất mát, đau thương, "chặng đường nào trải bước trên hoa hồng, bàn chân cũng thấm đau vì những mũi gai" - Đường đến vinh quang.

    Đứng trước khó khăn, đặc biệt là những mất mát về mặt tinh thần, không nên sợ hãi, chùn bước bởi mà phải nỗ lực, cố gắng vượt lên nghịch cảnh để tiến đến mục tiêu cao cả của bản thân.

    2.2. Tại sao cần hiểu được rằng "nỗi sợ đau khổ còn tồi tệ hơn cả đau khổ"; tại sao còn phải hiểu rằng không ai đau khổ khi dũng cảm lên đường thực hiện ước mơ? (Nguyên nhân và hệ quả của vấn đề)

    Nỗi sợ đau khổ còn tồi tệ hơn cả đau khổ,:

    Khi con người chìm trong cảm giác sợ hãi phải đối diện với những đớn đau, khó khăn, thách thức; ta sẽ bị nỗi sợ hãi xâm chiếm và ngự trị tâm hồn. Càng sợ hãi, sẽ càng lo lắng và khi đó, ta sẽ không đủ tỉnh táo, sáng suốt để tìm ra những giải pháp cụ thể, thiết thực, phù hợp để giải quyết vấn đề

    Thiếu bản lĩnh, sức chịu đựng lâu dần còn khiến con người trở nên nhút nhát, thậm chí đớn hèn, không đủ khả năng đối mặt với những thách thức dù là nhỏ nhất.

    Không ai phải đau khổ khi dũng cảm lên đường thực hiện ước mơ, vì:

    Ước mơ, đặc biệt là những ước mơ chân chính, là những khát khao cao đẹp, thuần khiết, có ý nghĩa quan trọng đối với sự trưởng thành và phát triển của mỗi cá nhân. Dũng cảm theo đuổi những khát vọng ấy cũng chính là đang can đảm làm chủ cuộc đời, tương lai của chính mình. Khi đã đủ nghị lực để đương đầu với gian nan, thử thách, bảo vệ mơ ước, hoài bão, con người sẽ cảm thấy hạnh phúc, tự hào về chính mình. Không ai lại dằn vặt đau khổ khi mình đã nỗ lực hết sức, dù ở bất kỳ hoàn cảnh nào. (Dẫn chứng cụ thể: Cậu bé Santiago trong tác phẩm "Nhà giả kim"; những tấm gương vượt khó trong học tập, lao động)

    Can đảm đương đầu với nghịch cảnh, vượt lên nỗi sợ hãi, lắng lo sẽ giúp chúng ta khám phá những khả năng tiềm ẩn của bản thân; tìm kiếm, phát hiện và bồi dưỡng những giá trị nhân văn cao đẹp; khẳng định và nâng cao giá trị con người bằng những thành công xứng đáng. (Dẫn chứng cụ thể)

    Khẳng định: sự nhút nhát, đớn hèn nhiều khi còn đáng sợ hơn cả khó khăn, nghịch cảnh. Ước mơ cao đẹp sẽ không khiến bất kỳ ai phải khổ đau trên hành trình chinh phục, đồng thời cũng là hành trình hoàn thiện nhân cách, bồi dưỡng tâm hồn.

    3. Mở rộng, nâng cao vấn đề nghị luận

    Không phải mọi ước mơ đều dẫn đến cánh cửa thành công. Kể cả khi ta đã cố gắng hết sức, nhưng nếu đó không phải là những ước mơ chân chính, phù hợp với sự phát triển lành mạnh của cá nhân và cộng đồng xã hội, những khát vọng ấy cũng sẽ không được trân trọng và mọi công sức đều có khả năng bị phủ nhận.

    Phê phán những bạn trẻ nhút nhát, không can đảm, thiếu bản lĩnh, ý chí; luôn sợ hãi, rụt rè, không dám dấn thân khám phá, thực hiện ước mơ

    Phê phán những người sống không niềm tin, mơ ước, khát vọng; sống một cuộc đời an toàn nhưng tẻ nhạt, nhàm chán, vô nghĩa.

    4. Bài học (Phương hướng giải quyết vấn đề)

    Trong cuộc sống, trước những đớn đau, mất mát, phải dũng cảm, rèn luyện ý chí, nghị lực, dưỡng nuôi niềm tin và kiên trì đến cùng trên hành trình hiện thực hóa những khát vọng của cuộc đời.

    Sưu tầm và Tổng hợp.
     
    Nana268, ThuyTrang, Thùy Minh13 người khác thích bài này.
    Last edited by a moderator: 2 Tháng hai 2021
Trả lời qua Facebook
Đang tải...