Nghị luận xã hội: Bàn về câu nói của P. Pavlenco về cuộc sống

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Nguyễn Thị Linh, 14 Tháng hai 2022.

  1. Nguyễn Thị Linh

    Bài viết:
    337
    Viết đoạn văn Nghị luận xã hội khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa của câu nói của P. Pavlenco: "Cuộc sống không phải là những ngày trôi qua mà là những ngày còn ghi sâu trong trí nhớ".

    Bài làm

    Cuộc sống không phải là những ngày trôi qua mà là những ngày còn ghi sâu trong trí nhớ. "Những ngày trôi qua" là thời gian sống của con người, đó là những ngày không ý nghĩa, thời gian chỉ trôi đi theo tuần hoàn của tự nhiên. "Những ngày ghi sâu trong trí nhớ" là những ngày tháng đẹp đẽ, sống có ích những ngày tháng ấy in đậm trong tâm trí không thể nào quên. Câu nói của P. Pavlenco đã đề cập đến giá trị cuộc sống đích thực của con người. Để cuộc sống này ý nghĩa ta phải sống với những nhiệt tình và khát vọng. Giá trị cuộc sống không phải đo bằng số ngày ta sống mà đo bằng ý nghĩa của mỗi ngày sống mang lại. Chúng ta chỉ có một cuộc đời để sống vậy không có lý do gì để không sống hết mình với cuộc đời, sống như thể ta chỉ còn một ngày để sống. Thời gian sẽ trôi nhanh, sẽ uổng phí nếu ta sống mà không có mơ ước, lý tưởng, hoài bão tốt đẹp. Cuộc sống mỗi người rất cần những ngày ghi sâu trong trí nhớ vì đó là những ngày ta sống có ý nghĩa, sống ngày hôm nay tốt hơn ngày hôm qua. Đó cũng chính là động lực, là nền tảng vững chắc cho ta bước về phía trước. Một con người sống có nghĩa nghĩa là góp phần xây dựng một xã hội ý nghĩa. Những người sống hoài, sống phí là một sự gây lãng phí, kéo xã hội đi lùi. Câu nói của P. Pavlenco nhắc nhở mỗi chúng ta sống tích cực, biết trân trọng những giây phút của cuộc đời để bản thân tự tỏa sáng và cuộc đời thêm ý nghĩa.
     
  2. Sương sớmmùa Thu

    Bài viết:
    185
    Cảm ơn bài viết của bạn!

    Trích dẫn từ bài viết của bạn: "Giá trị cuộc sống không phải đo bằng số ngày ta sống, mà đo bằng ý nghĩa của mỗi ngày sống mang lại."

    Điều này hoàn toàn đúng với câu: Sự trưởng thành của mỗi người đo bằng những trải nghiệm, chứ không đo bằng số tuổi (số năm sống trên Trái Đất).

    Những kẻ kiêu căng, ngạo mạn thì luôn ỷ nhiều tuổi bắt nạt ít tuổi. Nếu một người có 40 tuổi, 50 tuổi mà trong suốt quãng thời gian sống đó: Không chịu rèn luyện bản thân, tích lũy kinh nghiệm sống, bảo thủ, cố chấp, thì có thêm 20 tuổi, hay 30 tuổi nữa thì vẫn chỉ là một đứa trẻ trong thân xác người lớn.

    Vậy nên mới có những hiện tượng cần lên án: Như các cụ ông có thái độ khiếm nhã với các cháu gái, đã cao tuổi rồi, nhưng hành động (cử chỉ, ánh mắt) thì vô liêm sỉ, vô đạo đức.
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...