Xã hội VN gần đây phát hiện quá nhiều vụ lừa đảo nổi tiếng. Chưa điều tra xong vài chục vụ tín dụng đen, mỗi vụ từ vài chục đến vài trăm tỷ đồng với hàng ngàn người bị lừa thì đã lại phát hiện vụ Liên kết Việt gần 2 ngàn tỷ đồng với gần 6 vạn nạn nhân. Liên kết Việt đang nóng ran thì VTV1 (ngày 10/3/2016) đưa tin vụ lừa đảo lớn ở Câu lạc bộ sức khỏe Việt. Về lừa đảo và chiếm đoạt đất đai, chưa giải quyết dứt điểm các vụ Dương Nội, Thanh Hà-Cienco, Sapa, Bà Rịa, Cần Thơ và hàng chục nơi khác thì đã lại xuất hiện vụ việc ở Phú Thọ, nông dân bị lừa từ cho thuê đất để trồng ngô thành chuyển nhượng đất cho doanh nghiệp, làm cho hàng trăm con người khuynh gia bại sản. Danh sách tội phạm lừa đảo, từ Phạm Tiến Lập (Lao Cai), Trần Thị Doan (Bà Rịa), Nguyễn Nha Trang (Hà Nội).. kéo dài mãi ra hàng ngàn, hàng vạn tên, nào là Lê Xuân Hồng, Trương Thị Tuyết Nga.. và nhân vật nổi cộm gần đây là Lê Xuân Giang. Đó là những vụ lừa đảo lớn, phải đem ra xét xử tại tòa án. Ngoài ra, hàng giờ, hàng ngày, khắp mọi nơi người ta lừa bịp trong mọi hoạt động xã hội để chiếm đoạt danh, lợi, tình. Đó là "chuyện thường ngày ở huyện". Hễ xã hội có hoạt động gì là ngay lập tức có bọn hoạt động lừa đảo trong lĩnh vực ấy. Lừa đảo gây ra tác hại nghiêm trọng về nhiều mặt. Rõ ràng nhất là kinh tế. Người bị lừa mất của, có khi đến thất cơ sập nghiệp, sản xuất đình đốn, nhiều người còn tìm đến cái chết để thoát nợ. Kẻ lừa được thường dùng phần lớn của phi nghĩa để ăn chơi trác táng, gây nên lãng phí tài sản xã hội. Thiệt hại về kinh tế là to lớn, là hữu hình nhưng không bằng thiệt hại về văn hóa, về đạo đức, về quan hệ xã hội. Trong rất nhiều nỗi sợ hãi do thiên nhiên và những kẻ áp bức, thống trị gây ra còn cộng thêm nỗi sợ bị đồng loại lừa đảo. Trong những lời khấn tại các đền chùa có không ít lời cầu xin tránh được bị lừa, ngược lại cũng có không ít kẻ cố đốt nhiều vàng mã để mong được ban phát thời cơ, tuy không nói trắng ra nhưng ngầm ẩn chứa mưu mô lừa đảo được nhiều người để thu lợi. Lừa đảo cùng với dối trá, tham nhũng, mua quan bán tước, độc quyền toàn trị và nhiều tệ nạn khác càng ngày càng đẩy dân tộc vào con đường tụt hậu. Khi nghiên cứu về tham nhũng người ta đã vạch ra rằng: "Tham nhũng kinh tể là phổ biến và dễ thấy, nhưng tham nhũng về quyền lực chính trị mới là tham nhũng cao nhất". Cũng tương tự như tham nhũng, lừa đảo về kinh tế là phổ biến nhất, dễ thấy nhất, nhưng xét cho cùng thì lừa đảo về quyền lực chính trị, về đường lối chính trị mới là nguy hiểm nhất vì nó có thể lừa được nhiều dân tộc với hàng trăm triệu người, có thể dẫn dắt các tập đoàn vào chiến tranh tàn sát nhau (Napôlêông và Hitle chẳng hạn) hoặc đẩy các dân tộc vào cảnh lầm than, lạc hậu. Ai cũng có thể gặp trường hợp bị lừa, nhưng có mắc lừa hay không là chuyện khác. Tại sao, nguyên nhân sâu xa nào làm người ta mắc lừa. Gốc gác là sự kém hiểu biết, nói văn hoa là thiếu thông tin, nói trắng ra là sự ngu dốt. Nhưng nếu B tự nhận thức được sự kém hiểu biết thì chưa dễ gì mắc lừa, nó phải kết hợp với lòng tham hoặc lòng tốt. Lòng tham (hoặc thèm khát, ham muốn) nhằm kiếm lợi dễ dàng, hoặc chỉ nhằm làm cho mình được thoải mái trong một công việc nào đó, cũng có thể là để thỏa mãn một ý muốn. Lòng tốt nhằm giúp đỡ người khác. Mỗi một đức tính ấy kết hợp với sự kém hiểu biết thì khi gặp phải A, xác suất mắc lừa là cao. Lòng tham càng lớn bị lừa càng đau. Càng đau hơn khi B thực sự kém hiểu biết, đang được người khác cảnh báo là coi chừng bị lừa, thế mà cứ nhơn nhơn tự cho là hiểu biết và khôn ngoan hơn người. Trong vụ Liên kết Việt, tên tội phạm đầu sỏ là Lê Xuân Giang, còn gần 6 vạn người mắc lừa vừa là nạn nhân vừa là thủ phạm, chính lòng tham lợi lộc dễ kiếm đã xui dục họ chui đầu vào thòng lọng. Ngoài những người vừa kể chắc cũng còn nhiều người khác bị lừa, được nghe những lời dụ dỗ đường mật, hứa hẹn kiếm lợi dễ dàng, nhưng họ không tham hoặc có hiểu biết, có cảnh giác nên không mắc lừa. Vụ hàng ngàn người mất tiền vì vé máy bay giả trên mạng hoặc mua phải vé tàu giả cùa bọn cò là bị lừa do muốn dễ dàng trong việc mua bán. Việc hàng triệu thanh niên Đức Quốc xã bị lừa, bỏ xác trên chiến trường là để thỏa mãn ý muốn thể hiện lòng trung thành với Hitle, với chế độ phát xít. Về lừa đảo trong khoa học xã hội có lẽ Karl Marx là người tài ba nhất. Ông đã lừa được một phần nhỏ của nhân loại, trong đó có cả những nhà khoa học, trí thức bậc cao, nhà hoạt động cách mạng tin vào học thuyết sai lầm về đấu tranh giai cấp, về duy vật lịch sử, về những hoang tưởng của chế độ Cộng sản. Một số nhà nghiên cứu cho rằng Karl Marx mắc vào tội lừa đảo là do vô tình cộng với lòng tốt, tình thương yêu giai cấp vô sản, do sự bồng bột và kém hiểu biết của thời trẻ. Về già Karl Mar đã tỉnh ngộ ra, biết được một số sai lầm của mình. Theo học thuyết của Karl Marx, các đảng cộng sản, trong lúc cố ý bảo vệ ý thức hệ sai lầm, cố ý tạo lập quyền lực và quyền lợi cho cá nhân và phe nhóm thì có thể đã vô tình hoặc cố ý lừa đảo các dân tộc đi theo mình rồi khống chế họ phục vụ mình. Đó là lừa đảo trong chính trị và quyền lực. Trong sự tranh giành và củng cố quyền lực người ta dùng kết hợp những thủ đoạn lừa đảo tinh vi và trắng trợn, thể hiện rõ trong bầu cử với "dân chủ đến thế là cùng". Khi cho rằng đã đoán đúng nguồn gốc sâu xa (nguyên nhân cơ bản) thì cách khắc phục chủ yếu nhất là tìm cách loại bỏ, giảm bớt hoặc ngăn ngừa các nguồn gốc đó. Việc làm này không dễ vì phải chống lại một số thế lực ra sức bảo vệ nó để lợi dụng. Thông thường phải làm cho những kẻ muốn lừa đảo có được ít nhất 1 trong 3 điều không: Không muốn, không thể, không dám. (có được cả 3 thì càng tốt). Còn để không bị mắc lừa thì cần nâng cao sự hiểu biết (cảnh giác), loại bỏ tính tham lam và lo sợ. Để người ta không muốn lừa đảo thì quan trọng nhất là giáo dục để nâng cao dân trí và đạo đức, tránh sự hiểu nhầm. Đó là việc của mỗi gia đình, nhà trường và đặc biệt là của thành phần ưu tú trong dân tộc. Để bọn đểu cáng không thể lừa người khác thì quan trọng cũng là nâng cao dân trí để người dân biết được đâu là chân thực, đâu là dối trá, ngoài ra thì phải có hệ thống tổ chức và quản lý chặt chẽ, làm chỗ dựa vững chắc cho việc chống lại lừa đảo. Để người ta không dám lừa đảo thì phải có luật pháp công minh, nghiêm khắc, có đội ngũ cán bộ thi hành giỏi chuyên môn, trách nhiệm cao, có cách xử phạt làm cho kẻ định lừa đảo phải sợ. Đó là việc làm của một chính quyền thật sự trong sạch, vững mạnh (chính quyền tham nhũng, thối nát không làm được). Có một ít người bản chất không muốn lừa đảo nhưng cuộc sống xô đẩy họ vào hoàn cảnh quá nghiệt ngã, họ quá bị bế tắc, để tồn tại họ liều mạng tìm cách lừa đảo bằng cách vay mượn chẳng hạn. Đối với những người này xã hội và chính quyền nên tìm cách giúp đỡ họ vượt qua khó khăn bằng những cách có thể. Mn nhớ like và ủng hộ mk nhé