Nghị luận về hai bức tranh thiên nhiên trong vội vàng và đây thôn vĩ dạ

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Jodie Doyle, 18 Tháng năm 2020.

  1. Jodie Doyle

    Bài viết:
    124
    Đề mẫu: Anh/chị hãy cảm nhận hai bức tranh thiên nhiên trong 2 khổ thơ sau:

    "Của ong bướm này đây tuần tháng mật

    * * *

    Tháng giêng ngon như một cặp môi gần."

    ( "Vội vàng" - Xuân Diệu)



    "Sao anh không về chơi thôn Vĩ?"

    * * *

    Lá trúc che ngang mặt chữ điền. "

    (" Đây thôn Vĩ Dạ "- Hàn Mặc Tử)

    Tình yêu thiên nhiên là đề tài mà nhiều nhà thơ luôn hướng đến, cảnh sinh ra từ tâm, tâm tạo nên cảnh. Vì vậy mà ở mỗi nhà thơ bức tranh thiên nhiên lại hiện lên chứa đầy cảm xúc và góc nhìn mới mẻ. Đến với bài thơ" Đây thôn Vĩ Dạ "ở khổ 1 - Hàn Mặc Tử và" Vội vàng "ở khổ 2 - Xuân Diệu, người đọc có thể cảm nhận được hai bức tranh thiên nhiên đầy tươi mới và đẹp đẽ. Nhắc đến" ông Hoàng của thơ tình "chắc hẳn ai cũng biết đến cái tên Xuân Diệu, ông là nhà thơ của tình yêu và của mùa xuân. Còn về Hàn Mặc Tử dù cuộc sống nhiều bi thương nhưng thơ của ông lại mang âm hưởng lãng mạn.

    Xuân Diệu có tình yêu tha thiết đối với cuộc đời, nhà thơ đã cảm nhận được những vẻ đẹp rực rỡ, tươi sáng nhất nơi trần gian:

    " Của ong bướm này đây tuần tháng mật

    Này đây hoa của đồng nội xanh rì;

    Này đây lá của cành tơ phơ phất;

    Của yến anh này đây khúc tình si.

    Và này đây ánh sáng chớp hàng mi;

    Mỗi sáng sớm, thần vui hằng gõ cửa;

    Tháng giêng ngon như một cặp môi gần. "

    Cái nhìn cõi thế của Xuân Diệu tràn đầy niềm hân hoan, say đắm và những sắc màu tươi đẹp. Cõi thế tràn đầy sự ngọt ngào, âm thanh, ánh sáng và niềm hân hoan bất tận. Điệp ngữ" này đây "gợi được cái háo hức, rạo rực của người thi sĩ khi giới thiệu về vẻ đẹp nơi trần gian – nơi người thi sĩ đắm say với một tình yêu mãnh liệt. Hình ảnh ong bướm, hoa cỏ, đồng nội, cành tơ, yến anh, ánh sáng là những hình ảnh đẹp đẽ của cuộc sống thường nhật, nhưng qua cách nhìn của nhà thơ thì nó trở nên lãng mạn, tươi sáng và hấp dẫn như cảnh sắc nơi thiên đường. Cái nhìn của thi sĩ đắm say, tình tứ dưới cái nhìn đó vạn vật đều có đôi có lứa, quấn quýt, giao hòa với nhau" ong bướm - tuần tháng mật "," hoa - đồng nội xanh rì "," lá - cành tơ phơ phất ". Xuân Diệu có thể tinh tế cảm nhận được vẻ đẹp vô hình," của yến anh này đây khúc tình si "như khúc ca tình yêu mang âm điệu say mê cuồng nhiệt của cặp" yến anh ", là nguồn sáng vội vã chớp qua hàng mi.. Cõi thế là một chốn thiên đường mà ở đó vạn vật đều tươi tắn, trẻ trung và đầy sức sống, hình ảnh" Tháng giêng ngon như một cặp môi gần "được nhà thơ so sánh đầy sáng tạo và rất gợi cảm tháng giêng tháng của mùa xuân tràn đầy sức sống được so sánh như" cặp môi gần "hình ảnh độc đáo, tinh tế diễn tả niềm đam mê, tình yêu cuộc sống đến cuồng nhiệt của nhà thơ. Xuân Diệu lấy con người, mùa xuân, tuổi trẻ, tình yêu làm chuẩn mực của cái đẹp. Thi nhân muốn tận hưởng tức thời những gì thiên nhiên và con người ban tặng, sống vội vàng và tận hưởng hết mọi vẻ đẹp, mọi thú lạc ở đời.

    Bức tranh của Xuân Diệu lấy tình yêu làm chủ đạo, còn bức tranh của Hàn Mặc Tử trong bài thơ" Đây thôn vĩ Dạ "sẽ là bức tranh thôn vĩ Dạ xứ Huế buổi bình minh dưới cái nhìn khao khát ước mong, đắm say mãnh liệt hướng về tình yêu, cuộc đời của nhà thơ:

    " Sao anh không về chơi thôn Vĩ?

    Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên.

    Vườn ai mướt quá xanh như ngọc

    Lá trúc che ngang mặt chữ điền. "

    " Sao anh không về chơi thôn Vĩ? ". Hàn Mặc Tử mở đầu bài thơ chỉ bằng một câu hỏi thôi! Một câu hỏi tưởng chừng là của cô gái đang có ý trách móc vừa có ý tiếc nuối của cô gái đối với người yêu, nhưng thật ra đó là lời của tác giả, Hàn Mặc Tử là đang tự hỏi chính mình, ông mượn lời cô gái để tự vấn sao không về vĩ Dạ? Thôn Vĩ - có phong cảnh vườn tược rất xinh xắn, nên thơ. Cũng từ đó mà Thôn Vĩ trở thành ẩn dụ cho cuộc đời tươi đẹp mà tác giả muốn trở về và thể hiện sự bâng khuâng, tiếc nhớ cùng hoài niệm.

    Bức tranh Thôn Vĩ lúc sớm mai, nắng hàng cau nắng mới lên, hàng cau thẳng tắp, cao vút vươn lên để đón những tia nắng trong veo của ngày mới ấm áp, cái nắng hàng cau nắng mới lên gợi lên một nỗi niềm quê hương. Chữ" mới "tô đậm cái trong trẻo, tinh khiết của tia nắng đầu ngày. Từ ánh nhìn" nắng hàng cau ", tác giả đã chuyển qua quan sát vườn thôn Vĩ." Vườn "hiện lên gần hơn, tầm nhìn của nhà thơ rất gần. Nghệ thuật tu từ" vườn ai "gợi lên sự tò mò, hiếu kì vì ta không xác định được chủ nhân khu vườn này là ai. Nhưng điều quan trọng là sự trong xanh của nó.

    Tác giả dùng hình ảnh so sánh" xanh như ngọc "để so sánh vườn với ngọc để cho thấy sự trong xanh, tinh khiết của khu vườn vào buổi sáng ban mai. Màu xanh của Hàn Mặc Tử là một màu xanh cao quý, lấp lánh, trong trẻo làm cho vườn cây càng sáng bóng lên. Nhìn vào hình ảnh này người đọc có cảm giác nhẹ nhàng và thoải mái.

    Qua hình ảnh trên ta có thể thấy được khu vườn được chăm sóc rất kĩ càng bởi bàn tay khéo léo của con người thôn Vĩ. Qua đó ta cũng thấy được sự ngạc nhiên, thích thú trước vẻ đẹp xanh non biếc dờn của thi nhân đối với thôn Vĩ Dạ.

    " Lá trúc che ngang mặt chữ điền "- gợi tả bức tranh thôn Vĩ mang vẻ đẹp phúc hậu, chất phác kín đáo, là cuộc sống mà nhà thơ khao khát cháy bỏng, mãnh liệt và muốn được trở về, hòa nhập, được giao cảm với cuộc đời như trước. Nhà thơ muốn quên mình trong hiện tại với căn bệnh hiểm nghèo để được yêu. Một bức tranh thiên nhiên đầy thơ mộng, trữ tình, thiên nhiên và con người hài hòa với nhau. Đằng sau bức tranh còn ẩn chứa tình người tha thiết của thi nhân.

    Qua hai bức tranh thiên nhiên của Xuân Diệu -" Vội vàng "và Hàn Mặc Tử -" Đây thôn vĩ Dạ ", ta thấy được cả hai đoạn thơ đều là cái nhìn đầy tình cảm về thiên nhiên, họ khát vọng hòa nhập với cuộc đời. Khung cảnh giản dị thường ngày qua tài năng của hai nhà thơ nó đã trở thành hai bức tranh thiên đầy lãng mạn và tươi trẻ, ta cũng nhận thấy rõ sự tài hoa của hai tác giả, họ đều là những nhà Thơ mới. Thơ của hai thi nhân có nét khác biệt là, ở Xuân Diệu -" Vội vàng "của ông hướng về cảnh sắc thiên nhiên đầy ắp sắc xuân, tuổi trẻ và tình yêu với quan niệm sống tận hưởng vẻ đẹp của cuộc sống, nừ ngữ, nhịp điệu thơ táo bạo và đậm chất phương Tây. Còn ở Hàn Mặc Tử -" Đây thôn vĩ Dạ "của ông thiên nhiên lại hiền hòa, nhẹ nhàng mang đậm dấu ấn miền quê và đan xen giữa tinh khiết trong sáng và sự ma quái. Thiên nhiên có sự đổi thay trước tâm tư tình cảm của Hàn Mặc Tử. Hơn thế nữa, trong hoàn cảnh Hàn Mặc Tử sáng tác bài thơ là sự đau đớn cả về thể xác lẫn tinh thần vì bệnh tật. Dù vậy nhưng ông vẫn hướng về tình yêu.

    Qua hai bài thơ ta thấy được tài năng của Xuân Diệu và Hàn Mặc Tử, dù hai nhà thơ có hoàn cảnh sống khác nhau nhưng hai bức tranh thiên nhiên vẫn đầy sự lãng mạn và tình yêu tha thiết đối với cuộc sống. Cảm nhận của riêng tôi về hai bức tranh thiên nhiên là sự" tuyệt sắc", làm cho tôi thêm trân trọng cuộc sống và tình yêu.
     
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...