Nghị luận về câu chuyện: Vị thiền sư và chú tiểu - Lòng bao dung

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Trần Thị Uyên Như, 3 Tháng năm 2019.

  1. Trần Thị Uyên Như

    Bài viết:
    7
    Đề bài: Nghị luận về câu chuyện "Vị thiền sư và chú tiểu"

    Tác giả: Uyên Như


    Bài làm:

    Nữ văn sĩ người Mỹ Hellen Keller đã từng nói: "Sự khoan dung chính là món quà quý giá nhất của tâm hồn". Quả thực, cuộc đời không có ai là hoàn hảo, ai cũng mang trong mình những khuyết điểm riêng, và vì thế ai cũng cần được tha thứ khoan dung.. Câu chuyện về vị thiền sư và chú tiểu đã để lại ấn tượng vô cùng sâu sắc cho người đọc và đã làm thay đổi nhận thức của biết bao nhiêu người về vai trò và ý nghĩa của lòng khoan dung độ lượng trong cuộc sống.

    Câu chuyện ấy như một bức thông điệp sâu sắc về lòng khoan dung với người. Vị thiền sư trong câu chuyện đã đưa bờ vai của mình làm điểm tựa cho chú tiểu lỗi lầm bước xuống, không những thế, vị thiền sư còn không quở phạt, trách mắng mà còn nói lời yêu thương thể hiện sự quan tâm, lo lắng. Hành động và cách xử sự ấy đã cho ta thấy một tấm lòng khoan dung và độ lượng vô bờ. Nó như một bài học sâu sắc không chỉ cho chú tiểu mà còn cho tất cả mọi người về lòng khoan dung. Vậy khoan dung là gì? Khoan dung là biết chấp nhận và tôn trọng sự khác biệt của mỗi người. Khoan dung là tấm lòng nhân ái, đức độ, vị tha.. Khoan dung không chỉ là sự cho đi mà còn hơn thế nữa, nó có nghĩa là cảm thông và chia sẻ với người. Hành động cao cả nhất của lòng khoan dung chính là nhìn vượt qua những khuyết điểm của người khác và giúp họ nhận ra những giá trị vốn có của mình.

    Vậy tại sao lại cần phải khoan dung? Cố nhân từng giảng: "Rộng lớn nhất thế giới là đại dương, rộng lớn hơn cả đại dương là bầu trời, rộng lớn hơn cả bầu trời là lòng khoan dung". Lòng dạ của một người to hay nhỏ, thông thường được quyết định bởi sự cao thấp của cảnh giới tinh thần. Trong thế gian này, phàm là người thành tựu được việc lớn thì đều phải có lòng dạ bao la như biển cả. Khoan dung như một chìa khóa vàng của thành công, của hạnh phúc. Khoan dung có thể làm lay động người khác, cũng có thể vỗ về, an ủi chính mình. Ngược lại, một người nếu luôn cứ trách cứ, luôn để tâm quá mức đến những sai lầm nhỏ của người khác thì sẽ không nhận ra được những thiếu sót của chính bản thân mình. Đã là con người thì bất cứ ai cũng sẽ mắc sai lầm trong cuộc đời mình, vì thế, hãy khoan dung với những ai biết hối hận, biết sửa chữa, cho họ một cơ hội được tha thứ, rồi một mai khi ta mắc phải lỗi lầm, ta cũng sẽ nhận lại được sự thứ tha như chính những gì mà ta đã trao đi, đó chính là điều khiến cho tâm hồn ta được bình lặng, an yên. "Em bé Napalm" - Phan Thị Kim Phúc đã gây chấn động thế giới qua một bức ảnh ghi lại khoảnh khắc em bị bỏng nặng và cháy hết cả quần áo trong trận mưa bom Napalm do Mỹ trút xuống. Em đã phải chịu một nỗi đau về cả thế xác lẫn tinh thần, trải qua hơn 14 tháng điều trị vơi 17 ca phẫu thuật, thế nhưng khi trưởng thành, Kim Phúc vẫn nói: "Sự tha thứ giải thoát tôi khỏi thù hận. Vẫn còn nhiều vết sẹo trên thân thể tôi, và sự đau đớn vẫn kéo dài trong nhiều ngày, nhưng tâm tôi nay đã được an lành". Có lẽ tha thứ cũng chính là giải thoát cho chính mình. Lòng khoan dung như những tia nắng ấm áp soi sáng vào những góc tối của cuộc sống, mở lối cho sự an yên, thanh thản trong tâm hồn. Hay như trong câu chuyện, sự khoan dung của vị thiền sư đã có tác dụng vô cùng to lớn, nó có sức mạnh hơn ngàn lần roi vọt, mắng nhiếc. Nó tác động mạnh đến nhận thức của con người mà có lẽ cả đời không bao giờ quên được. "Khoan dung" - hai từ nghe rất nhẹ nhàng nhưng lại đầy ý nghĩa. Khoan dung chính là cái gốc của niềm vui, của hạnh phúc trong đời người.

    Thế nhưng, khoan dung không có nghĩa là bao che, dung túng cho những việc làm sai trái. Bởi khoan dung thì giúp con người thoát khỏi những lỗi lầm, còn bao che dung túng lại càng làm cho con người ngày càng đắm chìm trong những sai trái. Vậy nên, mỗi người cần phải tự có nhận thức đúng đắn về lòng độ lượng, khoan dung.

    Và, trái ngược với khoan dung, đó chính là lòng đố kị, ghen tị, ích kỉ, định kiến. Ét-môn-đô Đơ A-mi-xi đã từng nói: "Đừng để con rắn ghen tị luồn vào trong tim. Đó là một con rắn độc, nó gặm mòn khối óc và làm đồi bại con tim". Con người không thể sống với nhau trong sự ghen tỵ, ích kỉ, bởi tâm hồn ta sẽ chẳng có một phút nào thanh thản nếu tâm hồn ta không bình lặng, an yên.

    Ngày nay, một bộ phận lớp trẻ thì lại sống thờ ơ, vô cảm với ngay gia đình và những người xung quanh. Chính sự thờ ơ, lạnh nhạt, chính những con người vô cảm ấy đang khiến cho cuộc sống ngày càng trở nên chết dần. Thiếu thốn tình cảm, thiếu thốn vị tha, thiếu thốn lòng khoan dung.. tất cả sẽ chỉ là một xã hội vô tri vô giác, lạnh lùng cô cảm. Vậy nên, xin hãy đừng dửng dưng với chính con tim của mình, hãy học cách tha thứ, khoan dung, để cho cuộc sống sẽ ngày một tốt đẹp hơn.

    Kết luận:


    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
    [​IMG]
     
    Last edited by a moderator: 16 Tháng mười 2023
  2. Đăng ký Binance
  3. Baka Wibu Wibu never die !!!

    Bài viết:
    8
    Mình nghĩ bạn nên phân tích rõ hơn dẫn chứng: Lòng khoan dung mà vị thiền sư dành cho chú tiểu, thì bài văn sẽ hay hơn.
     
    Last edited by a moderator: 26 Tháng tám 2022
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...