Nghị luận văn học: Suy nghĩ về vai trò của những người lãnh đạo anh minh đối với vận mệnh đất nước

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Cute pikachu, 3 Tháng tư 2022.

  1. Cute pikachu

    Bài viết:
    1,898
    Đề bài:

    Có ý kiến cho rằng: Những người lãnh đạo anh minh có vai trò quan trọng đối với vận mệnh đất nước. Hãy làm sáng tỏ qua hai văn bản Chiếu dời đô và Hịch tướng sĩ)

    (Cách hỏi khác: Dựa vào các văn bản Chiếu dời đô và Hịch tướng sĩ, hãy nêu Suy nghĩ về vai trò của những người lãnh đạo anh minh như Trần Quốc Tuấn, Lí Công Uẩn đối với vận mệnh đất nước.

    Dàn ý:

    1. Mở bài: Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề


    - Lịch sử ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam luôn sáng lên tên tuổi của các bậc lãnh đạo anh minh, biết nhìn xa trông rộng, có thực tài, có tấm lòng vì nước vì dân.

    - Hai áng văn Chiếu dời đô của Lí Công Uẩn và Hịch tướng sỹ của Trần Quốc Tuấn đã cho chúng ta thấy rõ vai trò của người lãnh đạo anh minh có ý nghĩa vô cùng to lớn trong sự phát triển của dân tộc dù lúc đất nước lâm nguy hay thái bình, thịnh vượng.

    2. Thân bài

    a. Giải thích

    - Trước hết có thể hiểu "người lãnh đạo" là người đứng đầu bộ máy nhà nước hay tổ chức quân sự, văn hóa

    - "Anh minh" là chỉ trí tuệ uyên bác, hiểu biết, có tài lãnh đạo, sáng suốt, có tầm nhìn xa trông rộng.

    - Nhận định trên thật chính xác. Chứng tỏ Lí Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn đều là những nhà lãnh đạo tài ba, có tầm nhìn xa trông rộng, uyên bác, thông hiểu kim cổ đông tây, hết lòng vi nước vì dân.

    b. Khái quát

    Vì sao lại nhận định như vậy? Bởi dù là thời chiến hay thời bình thì cũng đều rất cần có những vị lãnh đạo tài đức song toàn để giữ vững nền hòa bình cho đất nước, đưa đất nước ngày một hùng mạnh. Bởi dân tộc Việt Nam đã trải qua hơn 4000 năm dựng nước và giữ nước hào hùng, trải qua nhiều đau thương, thử thách nên càng cần những vị lãnh đạo tài ba, xác định đúng nhiệm vụ của cả dân tộc, có tầm nhìn xa trông rộng, nhận định đúng tình hình đất nước.

    c. Chứng minh

    *Vai trò anh minh của Trần Quốc Tuấn

    - Trước hết, vai trò lãnh đạo anh minh của Trần Quốc Tuấn thể hiện qua tài lãnh đạo của một vị chủ tướng tài ba. Để khích lệ tướng sĩ noi gương, vị chủ tướng Trần Quốc Tuấn đã nêu gương sáng của trung thần nghĩa sĩ trong sử sách như: Do Vu, Dự Nhượng, Kỉ Tín..

    - Đặc biệt, bằng những lời lẽ đanh thép, Trần Quốc Tuấn đã phơi bày tội ác của sứ giặc. Chúng ngang ngược, tham lam, độc ác, đi lại nghênh ngang, uốn lưỡi cú diều sỉ mắng triều đình, bắt dân ta cống nạp khoáng sản, vàng bạc..

    - Ông tự bộc bạch nỗi lòng mình để thắp lên lòng yêu nước trong tướng sĩ. Ông uất hận, đau đớn vì "căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan, uống máu quân thù" đến độ quên ăn, quên ngủ, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa.

    - Để từ đó khích lệ lòng ơn nghĩa, thuỷ chung của tướng sĩ, Trần Quốc Tuấn còn khắc sâu mối gắn bó ân tình giữa chủ và tướng. Tướng sĩ không có mặc thì ông cho áo, tướng sĩ không có ăn thì cho cơm; rồi cùng xông pha trận mạc, cùng sống chết, cùng vui đùa.

    - Trên cơ sở đó, Trần Quốc Tuấn rất anh minh, có tầm nhìn xa trông rộng, khuyên răn tướng sĩ cần biết lo xa, tăng cường tập võ nghệ, phải biết "kiềng canh nóng mà thổi rau nguội", phải biết ra sức tập luyện để sẵn sàng chiến đấu chống giặc ngoại xâm.

    - Cuối cùng, Trần Quốc Tuấn đã nêu ra việc trước mắt phải làm. Đó là vạch rõ ranh giới giữa hai con đường chính và tà.

    * Vai trò của những người lãnh đạo không chỉ cần được thể hiện trong thời tranh hoạn nạn mà còn được bộc lộ cao hơn trong thời bình.

    - Để thuyết phục dân chúng, Lí Công Uẩn đã chỉ ra cái đúng của các vị vua xưa, đã dời đô đã giúp đất nước phát triển lâu bền. Thực tế đã chứng minh, nhà Thương, nhà Chu đã dời đô, kết quả là đất nước thái bình, đời sống nhân dân no ấm.

    - Thứ hai, trong thời bình, Hoa Lư nằm khuất sâu trong rừng núi không còn phù hợp nữa. Nên hai nhà Đinh, Lê triều vận ngắn ngủi, đời sống nhân dân chịu nhiều khó khăn.

    - Nhưng nay đất nước đã thái bình vùng rừng núi chật hẹp, hiểm trở sẽ khó có thể phát triển kinh tế, văn hóa của đất nước nữa. Trước yêu cầu của thời kỳ mới, vua Lí Công Uẩn rất anh minh, sáng suốt, có tầm nhìn xa trông rộng đã nhận ra thành Đại La có nhưng lợi thế tốt nhất, có nhiều điều kiện thuận lợi nhất để phát triển đất nước

    d. Đánh giá:

    - Nghệ thuật sử dụng thành công của cả hai văn bản là áng văn nghị luận đặc sắc, cách lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc sảo rõ ràng, dẫn chứng tiêu biểu giàu sức thuyết phục, só sự kết hợp hài hòa giữa tình và lí, viết theo lối biền ngẫu, các vế đối nhau cân xứng nhịp nhàng

    - Nội dung: Hai ánh văn đã chứng tỏ Lí Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn là những vị vua, anh hùng dân tộc anh minh đối với vận mệnh đất nước. Có thể ví một nhà lãnh đạo giỏi chính là người tiên phong cầm ngọn đuốc sáng soi đường cho quảng đại quần chúng, đưa nhân dân đến cuộc sống thái bình, no ấp, hạnh phúc.

    E. Liên hệ, bài học:

    - Chúng ta cần tự hào về lòng yêu nước bất khuất, sự lãnh đạo anh minh của vua Lí Công Uẩn và vị tướng Trần Quốc Tuấn.

    3/Kết bài

    Khẳng định vấn đề

    Bài làm

    (Đề kiểm tra ngữ văn, phần tập làm văn, dạng nghị luận văn học:

    Có ý kiến cho rằng: Những người lãnh đạo anh minh có vai trò quan trọng đối với vận mệnh đất nước. Hãy làm sáng tỏ qua hai văn bản Chiếu dời đô và Hịch tướng sĩ)

    Lịch sử ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam luôn sáng lên tên tuổi của các bậc lãnh đạo anh minh, biết nhìn xa trông rộng, có thực tài, có tấm lòng vì nước vì dân. Hai áng văn Chiếu dời đô của Lí Công Uẩn và Hịch tướng sỹ của Trần Quốc Tuấn đã cho chúng ta thấy rõ vai trò của người lãnh đạo anh minh có ý nghĩa vô cùng to lớn trong sự phát triển của dân tộc dù lúc đất nước lâm nguy hay thái bình, thịnh vượng.

    Trước hết có thể hiểu "người lãnh đạo" là người đứng đầu bộ máy nhà nước hay tổ chức quân sự, văn hóa; "anh minh" là chỉ trí tuệ uyên bác, hiểu biết, có tài lãnh đạo, sáng suốt, có tầm nhìn xa trông rộng. Như vậy, nhận định trên thật chính xác. Chứng tỏ Lí Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn đều là những nhà lãnh đạo tài ba, có tầm nhìn xa trông rộng, uyên bác, thông hiểu kim cổ đông tây, hết lòng vi nước vì dân. Cả hai vị đều là những người lãnh đạo sáng suốt khi nhìn nhận thấu suốt tình hình đất nước, xác định rõ nhiệm vụ của quân và dân. Điều quan trọng là họ có những quyết định đúng đắn, có đóng góp vô cùng quan trọng với vận mệnh đất nước, với bước ngoặt phát triển lớn của quốc gia. Hai áng văn trung đại: Hịch tướng sĩ và Chiếu dời đô đã minh chứng cho điều ấy.

    Vì sao lại nhận định như vậy? Bởi dù là thời chiến hay thời bình thì cũng đều rất cần có những vị lãnh đạo tài đức song toàn để giữ vững nền hòa bình cho đất nước, đưa đất nước ngày một hùng mạnh. Bởi dân tộc Việt Nam đã trải qua hơn 4000 năm dựng nước và giữ nước hào hùng, trải qua nhiều đau thương, thử thách nên càng cần những vị lãnh đạo tài ba, xác định đúng nhiệm vụ của cả dân tộc, có tầm nhìn xa trông rộng, nhận định đúng tình hình đất nước.

    Thật vậy, cả hai ánh văn Hịch tướng sĩ và chiếu dời đô đã chứng tỏ 2 tác giả đều là hai nhà yêu nước vĩ đại, những bậc lãnh đạo anh minh, sáng suốt của dân tộc. Các ngài đã có công lao to lớn trong việc xây dựng đất nước và bảo vệ nhân dân. Dưới thời Trần, trước tai họa giặc Mông - Nguyên lăm le xâm lược lần thứ hai, Trần quốc Tuấn đã thể hiện tài cầm quân của một vị chủ tướng tài ba, anh minh, sáng suốt, khích lệ được tướng sĩ trên dưới đồng lòng, chuyên tâm luyện tập binh pháp, quyết chiến quyết thắng chống kẻ thù xâm lược. Rồi đến thời bình, vua Lí Công Uẩn đã thể hiện tài lãnh đạo sáng suốt, anh minh, yêu nước thuognư dân, có tầm nhìn xa trông rộng, có công lớn trong việc xây dựng đất nước tự lập tự cường thịnh trị.

    Trước hết, vai trò lãnh đạo anh minh của Trần Quốc Tuấn thể hiện qua tài lãnh đạo của một vị chủ tướng tài ba. Để khích lệ tướng sĩ noi gương, vị chủ tướng Trần Quốc Tuấn đã nêu gương sáng của trung thần nghĩa sĩ trong sử sách như: Do Vu, Dự Nhượng, Kỉ Tín.. Đặc biệt, bằng những lời lẽ đanh thép, Trần Quốc Tuấn đã phơi bày tội ác của sứ giặc. Chúng ngang ngược, tham lam, độc ác, đi lại nghênh ngang, uốn lưỡi cú diều sỉ mắng triều đình, bắt dân ta cống nạp khoáng sản, vàng bạc.. Ông còn đanh thép kể ra hàng loạt tội ác của quân Mông Nguyên: "Uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt Tể phụ", "đi lại nghênh ngang", bắt dân ta cống nạp khoáng sản, vàng bạc.. Thực tế đó chứng tỏ tội ác ngang ngược, tày trời, không thể dung thứ của quân giặc. Từ đó Trần Quốc Tuấn khơi gợi thái độ căm phẫn, căm thù của tướng sĩ trước kẻ thù xâm lăng và trách nhiệm bảo vệ bờ cõi, đánh đuổi ngoại xâm của tướng sĩ.

    Vai trò lãnh đạo anh minh của chủ tướng Trần Quốc Tuấn còn thể hiện qua việc ông dốc hết những lời gan ruột để khơi gợi sự đồng cảm ở tướng sĩ. Ông tự bộc bạch nỗi lòng mình để thắp lên lòng yêu nước trong tướng sĩ. Ông uất hận, đau đớn vì "căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan, uống máu quân thù" đến độ quên ăn, quên ngủ, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa. Không những lo lắng, căm thù giặc xâm lăng, ông còn nguyện hi sinh thân mình cho sự nghiệp đánh đuổi ngoại xâm, giành lại độc lập cho dân tộc: "Dẫu cho trâm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng". Cũng chính nhờ những lời nói xuất phát từ tình cảm chân thành của mình, ông đã thắp lên ngọn lửa yêu nước trong lòng tướng sĩ, cũng đồng lòng nguyện hi sinh vì sự nghiệp bảo vệ đất nước.

    Để từ đó khích lệ lòng ơn nghĩa, thuỷ chung của tướng sĩ, Trần Quốc Tuấn còn khắc sâu mối gắn bó ân tình giữa chủ và tướng. Tướng sĩ không có mặc thì ông cho áo, tướng sĩ không có ăn thì cho cơm; rồi cùng xông pha trận mạc, cùng sống chết, cùng vui đùa. Chứng kiến cảnh binh sĩ dưới quyền lơ là mất cảnh giác, bàng quan, "nghe nhạc Thải Thường để đãi yến ngụy sứ mà không biết căm"; hoặc ham thú vui tầm thường: Chọi gà, cờ bạc, mê hát, ham săn bắn, ruợu ngon, bàng quan trước vận mệnh đất nước. Vị nguyên soái lỗi lạc rất đau xót, lo lắng cho thực trạng trong quân sĩ. Nhưng hiểu rõ được yếu tố "nhân tâm" là điều quan trọng, lòng người đôi khi quyết định tất cả, Trần Quốc Tuấn nghiêm khắc, cảnh cáo sai lầm của tướng sĩ, chỉ ra hậu quả của thói bàng quan, hưởng lạc, vô trách nhiệm đó. Hậu quả tất yếu sẽ là tướng sĩ bị bắt, bị giết, gia thanh, tổ tông bị mang tiếng xấu muôn đời. Cách chủ tướng Trần Quốc Tuấn dùng hình thức câu nghi vấn để khẳng định, để cảnh tỉnh tướng sĩ càng chứng tỏ tài lãnh đạo tài ba, khả năng thức tỉnh tâm thức trong lòng tướng sĩ.

    Trên cơ sở đó, Trần Quốc Tuấn rất anh minh, có tầm nhìn xa trông rộng, khuyên răn tướng sĩ cần biết lo xa, tăng cường tập võ nghệ, phải biết "kiềng canh nóng mà thổi rau nguội", phải biết ra sức tập luyện để sẵn sàng chiến đấu chống giặc ngoại xâm.

    Cuối cùng, Trần Quốc Tuấn đã nêu ra việc trước mắt phải làm. Đó là vạch rõ ranh giới giữa hai con đường chính và tà. Hoặc là nhà tan cửa nát khi vận nước suy vong, hoặc vinh hiển đời đời khi chiến thắng hào hùng. Từ đó kêu gọi, khích lệ tinh thần tướng sĩ chuyên tâm tập luyện, rèn quân theo sách "Binh thư yếu lược" để nâng cao tinh thần chiến đấu, quyết chiến quyết thắng kẻ thù. Bởi vậy, có thể khẳng định, qua Hịch tướng sĩ, vị chủ tướng Trần Quốc Tuấn chính là một hình ảnh tiêu biểu cụ thể cho những phẩm chất mà một nhà lành đạo cần có trong thời chiến, cũng là một minh chứng cho vai trò của người ngồi ngôi cao đối với toàn quân trước hiểm họa của dân tộc.

    Vai trò của những người lãnh đạo không chỉ cần được thể hiện trong thời tranh hoạn nạn mà còn được bộc lộ cao hơn trong thời bình. Vua Lí Công Uẩn trong văn bản "Chiếu dời đô cho thấy Lí công Uẩn là một vị vua sáng suốt, anh minh của dân tộc, là người có tầm nhìn xa trông rộng, thông minh tài trí -Một trong những tấm gương thể hiện rõ vai trò quan trọng của người đứng đầu đất nước trong thời bình.

    Lí Công Uẩn - người đầu tiên lập nên triều đại nhà Lí ở nước ta. Ông là người thông minh, nhân ái, yêu nước thương dân, có chí lớn, luôn mong muốn đất nước được thịnh trị

    Trước yêu cầu của thời kỳ mới, để đưa đất nước phát triển hùng cường, tự lực, lớn mạnh, vua Lí Công Uẩn đã có một quyết sách táo bạo, sáng suốt. Đó là quyết định dời đô về Đại La vào năm 1010. Để thuyết phục dân chúng, Lí Công Uẩn đã chỉ ra cái đúng của các vị vua xưa, đã dời đô đã giúp đất nước phát triển lâu bền. Thực tế đã chứng minh, nhà Thương, nhà Chu đã dời đô, kết quả là đất nước thái bìnhđất nước thái bình, đời sống nhân dân no ấm.

    Thứ hai, Lí Công Uẩn còn chỉ ra những hạn chế của việc định các vị vua cũ mãi định đô ở vùng rừng núi hiểm trở - Hoa Lư. Bằng sự thông minh và tầm nhìn sáng suốt của mình Lí Công Uẩn đã nhận thấy đất Hoa Lư trong mấy mươi năm, với địa thế núi non hiểm trở, đã hoàn thành sứ mệnh giúp hai nhà Đinh, Tiền lê củng cố chính quyền, chống Tống xâm lược. Nhưng trong thời bình, Hoa Lư nằm khuất sâu trong rừng núi không còn phù hợp nữa. Nên hai nhà Đinh, Lê triều vận ngắn ngủi, đời sống nhân dân chịu nhiều khó khăn.

    Nhưng nay đất nước đã thái bình vùng rừng núi chật hẹp, hiểm trở sẽ khó có thể phát triển kinh tế, văn hóa của đất nước nữa. Trước yêu cầu của thời kỳ mới, vua Lí Công Uẩn rất anh minh, sáng suốt, có tầm nhìn xa trông rộng đã nhận ra thành Đại La có nhưng lợi thế tốt nhất, có nhiều điều kiện thuận lợi nhất để phát triển đất nước hùng cường dài lâu. Đó là: Đại La tụ hội đủ những ưu thế: Về lịch sử, là kinh đô cũ của Cao Vương. Về địa lý: Nơi trung tâm trời đất, thế rồng cuộn hổ ngồi, rộng mà bằng, cao mà thoáng, không bị lụt, muôn vật phong phú, là thắng địa. Về cư dân: Không bị ngập lụt, muôn vật phong phú tốt tươi. Về chính trị, văn hóa: Đây là chốn hội tụ trọng yếu bốn phương". Có thể nói, với trí tuệ anh minh, thiên tư sáng suốt, có tầm nhìn xa trông rộng, với lòng nhân hậu yêu nước thương dân sâu sắc, vua Lí Công Uẩn đã có quyết định thật sáng suốt, đúng đắn. "Chiếu dời đô" quả là áng văn xuôi cổ bất hủ của bậc bậc vua hiền tài, anh minh. Triều đại nhà Lí chính là một trong những triều đại phát triển rực rỡ nhất trong lịch sử phong kiến nước nhà.

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...