Nghị luận văn học: Đọc một câu thơ hay, ta có cảm giác đứng trước bến đò, khao khát - Chứng minh

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Cute pikachu, 2 Tháng tư 2022.

  1. Cute pikachu

    Bài viết:
    1,898
    [​IMG]

    Đề bài:

    "Đọc một câu thơ hay, ta thường có cảm giác đứng trước một bến đò gió nổi, một khao khát sang sông, một thúc đẩy lên đường hướng đến những vùng trời đẹp hơn, nhân tính hơn.." (Theo Lê Đạt, "Đối thoại với đời và thơ", NXB Trẻ, 2008, tr. 115)

    Qua tác phẩm "Quê hương" và "Khi con tu hú" hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.


    Dàn ý:

    1. Mở bài: Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề

    - Văn chương từ lâu đã xuất hiện trong tiềm thức của con người, giống như một thiên thần bồi đắp, chắp cánh cho con người biết khát khao vươn tới cuộc sống tốt đẹp.

    - Nói như Lê Đạt: "Đọc một câu thơ hay, ta thường có cảm giác đứng trước một bến đò gió nổi, một khao khát sang sông, một thúc đẩy lên đường hướng thiện với những vùng trời tốt đẹp hơn, nhân tính hơn".

    2. Thân

    *Giải thích

    - Đọc một câu thơ hay: Chỉ sự tiếp nhận, cảm thụ những tác phẩm thơ có giá trị về nội dung và hình thức.

    - "Một bến đò gió nổi, một khao khát sang sông, một thúc đẩy lên đường hướng đến những vùng trời đẹp hơn, nhân tính hơn" : Chỉ những thay đổi trong nhận thức, xúc cảm, tình cảm tốt đẹp, giúp con người biết khao khát, biết hành động, vươn tới một cuộc sống tươi đẹp hơn.

    => Quan niệm của nhà thơ Lê Đạt khẳng định giá trị, thiên chức của thơ nói riêng, văn học nói chung.

    *Bàn luận, lý giải ý kiến

    Bởi quan niệm của nhà thơ dựa trên đặc trưng sáng tác và chức năng giáo dục của văn học.

    Nguồn gốc của văn học là hiện thực đời sống. Nhà thơ khi sáng tác văn học sẽ gửi gắm những tình cảm cảm xúc mãnh liệt, những trăn trở suy tư, những thông điệp triết lí nhân sinh sâu sắc đến người đọc.

    Đối tượng và mục đích hướng tới của văn học cũng là vì con người.

    *Chứng minh luận điểm 1: Thật vậy, quê hương và khi con tu hú là những bài thơ hay về cả nội dung và hình thức, cả hồn lẫn xác.

    *Luận điểm 2: Đọc những câu thơ của hai bài Quê hương và Khi con tu hú, còn mang đến cho ta cảm giác "đứng trước một bến đò gió nổi, một khao khát sang sông". Bến đò gió nổi, một khao khát sang sông chính là khơi dậy tình yêu quê hương thiết tha, mãnh liệt.

    *Chứng minh luận điểm 3: Hai bài thơ còn khơi dậy ở bạn đọc những rung động, khao khát, ước mơ, biết đấu tranh để vươn tới một cuộc sống tươi đẹp hơn..

    *Đánh giá:

    - Nói như vậy, có thể khẳng định Quê hương và Khi con tu hú là hai bài thơ cực hay.

    - Như vậy, nhà thơ Lê Đạt khẳng định thật đúng giá trị, thiên chức của thơ nói riêng, văn học nói chung.

    *Bài học, liên hệ mở rộng

    3. Kết bài

    Khẳng định vấn đề

    Tham khảo

    (Đề nghị luận văn học, môn ngữ văn, chứng minh ý kiến: "Đọc một câu thơ hay, ta thường có cảm giác đứng trước một bến đò gió nổi, một khao khát sang sông, một thúc đẩy lên đường hướng đến những vùng trời đẹp hơn, nhân tính hơn.." (Theo Lê Đạt)

    Văn chương từ lâu đã xuất hiện trong tiềm thức của con người, giống như một thiên thần bồi đắp, chắp cánh cho con người biết khát khao vươn tới cuộc sống tốt đẹp. Nói như Lê Đạt: "Đọc một câu thơ hay, ta thường có cảm giác đứng trước một bến đò gió nổi, một khao khát sang sông, một thúc đẩy lên đường hướng thiện với những vùng trời tốt đẹp hơn, nhân tính hơn".

    Để hiểu nhận định trên, trước hết ta cần hiểu "Đọc một câu thơ hay" có nghĩ là gì? Đọc một câu thơ hay chỉ sự tiếp nhận, cảm thụ những tác phẩm thơ có giá trị về nội dung và hình thức. "Một bến đò gió nổi, một khao khát sang sông, một thúc đẩy lên đường hướng đến những vùng trời đẹp hơn, nhân tính hơn" chỉ những thay đổi trong nhận thức, xúc cảm, tình cảm tốt đẹp, giúp con người biết khao khát, biết hành động, vươn tới một cuộc sống tươi đẹp hơn. Quan niệm của nhà thơ Lê Đạt khẳng định giá trị, thiên chức của thơ nói riêng, văn học nói chung. Đây là một quan niệm văn học sáng suốt về chức năng giáo dục của văn chương. Ông cho rằng: Thơ ca cất lên sẽ làm đẹp cuộc đời, khích lệ bạn đọc khát khao đổi mới, hướng tới một cuộc sống tốt đẹp. Một nhận định đạm tính nhân văn.

    Bởi quan niệm của nhà thơ dựa trên đặc trưng sáng tác và chức năng giáo dục của văn học. Nguồn gốc của văn học là hiện thực đời sống. Nhà thơ khi sáng tác văn học sẽ gửi gắm những tình cảm cảm xúc mãnh liệt, những trăn trở suy tư, những thông điệp triết lí nhân sinh sâu sắc đến người đọc. Đối tượng và mục đích hướng tới của văn học cũng là vì con người. Thiên chức của văn học là mang đến cho con người giá trị nhận thức, giáo dục và thẩm mĩ, hướng con người đến chân thiện mĩ và cuộc sống ngày một tốt đẹp hơn. Người đọc đến với tác phẩm văn học sẽ rung cảm, xúc động và có khát vọng cao đẹp. Nói cách khác, văn học nói chung và thơ ca nói riêng phải gợi cho người đọc một sự thức tỉnh trong tâm hồn, phải tạo ra một "một bến đò nổi gió", "sang sông", lên đường hướng thiện với những vùng trời tốt đẹp hơn, nhân tính hơn ". Đây là quan niệm hướng về chức năng giáo dục của văn học.

    Thật vậy, Quê hương và Khi con tu hú là những bài thơ hay về cả nội dung và hình thức, cả hồn lẫn xác. Bài thơ viết năm 1939, khi Tế Hanh đang học tại Huế trong nỗi nhớ quê hương tha thiết - một làng chài bình dị ven biển. Hai tiếng" quê hương "nghe rất thân thương, mộc mạc và gần gũi với mỗi con người Việt Nam. Cũng như với Tế Hanh, đó là tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống làng chài, nhớ quê hương trong xa cách của nhà thơ với tâm hồn tinh tế nhạy cảm. Trong tâm trí nhà thơ đó là một làng chài ven biển nằm trên cù lao giữa bốn bề sông nước:

    Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới

    Nước bao vây, cách biển nửa ngày sông.

    Một làng quê nghèo bình dị, sống bằng nghề chài lưới, cuộc đời gắn liền với tiếng sóng, tiếng gió, với vị mặn của biển nhưng lại được nhà thơ cất lên rất đỗi thân thương" làng tôi ". Để khi xa rồi thì nhớ đến quặn lòng. Bài thơ hay ở việc tái hiện cảnh làng quê qua hành trình một chuyến ra khơi đánh cá. Bức tranh làng quê thật sinh động, mới mẻ và tươi tắn:

    Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng

    Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.

    Đó là một khung cảnh làng quê với một không gian bao la rộng lớn, với bầu trời cao rộng trong veo ngập ánh sáng. Khi bình minh lên, gió thổi nhè nhẹ, ánh nắng hồng tươi đẹp, người dân chài bắt đầu một chuyến ra khơi đánh cá tràn đầy năng lượng với tinh thần hăng hái:

    Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã

    Phăng mái chèo, mạnh mè vượt trường giang

    Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng

    Rướn thân trắng bao la thâu góp gió..

    Giữa trời mây nước mênh mông bao la nổi bật lên hình ảnh con thuyền hăng hái, đầy khí thế đang nhẹ lướt trên sóng ra khơi xa đánh bắt cá. Hai hình ảnh so sánh Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã; Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng thật đẹp, thật khỏe khoắn, thật gần gũi, thiêng liêng. Các động từ hăng, phăng, vượt, giương, rướn cùng nghệ thuật nhân hóa (rướn) có giá trị tạo hình cao. Bằng các từ ngữ sinh động, nhà thơ đã khắc họa tư thế kiêu hãnh chinh phục sông dài, biển rộng của người làng chài. Cánh buồn như rướn lên cao bao la cùng với con thuyền, với tu thế của dân trai tráng! Tế Hanh đã cảm nhận cuộc sống lao động của làng quê bằng cả tâm hồn thiết tha gắn bó nên mới liên tưởng: Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng. Cánh buồn gắn với cuộc sống mưu sinh, gắn với người dân trong mỗi chuyến ra khơi nên cánh buồn chính là linh hồn, là biểu tượng của làng chài quê ông. Một câu thơ quả là đặc sắc, cách liên tưởng độc đáo vô cùng.

    Bài thơ còn hay cả ở những lời thơ tái hiện cảnh đón thuyền đánh cá trở về ồn ào, tấp nập cũng được miêu tả với một tình yêu tha thiết:

    Ngày hôm sau ồn ào trên bến đỗ

    Khắp dân làng tấp nập đón ghe về

    Nhờ ơn trời, biển lặng, cá đầy ghe

    Những con cá tươi ngon thân bạc trắng.

    Những người dân vui mừng đón đoàn thuyền đánh cá trở về với" những con cá tươi ngon thân bạc trắng "trong không khí náo nhiệt đầy hối hả. Với người dân vùng biển, thì cuộc sống của họ phụ thuộc rất nhiều vào thiên nhiên. Vì thế, giây phút đón người thân trở về bình an sau chuyến đi là niềm vui lớn lao hơn tất cả. Họ thầm cảm ơn trời đất đã cho sóng yên biển lặng để người dân trở về được an toàn. Câu thơ hay không chỉ ở nội dung mà còn đẹp ở từ ngữ giản dị, chân thành biết bao!

    Nổi bật lên giữa khung cảnh người người, nhà nhà đang tấp nập, nhộn nhịp thu hoạch cá là hình ảnh khỏe khoắn đầy sức sống:

    Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng

    Khắp thân người nồng thở vị xa xăm

    Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm

    Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.

    Câu thơ hay ở cách tái hiện hình ảnh những người dân làng chài vừa hiện thực vừa lãng mạn đã tạo nên bức tượng đài về người dân làng chài thật vĩ đại. Quanh năm bôn ba vật lộn với đại dương bao la, họ có thân hình vạm vỡ, cường tráng. Thân hình ấy thấm đẫm những hơi thở, nhịp sóng và vị mặn nồng của muối biển.

    Hơn thế, hình ảnh chiếc thuyền mưu sinh còn được tác giả nhân hóa lên giống như con người sau một ngày làm việc vất vả và giờ là lúc được nghỉ ngơi. Con thuyền đã trở nên có hồn, trở thành một người bạn thân thiết của ngư dân. Người bạn ấy ấy cũng thấm đẫm hương vị biển. Cái hương vị mặn của muối biển, của nắng, của gió ngấm sâu vào từng thớ vỏ như thấm sâu thấm đậm vào từng làn da, thớ thịt của con người. Quả thật, bài thơ càng đọc càng hay, hay ở từng dòng từng chữ; hay ở cả nội dung và hình thức.

    Để rồi cuối cùng, đằng sau bức tranh quê hương với những hoạt động của người dân làng chài trên vùng biển là nỗi lòng nhớ thương da diết của người con của quê hương khi xa cách:

    Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ

    Màu nước xanh, cá bạc chiếc buồm vôi

    Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi

    Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá.

    Phải là một nhà thơ gắn bó tha thiết với cuộc đời, với đời sống cần lao của người dân nơi đây thì nhà thơ mới có được những vần thơ hay đến vậy. Câu thơ hay ở cách nhà thơ cảm nhận, liên tưởng, hình dung về làng chài quê hương. Một loạt các từ ngữ, hình ảnh được liệt kê" màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi "," con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi "; cái mùi nồng mặn" càng có sức gợi tả, gợi cảm mãnh liệt. Nhà thơ nhớ đến những gì gần gũi nhất, thân thương nhất, quen thuộc nhất của quê hương. Đặc biệt nhớ nhất là cái mùi đặc trưng nồng mặn thân thuộc của biển không thể lẫn đi đâu được.

    Cũng như bài thơ Quê hương của Tế Hanh, Bài thơ "Khi con tu hú" của Tố Hữu cũng là một bài thơ hay, sâu sắc về nội dung và đặc sắc ở nghệ thuật. Bài thơ được Tố Hữu sáng tác vào tháng 7 năm 1939, khi nhà thơ trên bước đường hoạt động cách mạng đang bị địch bắt giam tại chính mảnh đất quê hương – nhà lao ở Thừa Thiên Huế. Bài thơ thể hiện tâm trạng ngột ngạt, muốn đập tan xiềng xích, trở về cuộc sống tự do của một người cộng sản trẻ tuổi sôi nổi yêu đời bị giam cầm giữa bốn bức tường vôi lạnh. Chính tựa đề "Khi con tu hú" đã gợi ra mạch cảm xúc của toàn bài thơ và thôi thúc người tù cộng sản hướng đến tự do. Tố Hữu bị bắt Giam giữa lúc nhiệt tình cách mạng của tuổi thanh xuân đang sục sôi, nhiệt huyết, cống hiến hết mình cho cách mạng. Nên những ngày ở nhà lao Thừa Phủ với người chiến sĩ cộng sản trẻ tuổi là những ngày khát khao phá tan xiềng xích, trở về tự do và tiếp tục cống hiến cho cách mạng.

    Đặc biệt, giữa không gian tự do ấy bỗng vang ngân tiếng chim tú hú gọi bầy đã thức dậy một nỗi nhớ sâu xa trong Tố Hữu. Trong không gian chật hẹp, tăm tối của ngục tù, nhà thơ đã huy động nhiều giác quan để hình dung, tưởng tượng về thiên nhiên làng quê thân thuộc:

    Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần

    Vườn râm dậy tiếng ve ngân

    Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào.

    Câu thơ hay ở cách Tố Hữu hình dung ra một bức tranh mùa hè xứ Huế sống động, tươi vui, rực rỡ. Tất cả được cảm nhận bằng thính giác, khứu giác và tâm tưởng chứ hoàn toàn không phải là thị giác và vị giác. Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần, bắp vàng hạt phơi kín sân. Câu thơ hay ở cách liệt kê một loạt các sản vật (lúa chiêm, trái cây, bắp), âm thanh (gọi, ngân), màu sắc (vàng, đào, xanh) làm làm nổi bật cảnh vào hè ở làng quê tươi vui, trù phú, đầy sức sống. Đặc biệt, các hình ảnh trời, đôi diều sáo, tiếng chim tu hú ẩn dụ cho tiếng gọi tự do, cho khát vọng tự do của người tù càng làm nổi bật tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống của người chiến sĩ. Trí tưởng tượng của nhà thơ được chắp cánh đến với bầu trời khoáng đạt:

    Trời xanh càng rộng càng cao

    Đôi con diều sáo lộn nhào từng không.

    Đó là bầu trời xanh trong, bao la, cao rộng thân thiết của tuổi thơ với đôi con diều sáo nhào lộn thật đẹp. Phải là một con người tha thiết yêu cuộc sống, gắn bó máu thịt với quê hương mới có nỗi nhức nhối không nguôi đến như thế! Niềm khao khát tự do dồn nén lúc này đây đã bùng lên mãnh liệt:

    Ta nghe hè dậy bên lòng

    Mà chân muốn đạp tan phòng hè ôi!

    Ngột làm sao chết uất thôi

    Khi con tu hú ngoài trời cứ kêu.

    Phòng giam thì ngột ngạt, chật hẹp, tăm tối, cực hình. Nhịp sống ngoài nhà tù thì khoáng đạt, tươi vui, tự do. Hình thức đối lập cùng những câu cảm thán đã góp phần bộc lộ trực tiếp thái độ ngột ngạt, bức bối, u uất, biến thành nỗi khát khao muốn "ạp tan phòng".

    Bài thơ còn đặc biệt hay, ấn tượng ở kết cấu đầu cuối tương ứng. Âm thanh chim tu hú xuất hiện ở dòng đầu và dòng cuối bài ẩn dụ cho tiếng gọi tha thiết cuộc sống tự do ; thể hiện khát vọng của người tù cách mạng trẻ tuổi sục sôi lý tưởng cộng sản – Tố Hữu. Bài thơ khép lại nhưng ta nghe tiếng tu hú "cứ kêu", kêu hoài, kêu mãi.. đó là tiếng kêu của khát vọng tự do cho tác giả, tự do cho dân tộc, quê hương!

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...