Nghị luận: Trầm cảm và sự vô tâm, căn bệnh đang giết chết hàng triệu người

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Ánh Nhi, 12 Tháng sáu 2020.

  1. Ánh Nhi Nhidino

    Bài viết:
    30
    Không giống như việc cặp nhiệt độ hơn 36, 5 là sốt, hắt hơi là bị cúm, hay bất cứ bệnh thể lý nào biểu hiện một cách rõ ràng, những cơn trầm cảm vặn xoắn trong óc mình một cách vô hình. (ACM confession)

    Đó là lời tâm sự khiến tôi cảm thấy chạnh lòng, không phải chỉ mình bạn ấy mà trên thế giới đang có hàng triệu người phải chịu những cảm giác khó khăn, đau đớn vô hình từ căn bệnh trầm cảm – một căn bệnh vô cùng nguy hiểm.

    Trầm cảm là một rối loạn khí sắc, gây cảm giác buồn chán, mất hứng thú kéo dài dai dẳng. Sự rối loạn này không chỉ ảnh hưởng tới tâm trạng, cảm nhận, cách hành xử mà còn ảnh hưởng tới sức khỏe, thể chất. Trầm cảm có thể gây khó khăn trong giao tiếp, làm việc, thậm chí có thể dẫn tới ý định tự tử. 80% dân số sẽ mắc trầm cảm trong một giai đoạn nào đó của cuộc đời. Như vậy, trầm cảm có thể xuất hiện ở một vài lúc trong cuộc sống, khi chúng ta căng thẳng, mệt mỏi, nhưng nó cũng có thể giống như một loài kí sinh bám lấy con người mà tồn tại.

    [​IMG]

    Tháng trước, tôi có đề nghị muốn đưa một người bạn của mình tới gặp bác sĩ tâm lí. Nhưng điều làm tôi ngạc nhiên không phải là thái độ trốn tránh mà là từ phía gia đình cậu ấy. Chúng tôi không phải là bạn thân, nhưng đối với cậu ấy có lẽ tôi là người bạn thân nhất rồi. Ngày còn học cấp 3, hai đứa ngồi cùng bàn, tính cậu ấy khá trầm, học cũng không giỏi, người duy nhất cậu ấy có thể trò chuyện đó là tôi; chúng tôi cùng thích vẽ, mỗi lần vẽ báo tường cho lớp là luôn có mặt 2 đứa, cậu ấy có từ chối thì cũng sẽ bị tôi lôi tới lớp vì đó là cơ hội duy nhất cậy ấy có thể vui vẻ thể hiện khả năng của mình và làm việc nhóm cùng các bạn khác. Cứ như vậy hết 3 năm, cậu ấy chỉ quanh quẩn cùng tôi, cậu ấy nói ở trường chơi có tôi còn ở nhà có em gái cậu ấy là được rồi, lo gì cô đơn nữa. Tôi nghĩ có lẽ do cậu ấy thấy nhiều bạn sẽ phiền, tính cậu ấy trầm mà.

    Lên đại học, mỗi đứa học một trường, chúng tôi chỉ còn liên lạc với nhau qua tin nhắn. Vài tháng đầu, cậu ấy kể cho tôi nghe về trường mới, nói rằng có kết bạn với hai người khác và còn ở chung trọ. Tôi cũng thấy mừng và yên tâm; nhưng lâu dần cậu ấy không còn nhắn tin cho tôi nữa, tôi có gọi cậu ấy cũng chỉ ậm ờ vài câu rồi cúp máy. Tôi đã sốc khi có một ngày cậu ấy nhắn cho tôi một dòng tin nói rằng đã quá mệt mỏi và muốn tự tử. Từ ngày hôm đó chúng tôi luôn duy trì liên lạc, tôi sợ cậu ấy sẽ làm điều gì đó thật. Hóa ra cậu ấy đã chuyển ra ở một mình được gần hai năm, sự thật là chẳng có bạn bè nào hết, ngày ngày lầm lũi tới lớp rồi tối về nhà trọ một mình, hơn 5 tháng rồi cậu ấy không về nhà; bố mẹ li dị ngay sau khi cậu ấy vào đại học, em gái đã vào Nam cùng bố, còn mẹ thì mới tái hôn. Mãi tới tháng trước tôi mới gặp được cậu ấy sau khi gặng hỏi được địa chỉ. Chúng tôi quyết định sẽ tới gặp bác sĩ tâm lí sau khi cùng cậu ấy về nhà thăm gia đình. Tuy nhiên phản ứng của mẹ cậu ấy chính là: "Con trai bà ấy chẳng làm sao hết", một con người lành lặn, không ốm đau bệnh tật gì tại sao lại phải đi khám, bà ấy nhất quyết muốn để cậu ấy ở nhà thậm chí sẽ nộp đơn nghỉ học. Tôi và có lẽ là bà ấy cũng vậy đều không thể tưởng tượng được suốt hai năm qua cậu ấy đã phải trải qua điều kinh khủng gì.

    Thỉnh thoảng tôi có đọc tâm sự của những người mắc trầm cảm, thậm chí nhiều lần tôi còn nghĩ chính mình cũng mắc phải căn bệnh ấy, cái cảm giác lạc lõng, lúc nào cũng chán nản không lí do, dù làm việc gì cũng không vui; có những đêm tự độc thoại với bản thân rồi nằm khóc. Tôi đã kể với bạn cùng phòng của mình về việc đó, họ nói tôi dở hơi, tự nghĩ ra mấy chuyện không đâu. Có lẽ đúng như vậy thật, rồi bản thân cũng tự tìm những điều vui vẻ cho mình để quên đi cảm giác cô buồn chán đó. Nhưng đến một ngày đọc được tin có những người tự tử vì trầm cảm, họ là những người có tiền, có danh tiếng nhưng chỉ thiếu sự đồng cảm. Lúc đó tôi mới nhận ra sự đáng sợ của căn bệnh này.

    Bị bệnh không phải lúc nào cũng đau đớn, đó chính là lí do khiến cho nhiều người thờ ơ với căn bệnh trầm cảm như vậy. Trên thực tế có tới 80% người mắc trầm cảm không được phát hiện. Điều đó có nghĩa là trong 10 người mắc trầm cảm thì chỉ có 2 người là được phát hiện và điều trị. Hầu hết ai nghe tới vấn đề này cũng nghĩ đó chỉ là một biểu hiện chán nản bình thường, thậm chí họ nghĩ người bệnh đang tự nghiêm trọng hóa vấn đề của mình lên, chỉ tới sự việc đáng tiếc xảy ra thì mới thấy hối hận.

    Những trường hợp chúng ta có thể hay gặp đó là triệu chứng trầm cảm sau sinh ở phụ nữ, trầm cảm ở giới trẻ do áp lực học tập, những người có cường độ công việc lớn, trầm cảm ở người già hay ở những người mắc bệnh nội khoa.. Người thân, bạn bè, sự quan tâm và đồng cảm chính là bàn tay kéo họ ra khỏi nỗi sợ hãi của căn bệnh. Bởi trầm cảm không chảy máu, không đau, không sốt.. mà nó dày vò nội tâm con người, đưa ta rơi vào trạng thái cô đơn, tuyệt vọng, đã vậy còn không có ai tin vào sự tồn tại của nó.

    [​IMG]

    "Khi bạn chết đi mọi người mới bắt đầu yêu thương bạn. Nếu một ngày tôi chết đi thật thì họ có yêu thương tôi hơn không nhỉ? Bố mẹ chắc sẽ đau lòng lắm nhưng nếu tôi thật sự chết thì đó là lúc tôi đã không thể gồng mình lên chịu đựng được nữa rồi."

    Tôi thật sự mong những người mắc căn bệnh này có thể mạnh mẽ hơn, mong rằng xã hội sẽ nhìn nhận trầm cảm là một căn bệnh thật sự. Vì khi họ lấy hết dũng khí để nói ra tình trạng của mình là họ mong muốn nhận được sự quan tâm, đồng cảm chứ không phải lời chế giễu.
     
  2. Chào bạn, mình cũng bị mắc bệnh trầm cảm ở mức độ nặng, mình hiểu được cảm giác của bạn thân bạn. Ở một mình trong suốt hai năm, lẫm lũi tới trường rồi về nhà. Lúc đó, bạn ấy cần một người kéo bạn ấy ra khỏi những suy nghĩ tiêu cực.

    Mình có bị như bạn ấy nhưng mình không dọn ra riêng ở, có lẽ sự hận thù của mình đã cứu mình khỏi trầm cảm tạm thời lúc đó. Mình hận người thân bỏ rơi mình và mình muốn đứng trên đỉnh cao nhìn xuống họ. Mình liên tục cầu cứu mọi người, bất kể là người lạ qua mạng. Cũng may mình làm vậy đã tạm thời giúp mình quay lại đường chính.

    Mình không có đi bác sĩ tâm lý do không có tiền nhưng mình có cách giúp bạn của bạn. Hãy viết những cảm xúc của mình khi đang rơi vào trạng thái trầm cảm, nếu bạn ở bên cạnh bạn ấy lúc đó thì càng tốt. Vì theo các nhà tâm lý học, càng viết về nỗi đau thì chính là đi tự sát. Như nghệ sĩ nhóm hàng quốc ấy, anh gì hát bài ding ding dong, lufcifer, quên tên nhóm rồi. Cho nên thời gian đầu bạn nên bên cạnh bạn ấy.

    Lúc đó mình chỉ có một mình thôi, thì lúc đó xém nữa mình đi tự sát rồi. Quay lại câu chuyện, hãy kêu bạn ấy mua một sim điện thoại mới, mặc định đó là người chồng tương lai của bạn, tạo một nick fb liên kết số điện thoại này, mỗi ngày hay hàng giờ bạn buồn thì hãy viết vào đó, không được viết ở trạng thái nhật ký mà là hãy viết và nói chuyện với tài khoản đó như một con người thật sự, chỉ khác ở đây người đó chỉ biết lắng nghe. Ở chỗ này bạn cũng có thể tự đóng giả làm người lạ để giúp bạn ấy bớt bệnh.

    Mình cũng viết mỗi ngày nè bạn, đỡ hơn nhiều lắm, à hãy dặn bạn của bạn, ở cuối mỗi cuộc nói chuyện hãy ghi: "Ngày mai anh/bạn hãy đến giúp em nhé", hoặc "em sẽ chờ đợi anh/bạn".. miễn là câu cuối có sự hy vọng trong đó. Sau này bạn của bạn có chồng hãy để chồng bạn ấy đọc câu chuyện đó. Nhớ kĩ phải là người quyết định đi đến với bạn tới cuối cuộc đời này nhé!

    Bên cạnh đó bạn hãy tập trồng cây, hoặc đi dạo ở công viên, nơi nào có nhiều cây xanh càng tốt, vì sống gần thiên nhiên sẽ giúp bạn hạnh phúc hơn.

    Cuối cùng, hãy tự đập vỡ vỏ bọc do bản thân tạo ra, hãy tham gia một hoạt động có ích một mình vì nó giúp bạn xóa đi những rào chắn mà bạn tự dựng lên.

    Đây là những gì mình làm, và bệnh có bớt đi, và giờ mình luôn cảm thấy giàu năng lượng, tuy có lúc chán nản nhưng không đáng kể.
     
  3. Ánh Nhi Nhidino

    Bài viết:
    30
    Cảm ơn bạn rất nhiều vì đã cho mình ý kiến, mình sẽ cố gắng giúp đỡ bạn mình. Mình mong những người mắc bệnh trầm cảm có thể mạnh mẽ hơn và tự tìm cách để giúp đỡ bản thân như bạn
     
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...